Chuyện quanh ta

Quốc Khánh mùng 2/9 là ngày gì? Được nghỉ bao nhiêu ngày? Ý nghĩa và hoạt động kỷ niệm

CẬP NHẬT 10/03/2023 | BỞI Hương Lăng

Ngày 2/9 – Quốc Khánh là ngày đại lễ của dân tộc, ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà. Nhân dịp này hàng năm, người lao động, học sinh và sinh viên sẽ được nghỉ lễ. Vậy ngày 2/9 là ngày gì, năm 2023 này được nghỉ lễ 2/9 bao nhiêu này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này, bạn nhé!

1. Lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay được nghỉ mấy ngày?

Dịp nghỉ lễ Quốc Khánh (2/9/2023), người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày là ngày mùng 1/9 đến 4/9 (bao gồm hai ngày nghỉ bù). Căn cứ điểm Đ, khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Quốc khánh là ngày lễ trong năm mà người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương.

Chào mừng ngày Quốc Khánh mùng 2/9/2022
Chào mừng ngày Quốc Khánh mùng 2/9/2023

Cụ thể, theo Quy định tại Điều 112 Bộ Luật lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ Quốc Khánh 2 ngày là ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau). Nếu những ngày nghỉ này trùng với lịch nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào những ngày kế tiếp.

Năm 2022 này, ngày Quốc Khánh 2/9 là ngày thứ 6 nên cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ lễ liên tiếp 4 ngày, đó là ngày thứ 5 (từ mùng 1/9/2022) đến hết ngày Chủ nhật (4/9/2022). Do đó, tổng số ngày nghỉ tối đa của Quốc Khách năm nay là 4 ngày và không cần hoán đổi ngày nghỉ.

Dù vậy, lịch nghỉ trên chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, tổ chức thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí cho phù hợp.

2. Ngày 2/9 là ngày gì?

Ngày 2/9 là ngày gì? Đây là ngày Quốc Khánh Việt Nam, là một trong những ngày lễ lớn trong năm của nước ta nhằm kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ban đầu, ngày 2/9 được gọi là ngày “Việt Nam độc lập” (Sắc lệnh 22C NV/CC ngày 18 tháng 2 năm 1946), còn ngày 19/8 là “Quốc Khánh” (Sắc lệnh 141-B ký ngày 26 tháng 7 năm 1946). Đến năm 1954, ngày 2/9 lần đầu tiên được gọi chính thức là Quốc Khánh.

Tìm hiểu ngày Quốc Khánh mùng 2/9 là ngày gì
Tìm hiểu ngày Quốc Khánh mùng 2/9 là ngày gì?

Quốc Khánh là ngày lễ độc lập dân tộc, song đây cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác qua đời tại thủ đô Hà Nội vào ngày 2/9/1969 và hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày lễ lớn này, Bộ Chính trị lúc bấy giờ đã thông báo Bác mất vào ngày 2/9. Phải đến 20 năm sau, vào ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị mới ra thông báo chính thức về ngày mất của Bác là ngày 2/9.

3. Lịch sử ra đời của ngày Quốc Khánh 2/9

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đại diện là đồng chí Lê Đức Thọ đến đón Hồ Chí Minh từ trên chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Ngay sau đó, Bác đã trở về căn gác số 48, Hàng Ngang và hàng ngày đến làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền – Trụ sở của Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ. Trong những ngày 28/8 và ngày 29/8, Bác đã dành phần lớn thời gian của mình để viết ra bản Tuyên ngôn Độc lập.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

Sau ngày 19/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng những cộng sự của mình để bàn bạc việc chọn ngày ra mắt quốc dân để đọc bản Tuyên ngôn này.

Sáng sớm ngày mùng 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình có nhiều người dân có mặt từ rất sớm với trang phục chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc quần áo tươi thắm đổ dồn về phía quảng trường Ba Đình.

Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp trong Nhân dân, chờ đợi giờ khai sinh của chế độ mới – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cũng tại thời điểm này, nhiều cuộc mít tinh lớn tổ chức tại Huế, Sài Gòn cùng nhiều thành phố khác. Muôn trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội.

Vào 14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, tất cả ánh mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo liên. Hồ chủ tịch đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được ra đời.

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ ràng Việt Nam là một Quốc gia độc lập và không thể xâm phạm. Bác cũng lên án chế độ thực dân đô hộ gây ra những tội ác với nhân dân ta, đồng thời ca ngợi tinh thần chiến đấu quyết liệt của chiến sĩ, những người dân tham gia đánh đuổi giặc.

Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã thêm một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

4. Ngày Quốc Khánh 2/9 và những ý nghĩa to lớn

Ngày Quốc Khánh là ngày lễ lớn, ngày trọng đại của dân tộc ta. Vào ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình đỏ rực lá cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, đây chính là khoảnh khắc thiêng liêng khiến hàng triệu trái tim người Việt bồi hồi xúc động. Sau ngần ấy năm chịu sự đô hộ của thực dân Pháp và Phát xít Nhật, ngày Quốc Khánh đã trở thành mốc son chói lọi, đánh dấu sự thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc.

Ý nghĩa của ngày Quốc Khánh
Ý nghĩa của ngày Quốc Khánh

Không chỉ vậy, bản Tuyên ngôn trong ngày 2/9 còn mang ý nghĩa báo hiệu cho sự thành lập chính quyền công nông đầu tiên trên khu vực Đông Nam á. Điều này đã góp phần to lớn trong việc cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Có thể nói, Quốc Khánh là dịp để người dân Việt hướng về Tổ quốc thân yêu, cùng nhau tưởng nhớ đến những công ơn to lớn, sự hy sinh của anh hùng và Bác Hồ vĩ đại. Đây còn là dịp để thế hệ trẻ mai sau nhìn lại chặng đường anh dũng, hào hùng của dân tộc, từ đó trau dồi thêm lòng yêu nước, cố gắng học tập và làm việc để cống hiến cho nước nhà.

Với ý nghĩa to lớn ngày, ngày Quốc Khánh mùng 2/9 trở thành ngày hội tưng bừng, cờ hoa khoe sắc ở nước ta. Vào dịp này, nhà nước tổ chức những hoạt động ý nghĩa để tưởng nhớ công ơn của anh hùng đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, đồng thời kỷ niệm ngày khai sinh ra nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay.

5. Một số hoạt động chính kỷ niệm ngày 2/9

Vào ngày đại lễ của dân tộc, tất cả người dân Việt Nam sẽ được nghỉ lễ. Là ngày hội non sông nên các tỉnh thành sẽ tổ chức những hoạt động kỷ niệm sôi nổi, điển hình như tổ chức bắn pháo hoa, hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật, giao lưu tổ chức triển lãm ý nghĩa ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

 cờ đỏ sao vàng
Lá cờ đỏ sao vàng được tung bay trên khắp mọi nẻo đường trên Tổ quốc

Trong nhân dân cũng có nhiều hoạt động nổi bật, ngay từ những ngày giữa tháng 8, người dân đã treo cờ đỏ rực tại nhiều tuyến đường phố khác nhau, mang đến không khí hân hoan và tưng bừng cho đại lễ của dân tộc.

Ngoài ra, kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày là dịp để nhiều gia đình nghỉ ngơi, thư giãn và đi du lịch sau ngày làm việc vất vả. Bên cạnh đó, mừng ngày Quốc Khánh, nhiều thương hiệu, nhãn hàng cũng tung ra các chương trình khuyến mãi lớn để khách hàng chi tiêu, mua sắm sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mình và những người thân yêu.

XEM THÊM: 

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngày 2/9 là ngày gì và được nghỉ bao nhiêu ngày cùng những hoạt động kỷ niệm trong dịp lễ này. Chúc bạn có phút giây thư giãn thật tuyệt!

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng