Hướng dẫn chi tiết về luật bóng đá sân 7 cho người mới

CẬP NHẬT 23/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Bóng đá là một bộ môn thể thao vua và nó cũng có rất nhiều biến thể thú vị, trong đó có bóng đá sân 7. Bóng đá sân 7 có bề mặt sân hạn chế và ít người chơi hơn đồng thời nó cũng mang đến cảm giác nhanh nhẹn và kịch tính hơn rất nhiều so với hình thức 11 người truyền thống. Trong bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về hướng dẫn chi tiết luật bóng đá sân 7 dành cho người mới nhé.

1. Luật cơ bản về kích thước sân và thời gian thi đấu

Bạn cần phải hiểu rõ và thật kỹ về môi trường mà mình sẽ tham gia vào bộ môn thể thao bóng đá sân 7. Sẽ không chỉ có sự khác biệt về số lượng cầu thủ trên sân mà nó còn khác biệt cả về luật cũng như là về kích thước của sân. 

1.1. Diện tích sân và khu vực thi đấu

Thông thường sân này sẽ có chiều dài là 50 – 75m, rộng 40 – 55m. Nó cũng đảm bảo đầy đủ các khu vực chức năng. Khu vực cấm địa là nơi dành cho thủ môn khoảng 6mx8m. Nơi để thực hiện những cú phạt đền sẽ rơi vào 3.5m cách khung thành. Và phần khung thành của 2 đội sẽ có diện tích 3.6mx2.1m

Diện tích sân bóng đá 7 người bé hơn khoảng 2 lần so với sân bóng đá 11 người
Diện tích sân bóng đá 7 người bé hơn khoảng 2 lần so với sân bóng đá 11 người 

1.2. Quy định về thời gian thi đấu

Cũng tương tự như những trận bóng đá thông thường thì bóng đá sân 7 sẽ diễn ra trong vòng hai hiệp. Mỗi hiệp sẽ được kéo dài từ 25 đến 30 phút tùy thuộc vào quy định của giải đấu hoặc là thỏa thuận giữa đôi bên. Thời gian nghỉ giữa hiệp sẽ diễn ra trong vòng 10 phút để các cầu thủ có thể phục hồi hoặc là thay đổi chiến thuật của mình nếu cần thiết. 

Thời gian các trận bóng đá sân 7 phù hợp cho những người có ít thời gian như dân văn phòng
Thời gian các trận bóng đá sân 7 phù hợp cho những người có ít thời gian như dân văn phòng 

1.3. Số lượng cầu thủ và các vị trí thi đấu

Theo luật của bóng đá sân 7 thì mỗi đội sẽ gồm 7 cầu thủ bao gồm 1 thủ môn và 6 cầu thủ đá ở những vị trí khác nhau. 

  • Thủ môn: Thủ môn là vị trí đặc biệt nhất và nó giữ nhiệm vụ bảo vệ khung thành, ngăn chặn các cú sút từ đối phương. Chính vì thế các thủ môn không chỉ là người có phản xạ tốt mà cần có khả năng đọc vị tình huống để đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng.
  • Hậu vệ: Cầu thủ sẽ bị chứ hậu vệ cần phải có trách nhiệm phòng ngự và ngăn chặn đối thủ tiếp cận khung thành của mình. Khả năng giao tiếp và phối hợp chặt chẽ với đồng đội là yếu tố để tạo nên một hàng thủ vững chắc.
  • Tiền vệ: Vị trí tiền vệ phải đứng giữa sân với vai trò trong việc kết nối hàng phòng ngự và hàng tấn công. Họ cần có khả năng tranh chấp bóng và biết cách kiến tạo những tình huống để đồng đội ghi bàn.
  • Tiền đạo: Tiền đạo là những cầu thủ chuyên đảm nhận vai trò ghi bàn thắng. Họ là những người có kỹ thuật tốt và khả năng dứt điểm một cách hiệu quả nhất.
Các vị trí trong sân bóng đá 7 người được tối giản hóa
Các vị trí trong sân bóng đá 7 người được tối giản hóa

2. Luật bóng đá sân 7 trong từng tình huống trận đấu

Có thể nói rằng bóng đá sân 7 không chỉ là một môn thể thao mà nó còn được gọi là một hình thức nghệ thuật. Cùng tìm hiểu một số các quy định trong từng tình huống cụ thể:

2.1. Luật việt vị của bóng đá sân 7 

Việt vị trong luật của bóng đá sân 7 được áp dụng tương tự giống như luật của sân 11 người. Tuy nhiên sẽ có những điều chỉnh nhất định về số lượng cầu thủ và kích thước sân. Khi cầu thủ việt vị sẽ được đánh giá như sau:

  • Cầu thủ đứng ở vị trí trước bóng so với cầu thủ cuối cùng của đội đối phương
  • Cầu thủ đó có tham gia vào tình huống bóng khi đang ở vị trí việt vị.

2.2. Luật thay người và cách thức thay người

Trong luật của sân bóng đá 7 thì mỗi một đội sẽ có quyền thay tối đa là 7 cầu thủ và không giới hạn số lần thay người. Quy định này sẽ giúp cho các đội có thể dễ dàng hơn trong việc duy trì thể lực và chiến thuật riêng của mình. Nhờ vậy mà những cầu thủ đã thay ra vẫn có thể quay lại sân khi được phép của trọng tài. 

2.3. Các lỗi phạt và cách xử lý tình huống

Vi phạm trong luật bóng đá sân 7 cũng tương tự như luật bóng đá sân 11 người với những hình thức xử phạt như sau:

  • Đá phạt: Được thực hiện khi Cầu thủ mắc những lỗi như là kéo áo hoặc phạm lỗi nguy hiểm. Vị trí phạt sẽ được xác định dựa trên vị trí xảy ra lỗi.
  • Phạt đền: Cầu thủ phạm lỗi ở trong khu vực cấm hoặc là khiến cho đối phương cản trở cơ hội ghi bàn thì phạt đền là một trong những tình huống được áp dụng. Hình thức phạt đền này gây ra sự hồi hộp và kịch tính nhất trong bóng đá bởi nó có thể quyết định sự thắng hoặc thua của cả trận. 
  • Phạt góc: Đối với hình thức phạt góc nó sẽ được thực hiện khi bóng đi ra ngoài đường Biên ngang do cầu thủ của đội phòng ngự chạm vào cuối cùng. Trong tình huống này nó sẽ dễ dàng tạo ra cơ hội ghi bàn cho đội tấn công.

Nếu như có một trong hai đội thực hiện hành vi chơi xấu hoặc là nói tục thì trọng tài hoàn toàn có quyền rút ra thẻ vàng hoặc thẻ đỏ. 

Kỹ năng quan sát của trọng tài đóng vai trò quan trọng trong một trận đấu bóng đá sân 7
Kỹ năng quan sát của trọng tài đóng vai trò quan trọng trong một trận đấu bóng đá sân 7 

3. Luật thi đấu đặc biệt trong bóng đá sân 7

Khi thực hiện tham gia vào các trận đấu đá bóng trên sân 7 thì bạn cũng cần phải hiểu rõ luật thi đấu liên quan đến đá phạt, phạt đền cũng như là các quy định dành riêng cho thủ môn.

3.1. Luật đá phạt và phạt đền

Đá phạt đền trong sân bóng đá 7 thường thực hiện từ cự ly 9 m tính từ khung thành và là một khoảng cách khá gần. Cầu thủ đá phạt đền cần phải được đứng trong vòng tròn chấm phạt đền và thủ môn cũng cần đứng trên vạch cầu môn.

Trọng tài hoàn toàn có quyền quyết định nhắc nhở hoặc là cho đá phạt lại, thậm chí là phạt thẻ tùy thuộc vào từng tình huống đá phạt đền. 

3.2. Luật bóng chạm tay và các tình huống dẫn đến phạt

Chạm tay vào bóng là một trong những lỗi cực kỳ nghiêm trọng trong bóng đá. Ngoại trừ thủ môn được phép bắt bóng trong khu vực cấm địa thì bất kỳ một cầu thủ nào khác chạm tay vào bóng đều sẽ bị phạt. Chính vì thế các cầu thủ khi lơ là trong tình huống này rất có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả đội bóng.

3.3. Quy định về thủ môn và cách phát bóng lên

Thủ môn không chỉ là người bảo vệ khung thành mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát động việc tấn công. Thủ môn hoàn toàn có quyền dùng tay bắt bóng trong khu vực cấm địa và phải phát bóng lên từ khu vực đó. Tuy nhiên họ sẽ không được giữ bóng quá 6 giây bởi nếu như vậy thì trọng tài sẽ thổi còi phạt đá phạt gián tiếp cho độ đối phương. 

Có một số các quy định khác như thủ môn có thể dùng chân để phát bóng nếu muốn và không được đi quá vạch cầu môn trước khi cầu thủ đối phương thực hiện việc phạt đền. Chính vì thế nếu như phát bóng một cách thông minh có thể mở ra những cơ hội cho các cầu thủ của mình tấn công và góp phần quyết định ảnh hưởng tới sự thành bại của trận đấu.

Thủ môn trong bóng đá sân 7 cần thuần thục cả kỹ năng phòng thủ và tấn công
Thủ môn trong bóng đá sân 7 cần thuần thục cả kỹ năng phòng thủ và tấn công

Bóng đá sân 7 là một môn thể thao thú vị và dễ dàng tiếp cận, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Việc hiểu rõ các quy định về luật bóng đá sân 7 sẽ giúp bạn tham gia vào các trận đấu một cách an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết của Vua Nệm về luật bóng đá sân 7 này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về luật lệ cơ bản cũng như các quy định đặc biệt trong bóng đá sân 7. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.