Căn cước công dân gắp chíp hiện không còn xa lạ với công dân Việt Nam. Loại thẻ này được Bộ Công an tiến hành cấp trên phạm vi toàn quốc từ năm 2021. Vậy thủ tục, đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp mới nhất ra sao? Tìm hiểu ngay để thực hiện nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật.
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu về Căn cước công dân gắn chíp
1.1. Căn cước công dân gắn chíp là gì?
Thẻ Căn cước công dân (viết tắt CCCD) là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Mục đích của CCCD là chứng minh danh tính của người được cấp thẻ, từ đó có thể thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ CCCD gắn chíp mới có gắn chíp ở mặt sau, chứa thông tin cá nhân của mỗi công dân. Ngoài ra, ở mặt trước của CCCD gắn chíp còn có thêm mã QR. Với mã QR này, chúng ta có thể quét thông tin trên CCCD bằng điện thoại. Điều này giúp chúng ta không cần mang theo giấy tờ bên người, việc thực hiện các thủ tục hành chính cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Luật Căn cước đã được thông qua ngày 27/11/2023 bởi Quốc hội và bắt đầu có hiệu lực vào 1/7/2024, đã nêu rõ đây chính là chứng nhận thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng sinh trắc của một công dân. Trong đó bao gồm tất cả các quy định về Cơ sở dữ liệu, thẻ căn cước, căn cước điện tử cũng như những giấy tờ, quyền và nghĩa vụ liên quan. Như vậy tính đến nay, thẻ căn cước được tính là giấy tờ tùy thân tích hợp căn cước cũng các thông tin lai lịch của công dân Việt Nam, được quản lý bởi các cơ quan theo quy định của pháp luật.
1.2. Cấu trúc số định danh cá nhân là gì?
Theo nghị định 137/2015/NĐ-CP Chính phủ ban hành vào ngày 31/12/2015 về việc hướng dẫn một số điều của Luật Căn cước công dân, số định danh cá nhân được hiểu là dãy số tự nhiên có 12 số, có cấu trúc gồm:
6 số lần lượt là
- Mã thế kỷ sinh
- Mã giới tính
- Mã năm sinh của công dân
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay mã quốc gia nơi công dân ký khai sinh
6 số là số ngẫu nhiên.
1.3. Những ai được cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp?
Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được được cấp thẻ CCCD. Ngoài ta, theo điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thẻ CCCD cần phải được đổi.
Bên cạnh đó, những người đã có chứng minh thư nhân dân (CMND) hoặc CCCD có mã vạch thì cần đổi sang CCCD gắn chíp khi có yêu cầu hoặc là thẻ đã hết thời hạn.
Cạnh đó, công dân từ 0 – 6 tuổi cũng được cấp thẻ căn cước, tuy nhiên sẽ không có ảnh hiển thị trên căn cước. Những thông tin còn lại sẽ tương tự như căn cước công dân gắp chíp đã được quy định.
1.4. Thông tin trên thẻ căn cước
Theo Luật Căn cước mới hiện hành, trên thẻ căn cước gắn chíp mới sẽ không còn chứa thông tin quê quán và vân tay, tuy nhiên, những mục còn lại vẫn sẽ giữ nguyên.
1.5. Những trường hợp nào được cấp lại thẻ căn cước?
Theo luật Căn cước, việc cấp đổi thẻ căn cước được tiến hành nếu đáp ứng đủ điều kiện người đổi là công dân Việt Nam, thực hiện đổi khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Trong các trường hợp công dân cần thay đổi thông tin về họ tên hay ngày tháng năm sinh hoặc thay đổi về nhận dạng, giới tính, việc cấp đổi cũng có thể được tiến hành. Ngoài ra, các trường hợp liên quan đến việc sai sót trên CCCD hoặc cần sửa đổi theo yêu cầu của công dân Việt Nam cũng được phép tiến hành cấp đổi.
Bên cạnh đó, chỉ tính cấp lại thẻ căn cước cho trường hợp bị mất, hỏng thẻ hoặc người trở về quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật.
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ cho người dưới 14 tuổi, người đại diện cần chuẩn bị những giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh là đại diện hợp pháp.
Thẻ căn cước sẽ được cấp đến công dân sau 07 ngày làm việc từ khi người đó nộp đủ các hồ sơ thiết yếu.
1.6. Giá trị sử dụng của thẻ CCCD và CMND cũ
Theo quy định, CCCD cấp trước 1/7/2024 có giá trị như được ghi trên thẻ.
Đối với CMND hết hạn từ 15/1/2024 đến trước 30/6/2024 thì sẽ có giá trị đến hết ngày 30/6/2024.
Đối với CMND còn hạn đến sau 31/12/2024 thì sẽ chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024, thời hạn sau đó sẽ không còn hiệu lực. Như vậy, CMND đã chính thức “khai tử” từ sau 1/1/2025.
Tuy nhiên, các giấy tờ có giá trị pháp lý sử dụng thông tin từ CCCD, CMND cũ vẫn có giá trị sử dụng nếu tuân thủ theo đúng pháp luật.
1.7. Căn cước công dân điện tử
Đây là căn cước chính thống của mỗi công dân Việt Nam, đã được định danh và xác thực đầy đủ trên ứng dụng định danh quốc gia. Cũng như thẻ căn cước, sẽ chỉ được cấp 1 căn cược điện tử cho mỗi người.
Tại đây, tất cả các thông tin cá nhân, thông tin nhận dạng, số chứng minh nhân dân cũng như số điện thoại và nghề nghiệp, email của mỗi người đều được cập nhật đầy đủ. Bên cạnh đó, những loại giấy tờ như bảo hiểm, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận độc thân/kết hôn đều sẽ được tích hợp tại đây, thể hiện dưới dạng chữ ký.
Căn cước điện tử cũng có giá trị như CCCD cứng và sẽ được cập nhật theo thẻ căn cước nếu có bất kỳ thay đổi nào. Phương thức này cũng đã được cơ quan quản lý căn cưới của Bộ Công an đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn theo pháp luật.
>> Đọc ngay: Làm hộ chiếu cần những gì? Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như thế nào?
2. Hướng dẫn thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chíp chi tiết
2.1. Thủ tục đối với công dân đã có thẻ CCCD mã vạch
Bước 1: Khi đi làm CCCD gắn chíp, bạn cần mang theo Sổ Hộ khẩu và điền thông tin đầy đủ vào tờ khai. Nếu bị mất CCCD thì công dân cần làm thêm đơn CMND01, có xác nhận của công an xã.
Bước 2: Bạn xuất trình CCCD mã vạch cũ cho cán bộ phụ trách. Tại đây, cán bộ sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin, thống nhất thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Lưu ý rằng, khi đổi sang CCCD gắn chip thì CCCD mã vạch sẽ bị thu lại.
Bước 3: Sau khi kiểm tra và đối chiếu thông tin, cán bộ sẽ chụp ảnh, thu thập vân tay cho công dân.
Bước 4: Công dân kiểm tra lại thông tin và ký giấy xác nhận, lấy giấy hẹn trả thẻ và nộp lệ phí.
Về thời gian trả CCCD gắn chíp và phương thức nhận cũng sẽ tương tự như khi công dân làm CCCD gắn chíp mới.
2.2. Thủ tục dành cho người làm thẻ CCCD gắn chíp cấp lần đầu
Bước 1: Đầu tiên, chúng ta sẽ điền tờ khai thông tin theo mẫu mà công an phát. Lưu ý rằng khi làm CCCD gắn chíp, chúng ta cần mang theo Sổ Hộ khẩu. Bên cạnh điền tờ khai trực tiếp tại nơi làm thẻ, bạn cũng có thể điền tờ khai này tại nhà.
Bước 2: Sau khi điền tờ khai và xuất trình Sổ Hộ khẩu, cán bộ công an sẽ nhận, kiểm tra hồ sơ, thông tin trên Sổ Hộ khẩu và thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho chính xác.
Bước 3: Sau khi các thông tin được kiểm tra chính xác, cán bộ sẽ chụp ảnh và thu thập vân tay. Cuối cùng, bạn kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin CCCD rồi ký xác nhận nếu thông tin chính xác.
Bước 4: Khi đã hoàn thành các bước trên, cán bộ sẽ đưa bạn giấy hẹn trả thẻ CCCD. Thông thường, thời gian trả thẻ sẽ vào giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần tại cơ quan Công an nơi bạn làm CCCD, hoặc trả qua đường bưu điện nếu bạn yêu cầu. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết hồ sơ không quá 07 ngày làm việc, các địa phương khác là không quá 15 ngày làm việc, nếu là huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày làm việc.
2.3. Hướng dẫn đổi CMND cũ sang CCCD gắn chíp chi tiết
Thủ tục, trình tự các bước cơ bản khi đổi CMND cũ sang thẻ CCCD cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, công dân cần ghi nhớ một số lưu ý như sau:
- CMND 9 số còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cán bộ sẽ cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc. Nếu có nhu cầu, bạn có thể yêu cầu cơ quan cắt góc chứng minh thư 9 số cấp giấy xác nhận số CMND cho bạn.
- Với CMND 9 số bị hỏng, không rõ nét ảnh, số và chữ thì các cán bộ sẽ thu, hủy CMND đó của bạn, sau đó ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số CMND cho công dân.
- Với CMND 12 số, cán bộ sẽ cắt góc phía trên, bên phải mặt trước của CMND này, sau đó ghi vào hồ sơ, trả lại CMND đã cắt góc cho công dân.
- Nếu mất CMND 9 số và công dân làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp thì nếu công dân yêu cầu, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất cho công dân.
>>>Đọc thêm: 4 cách tra cứu căn cước công dân gắn chip đã làm xong chưa?
3. Một số câu hỏi thường gặp khi làm căn cước công dân gắn chíp
- Trường hợp nào công dân bị thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD?
Theo điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014, CCCD sẽ bị thu hồi nếu công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc là bị hủy bỏ quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
- Các trường hợp nào công dân bị tạm giữ thẻ CCCD?
Đối tượng đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, hoặc là cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì sẽ bị tạm giữ thẻ CCCD. Ngoài ra, người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù cũng sẽ bị tạm giữ thẻ CCCD.
Trong thời gian bị tạm giữ CCCD, nếu có nhu cầu thực hiện các giao dịch liên quan thì bạn cần được cơ quan tạm giữ thẻ CCCD cho phép sử dụng.
Khi chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc là hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù thì bạn sẽ được cơ quan tạm giữ thẻ CCCD trả lại thẻ.
- Có bắt buộc tất cả công dân phải làm CCCD gắn chíp không?
Theo Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014, đối với CMND, CCCD mã vạch được cấp trước khi triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp, công dân vẫn có thể sử dụng cho đến khi hết thời hạn. Do đó, công dân có CMND, CCCD mẫu cũ chưa hết hạn thì không phải bắt buộc đổi sang căn cước công dân gắn chíp. Còn nếu hết hạn hoặc đến tuổi làm lại thì cần làm thẻ CCCD gắn chíp theo quy định mới.
Bài viết trên đây của Vua Nệm vừa cung cấp đến bạn đọc tất tần tật thông tin về thủ tục làm, đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp mới nhất. Để đảm bảo quyền lợi cá nhân và tuân thủ theo quy định pháp luật, bạn nên làm loại giấy tờ tùy thân này thật sớm. Do đó nếu chưa làm, bạn hãy tranh thủ đến trụ sở công an gần nhất có thẩm quyền để làm thẻ nhé!