Chuyện quanh ta

Răng khôn là gì? Răng khôn có đau không?

CẬP NHẬT 05/08/2022 | BỞI Tiến Kiều

Răng khôn dường như là một nỗi ám ảnh với nhiều người. Nhất là trong quá trình mọc, chúng gây ra những tổn thương không chỉ về thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần của bạn. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về răng khôn chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về “răng khôn là gì, mọc răng khôn có đau không?”

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn được biết đến là răng số 8. Chiếc răng này thường mọc ở vị trí phía trong cùng của mỗi bên hàm. Điểm đặc biệt của răng khôn là chúng không mọc cùng thời điểm với những chiếc răng khác mà thường mọc ở độ tuổi 17 – 25 tuổi.

răng khôn là răng gì
Răng khôn là gì?

Răng khôn đã gây ra rất nhiều tranh cãi xung quanh việc xác định tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển thể chất của con người. Chức năng của răng khôn được cho là không rõ ràng. Vì vậy, có rất nhiều quan điểm bài trừ sự xuất hiện của răng khôn.

2. Một người có bao nhiêu răng khôn?

Một người trưởng thành sẽ có đủ 32 chiếc răng. Trong đó, có tới 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc ở hàm trên và hai chiếc mọc ở hàm dưới và mọc sau 28 chiếc răng đầu. Tuy nhiên, không phải mọt khoang miệng nào cũng có đủ sức chưa tới 32 chiếc răng. Do đó, khi răng khôn mọc thường không có đủ chỗ và chúng phải tự tìm đường để mọc theo hướng khác.

mọc răng khôn là gì
Một người có 4 chiếc răng khôn

Răng khôn có thể mọc theo hướng xương hàm cũng có thể đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ngay bên cạnh. Hoặc mọc theo tự nhiên, bình thường nhưng cũng có thể mọc được một phần rồi ngừng mọc vĩnh viễn.

3. Có cần phải nhổ răng khôn không?

Trên thực tế, tuỳ vào từng trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân của mình có nên nhổ răng khôn hay không. Thông thường, những người chịu cơn đau nhức dữ dội, dai dẳng sẽ phải phẫu thuật nhổ răng khôn. Ngược lại những trường hợp răng mọc bình thường, các bác sĩ sẽ không chỉ định phải làm phẫu thuật loại bỏ nó.

Sau đây là 5 lý do giúp bạn trả lời câu hỏi có cần phải nhổ răng khôn không:

  • Răng khôn mọc sai, lệch vị trí và làm ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh. Có thể cho rằng, dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng răng khôn hoạt động rất “ngang tàng” trước các “anh lớn”, nó sẵn sàng mọc đè lên hay lấn chiếm chỗ của những chiếc răng khác.
nhổ răng khôn là gì
Có cần phải nhổ răng khôn không
  • Răng khôn làm bạn đau nhức: Vì được mọc cuối cùng. Do vậy, khi răng khôn mọc lên thường không còn đủ vị trí cho chúng nữa. Không những vậy, răng khôn còn rất khó để định hình và mọc đúng hướng. Tất cả những điều này đã dẫn đến hiện tượng răng khôn mọc và bị kẹt lại dưới mô nướu, móc vào mắc nướu, gây ra đau nhức sưng tấy.
  • Răng khôn bị sâu: trường hợp này thường xuyên xảy ra. Bởi răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, sâu và rất khó quan sát kỹ. Kéo theo việc vệ sinh răng khôn không được cẩn thận và kỹ càng như những chiếc răng nằm ở phía ngoài khác. Chính vì vậy, răng khôn thường bị sâu là điều rất dễ hiểu.
  • Răng khôn gây viêm nhiễm nướu: không chỉ trong trường hợp răng khôn bị mắc kẹt dưới nướu mới gây ra tổn thương. Mà trong quá trình ăn uống, thức ăn còn rất dễ tồn đọng ở vị trí này – một vị trí khó vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày thức ăn được tích tụ lại tạo thành những ổ vi khuẩn khổng lồ làm cho nướu thường xuyên đau nhức.
  • Do khoang miệng hẹp, không đủ chỗ cho răng khôn mọc: Khi không còn đủ chỗ trống, răng khôn sẽ khó mọc lên hoàn toàn. Do vậy, quá trình hoàn tất của răng khôn sẽ diễn ra lâu hơn và khiến bạn đau nhức dai dẳng.

4. Quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào?

Quy trình nhổ răng khôn thường được diễn ra trong 3 quá trình như sau:

4.1. Trước khi nhổ răng

Bệnh nhân và bác sĩ sẽ trao đổi với nhau về tình hình hiện tại. Trong cuộc trao đổi này, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết sau: 

  • Tình trạng sức khoẻ hiện tại của bản thân
  • Các loại thuốc đang được sử dụng (nếu có)
  • Thời gian dành cho công việc và mức độ bận rộn cũng như áp lực của công việc

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải yêu cầu bác sĩ giải đáp toàn bộ những thắc mắc của mình. Đó có thể là những băn khoăn về quy trình nhổ răng hay có nhất thiết phải nhổ răng khôn của mình hay không…

Ngoài ra, trong giai đoạn trước khi nhổ, bạn cần xác định rằng nhổ răng không hề đơn giản mà nó giống như một cuộc phẫu thuật. Do vậy bạn cần có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Do đó, hãy lên kế hoạch cho công việc thật hợp lý nhé

bệnh răng khôn là gì
Quy trình nhổ răng khôn gồm có 3 bước

4.2. Trong khi nhổ răng

Tuỳ vào tình trạng răng miệng của bạn mà quá trình nhổ răng có thể kéo dài nhiều hoặc ít hơn trong khoảng 45 phút. Những thao tác dưới đây sẽ được bác sĩ thực hiện lần lượt trong khoảng thời gian này:

  • Sử dụng cho bệnh nhân loại thuốc gây mê phù hợp với thể chất, sức khoẻ của họ
  • Bệnh nhân được tiến hành gây mê để mất cảm giác và không cảm thấy đau đớn khi nhổ răng
  • Sau khi bạn được súc miệng bằng nước chuyên dụng, bác sĩ sẽ sát khuẩn khu vực răng khôn. Lúc này, thuốc mê dần có tác dụng và bạn sẽ cảm thấy mất cảm giác  
  • Tiếp theo bác sĩ sẽ tách lợi và dây chằng nhằm tạo ra khoảng không đủ rộng để có thể đưa lưỡi kìm vào và nhổ chiếc răng ra.
  • Cuối cùng, khâu vết thương để lợi có thể lành nhanh chóng. 

4.3. Sau khi nhổ răng khôn

Sau khi bác sĩ thực hiện xong các thao tác và hoàn tất việc nhổ răng khôn, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức ngay bởi lúc này thuốc tê vẫn còn có tác dụng. Tuy nhiên, sau khi hết thuốc, bạn sẽ ngay lập tức thấy khó chịu với những cơn đau dữ dội, cảm giác này là hoàn toàn bình thường. Do vậy bạn không cần quá lo lắng mà vẫn phải giữ được một tinh thần “thép” nhé.

5. Lưu ý sau khi nhổ răng và lời khuyên của bác sĩ

Những lời khuyên của bác được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đối phó với những cơn đau sau ca phẫu thuật nhổ răng và giúp bạn phục hồi nhanh chóng hơn:

răng khôn
Những lưu ý cần biết sau khi nhổ răng khôn
  • Chườm đá lên mặt, đặt sát túi đá vào vị trí nhổ răng để làm giảm cảm giác đau đớn và sưng tấy. Mục đích là để bộ phận này mất đi cảm nhận
  • Vận động cơ hàm nhẹ nhàng, không cười quá to và không mở miệng quá lớn
  • Thời gian đầu chỉ nên ăn thực phẩm dễ nhai, dạng mềm, lỏng
  • Uống đủ nước mỗi ngày để bù năng lượng cho cơ thể
  • Không chà xát vào vùng vừa làm phẫu thuật khi vệ sinh răng miệng
  • Nếu bạn bị sốt hay đau nhức bất thường cần liên hệ ngay tới bác sĩ có chuyên môn
  • Liên hệ ngay tới bác sĩ nếu bạn bị sốt, hoặc đau nhức bất thường, dai dẳng
  • Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích để tránh làm tổn thương đến vết thương
  • Lưu ý không được súc miệng quá mạnh hay ăn quá nhanh
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng vết nhổ, nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường cần tìm ngay đến nha khoa để xử lý kịp thời

XEM THÊM: Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bài viết trên là tổng hợp những kiến thức về răng khôn. Răng khôn không hoàn toàn là nỗi ám ảnh hay quá đáng sợ đến vậy. Do đó, bạn cần mạnh mẽ đối mặt với những khoảng thời gian răng khôn được mọc lên. Hy vọng bài viết này là hữu ích và có thể giải đáp được cho bạn những thắc mắc, băn khoăn của mình về răng khôn là gì.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/general-health-check/wisdom-teeth-are-really-very-stupid-and-the-end/

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều