Nỗ lực ảo – Vượt qua để biến mơ ước thành hiện thực

CẬP NHẬT 06/08/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Nỗ lực ảo là tình trạng phổ biến ở giới trẻ, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc học tập và công việc của mỗi người. Nỗ lực ảo khiến chúng ta cảm thấy rằng dù đã cố gắng và nỗ lực nhiều nhưng lại không thực hiện được. Vậy, làm sao để vượt qua ranh giới nỗ lực ảo và được người khác công nhận mọi cố gắng và giá trị mà bạn đã tạo ra. Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay thông tin dưới đây.

1. Nỗ lực ảo là gì?

Nỗ lực ảo trong tâm lý học hay còn được gọi là effort justification. Đây là 1 hiện tượng tâm lý mà con người có xu hướng đánh giá cao giá trị của một mục tiêu hoặc một đối tượng sau khi họ đã đầu tư nỗ lực lớn vào nó. Có thể hiểu là họ đã đánh giá quá cao những công sức mà họ đã cống hiến, nỗ lực vào công việc, tuy nhiên những gì họ đánh giá lại cao hơn so với giá trị thực tế. 

nỗ lực ảo là gì
Vượt qua chứng bệnh nỗ lực ảo để biến mơ ước thành hiện thực

Dưới đây là 1 vài chân dung về nỗ lực ảo mà có thể một trong số chúng ta cũng đang ở trong tình trạng đó:

  • Bạn trông có vẻ rất chăm chỉ học tập, làm việc và người ngoài nhìn vào sẽ thấy rằng bạn đang rất nỗ lực. Tuy nhiên, kết quả học tập của bạn lại không hề có tiến bộ. Thực ra, không phải do bạn không nỗ lực mà do kế hoạch học tập bạn đặt ra nhưng chỉ thực hiện được 1-2 ngày, sau đó bỏ cuộc. Cuối cùng kế hoạch của bạn bị cho “ngủ đông” và kết quả thì không như bạn mong muốn. 
  • Chúng ta lúc nào cũng đặt ra rất nhiều mục tiêu cho bản thân như phát triển các kỹ năng mới: tập gym, tập yoga, học tiếng Anh, tập photoshop hình, edit video… Thế nhưng, chỉ sau đó 1 vài ngày, bạn lại trông chán nản và dần dần quên lãng những mục tiêu đã đặt ra. Cuối cùng chúng ta không thể hoàn thành bất cứ mục tiêu nào.
  • Bạn nhận thấy rằng kiến thức của mình còn thiếu và bạn cần cải thiện nhanh chóng thông qua việc tham gia các khóa học trực tuyến và đọc sách. Tuy nhiên, sau khi mua một loạt khóa học, bạn chỉ xem vài video mà đã cảm thấy chán nản và chuyển sang làm những việc khác, đặc biệt là để giải trí. Những cuốn sách cũ vẫn chưa được đọc và đang chất đống trên kệ, nhưng bạn lại tiếp tục mua thêm nhiều cuốn khác. Bạn lưu trữ tài liệu và chia sẻ kiến thức từ các fanpage và nhóm trên Facebook với số lượng không đếm xuể. Bạn nhận ra rằng chúng có ích, nhưng số lần đọc lại và áp dụng thực tế của bạn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

2. Những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang cố gắng nỗ lực ảo

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang trong ranh giới giữa nỗ lực ảo – thật và chính điều đó khiến bạn nghi ngờ chính bản thân mình.

2.1. Không biết mình đang muốn và nỗ lực vì điều gì

Tiếp nhận mọi thứ mà không có mục tiêu cụ thể đồng nghĩa với việc muốn thử mọi thứ hay ho mà gặp phải. Ví dụ, khi gặp một quyển sách hay, bạn sẽ muốn mua về để đọc; khi tìm thấy một công thức nấu ăn ngon, bạn sẽ lưu lại và định làm; bạn tải về nhiều tài liệu nhưng không bao giờ mở ra đọc…

Bạn có cảm giác rằng đã nâng cao kiến thức của mình, nhưng thực tế không phải vậy. Bạn chỉ dừng lại ở sự hứng thú và tò mò với vô vàn điều hay ho trên thế giới, và muốn nỗ lực để đạt được những điều đó. Tuy nhiên, khi bạn cố gắng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, cách thực hiện và lập kế hoạch cụ thể, bạn vẫn thiếu sự hình dung rõ ràng về chúng.

dấu hiệu nỗ lực ảo
Nỗ lực ảo là khi mà bản thân mình đang muốn và nỗ lực vì điều gì

Thậm chí khi bạn nhận ra cần phải làm gì và đặt ra mục tiêu, bạn vẫn không thể hoàn thành. Có những người khi bắt đầu làm việc gì đó, họ đặt rất nhiều mục tiêu và ghi lại những gì cần làm đầy đủ. Nhưng khi thực hiện, họ lại làm công việc đó một cách hời hợt, và chỉ trong một thời gian ngắn, họ tìm ra hàng ngàn lý do để trì hoãn và lảng tránh việc thực hiện. Kết quả cuối cùng tương tự như khi tiếp nhận mà không có mục tiêu cụ thể, vì không thực hiện đến cùng, nên cũng không đạt được gì nhiều hơn.

2.2. Bảo vệ và tìm kiếm giải thích

Người trải qua những nỗ lực lớn đối với một mục tiêu hay quyết định có xu hướng bảo vệ và tìm kiếm các lý do để giải thích và xác nhận giá trị của những nỗ lực đó. Lý do là bởi vì họ cho rằng họ đã bỏ nhiều công sức, thời gian và tiền bạc vào các vấn đề và kết quả vẫn không như ý muốn. Khi nỗ lực không được đền đáp, họ bắt đầu từ chối, phủ nhận hoặc tìm kiếm những lý do để chối bỏ những thất bại của mình.

các dấu hiệu nỗ lực ảo
Bạn có mục tiêu và sự cố gắng chưa thực sự hết mình

Cũng giống như việc bạn trông có vẻ rất chăm chỉ học thêm các kỹ năng mới nhưng cuối cùng lại bỏ cuộc. Bạn sẽ biện minh nhiều lý do cho những nguyên nhân đó, có thể như là không có thời gian, không sắp xếp được công việc…

2.3. Đề cao bản thân

Những người trong ranh giới nỗ lực ảo thường có xu hướng đánh giá cao giá trị của mục tiêu hoặc quyết định mà họ đã đầu tư nỗ lực vào. Dù kết quả cuối cùng không như mong đợi, họ có thể coi đó là thành công và có giá trị cao hơn so với người khác. Điều này có thể dẫn đến những thất bại và họ sẽ khó chấp nhận điều đó hoặc nhận thức rằng mức độ đầu tư của mình không đồng nghĩa với thành công. 

những dấu hiệu nỗ lực ảo
Nỗ lực ảo là khi bạn tự đề cao bản thân và cho rằng mình đã cố gắng hết sức

2.4. Cảm thấy bất công

Người có nỗ lực ảo có thể cảm thấy bị bất công khi người khác không đánh giá cao hoặc không công nhận giá trị của nỗ lực của họ. Họ có thể cho rằng người khác không hiểu hoặc đánh giá sai, thậm chí cảm thấy mất lòng tin vào những người xung quanh.

3. Cách bước qua ranh giới nỗ lực ảo

Nếu không khắc phục căn bệnh nỗ lực ảo đang nhức nhối thì việc thành công trên con đường phía trước của bạn sẽ trở nên khó khăn. Trong lúc này, hiện tại đây, bạn cần hiểu rõ những gì bạn đang cần, những gì phù hợp với hoàn cảnh và hành động như thế nào để tránh áp lực quá nhiều công việc cùng một lúc. Điều này sẽ giúp giảm áp lực không rõ ràng. Dưới đây là một số cách để khắc phục vấn đề này:

3.1. Chia nhỏ mục tiêu

Thay vì cố gắng đặt ra nhiều mục tiêu lớn, bạn hãy ngồi lại, suy nghĩ những mục tiêu mình đưa ra và lập kế hoạch và chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ hơn (theo giờ, tuần, tháng). Một cách để bạn chia nhỏ mục tiêu và hoàn thành chúng là sử dụng phương pháp SMART để liệt kê ra năm tính chất mà mục tiêu cần có: 

  • Mục tiêu cần cụ thể (specific)
  • Mục tiêu có thể đo lường (measurable) được
  • Mục tiêu mang tính khả thi (achievable)
  • Mục tiêu phù hợp (relevant) với bạn
  • Thời hạn (time-bound) để đạt được mục tiêu
cách vượt qua nổ lực ảo
Đặt mục tiêu cho những nỗ lực mà mình đã đặt ra

Ví dụ, trong rất nhiều mục tiêu bạn đặt ra để hoàn thiện bạn thân, bạn đặt cho mình “KPI” đọc sách 4 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 phút đến 1 tiếng và có thời gian linh hoạt. Điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn.

3.2. Sử dụng mạng xã hội một cách có hiệu quả

Sử dụng mạng xã hội như facebook, instagram… có thể giúp chúng ta giải trí, kết nối bạn bè tuy nhiên nếu sử dụng nhiều thì đây có thể trở thành một nguồn “gây nghiện” và khiến chúng ta mất tập trung vào công việc cũng như việc học. Nếu muốn cân bằng giữa giải trí và công việc, hãy loại bỏ những yếu tố tiêu cực và không để mạng xã hội chiếm hết thời gian của bạn. Hãy đặt giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày để kiểm soát thời gian hiệu quả hơn.

cách để vượt qua nổ lực ảo
Sử dụng mạng xã hội có thể gây xao nhãng việc học và công việc

3.3. Không trì hoãn ngày mai

Trì hoãn có thể được xem là 1 căn bệnh phổ biến ở giới trẻ. Tuy nhiên, bạn trì hoãn công việc sẽ khiến thời gian trôi qua một cách lãng phí. Hãy nhớ rằng “thời gian và cơ hội là hai thứ không thể lấy lại được”. Một khi bạn có ý định trì hoãn hãy tự hỏi lại bản thân mình rằng liệu có bạn thực sự bận rộn đến mức đó hay không. 

Nếu bạn lưỡng lự và trì hoãn, bạn sẽ bị tụt lại và bỏ lỡ cơ hội. Tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng, không dừng lại để chờ đợi. Đừng để “chứng bệnh” nỗ lực ảo chi phối và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy vượt qua ranh giới nỗ lực ảo và biến những cố gắng của bạn thành kết quả hiện thực!

>> Xem thêm:

Trên đây Vua Nệm đã tổng hợp thông tin về khái niệm “nỗ lực ảo” – một thực trạng thường gặp ở những người trẻ dù đang đi học hay đã đi làm. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình, phân định rõ ranh giới giữa nỗ lực ảo – thật để tiến tới thành công.

Đánh giá post