Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm vàng chi tiết – 5 Yếu tố cần phải quan tâm

CẬP NHẬT 02/11/2022 | Bài viết bởi: Ly Dương

Kinh doanh vàng luôn được biết đến là một nghề ổn định, hấp dẫn và mang tính lâu dài. Chính vì vậy, ngành nghề này hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy làm thế nào để có thể thu lại được sau khi mở tiệm vàng? Hãy theo dõi những kinh nghiệm mở tiệm vàng được chia sẻ bên dưới đây để việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn nhé.

Kinh nghiệm mở tiệm vàng
Kinh nghiệm mở tiệm vàng chi tiết

1. Ưu và nhược điểm của nghề kinh doanh vàng

Mặc cho kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát và khủng hoảng do dịch bệnh, vàng là loại hàng hóa luôn có tính ổn định. Chính vì vậy, mua cầu mua sắm vàng của người Việt vẫn không ngừng tăng cao trong thời gian qua. Do đó, kinh doanh vàng trở thành hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn bậc nhất hiện tại.

1.1. Ưu điểm khi kinh doanh tiệm vàng

Hiểu một cách đơn giản, kinh doanh vàng là hình thức sử dụng tiền tệ để mua – bán, giao dịch vàng giữa chủ cửa hàng và người tiêu dùng. Ở đây, lợi nhuận thu được bắt nguồn từ khoản chênh lệch giá vàng tại các thời điểm mua – bán. Cụ thể, kinh doanh tiệm vàng có nhiều ưu điểm như:

  • Đối tượng khách hàng rộng: Vàng có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt nam nữ, già trẻ, hay vùng miền,…
  • Cung ứng dồi dào: Số lượng vàng lớn, đa dạng mẫu mã, thoải mái lựa chọn những mặt hàng đẹp và ấn tượng cũng như dễ kinh doanh.
  • Giá trị bền vững theo thời gian: Giá trị của vàng dường như chỉ tăng và không giảm hoặc mất theo thời gian.
kinh nghiệm kinh doanh tiệm vàng
Kinh doanh tiệm vàng dường như không thua lỗ

1.2. Nhược điểm khi kinh doanh vàng

Bên cạnh những ưu điểm bên trên, việc mở tiệm vàng cũng gây ra tương đối nhiều khó khăn cho người có dự định kinh doanh, chẳng hạn như:

  • Thứ nhất, nếu muốn mở một tiệm bán vàng, ít nhất người kinh doanh cần phải có nguồn vốn mạnh để chi cho việc lấy hàng, thuê mặt bằng, decor cửa hàng, nâng cấp cơ sở vật chất và chuẩn bị giấy tờ,…
  • Thứ hai, cần tìm được nguồn hàng uy tín, phải đảm bảo được chất lượng vàng.
  • Thứ ba, nắm bắt xu hướng của mặt hàng, cung cấp những sản phẩm hợp gu người mua.
  • Đặc biệt, cần phải đảm bảo được an ninh, bảo vệ nguồn hàng của mình thật tốt trước kẻ gian.
kinh nghiệm mở cửa tiệm vàng
Cần chuẩn bị nguồn vốn dồi dào là một trong những kinh nghiệm mở tiệm vàng

2. Điều kiện để có thể kinh doanh tiệm vàng là gì?

Căn cứ theo Luật thương mại, kinh doanh vàng được biết đến là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi người bán phải đáp ứng được nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, nội dung Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã quy định:

  • Cơ sở kinh doanh, công ty bạn mở cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các chủ tiệm vàng cần phải có giấy đăng ký kinh doanh, trên đó cần ghi rõ lĩnh vực kinh doanh là mua bán trang sức vàng, mỹ nghệ.
  • Chủ hộ kinh doanh cần phải có cửa hàng, địa điểm cụ thể.
  • Mỗi cơ sở buôn bán vàng đều cần có vốn điều lệ 100 triệu đồng trở lên.
mở tiệm vàng cần kinh nghiệm gì
Cần phải tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước khi mở tiệm vàng

3. Kinh nghiệm mở tiệm vàng chi tiết không nên bỏ lỡ

Ở thời điểm hiện tại, mở tiệm kinh doanh vàng đang là xu hướng thu hút được rất nhiều sự quan tâm, tuy nhiên điều này không hề dễ dàng. Để mở được tiệm vàng, đòi hỏi người bán cần chú ý đến rất nhiều vấn đề khác nhau. Dưới đây là những kinh nghiệm bạn có thể tham khảo qua.

3.1. Vốn cần có để mở tiệm vàng là bao nhiêu?

Từ những thông tin bên trên bạn cũng đã thấy, việc kinh doanh vàng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Vậy khi muốn mở tiệm vàng chúng ta cần chuẩn bị bao nhiêu là đủ? Thực tế, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi người buôn cần phải tính toán kế hoạch tài chính cụ thể, bao gồm:

  • Quy mô kinh doanh: Tùy vào cửa hàng kinh doanh lớn hay nhỏ, số vốn bạn cần phải bỏ ra sẽ ít hay nhiều.
  • Chi phí thuê mặt bằng: Thông thường những cửa hàng nằm ở trung tâm, đông người qua lại sẽ có phí thuê cao hơn hẳn so với những cơ sở nằm ở nơi hẻo lánh, do đó bạn cần phải cân nhắc để lựa chọn nơi kinh doanh phù hợp.
  • Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị: Ngoài ra, các chủ hộ kinh doanh còn cần phải chuẩn bị tủ kính trưng bày, máy kiểm định, cân vàng, bảng điện tử báo giá vàng, camera an ninh, hệ thống báo động… để phục vụ cho việc mua bán vàng của mình. 
  • Chi phí thuê nhân công: Đối với những cửa hàng kinh doanh với quy mô lớn, đương nhiên bạn cần phải tốn thêm phí để có thể thuê nhân công phục vụ cho việc bán hàng.
  • Chi phí nhập hàng hóa: Tùy vào loại vàng, trang sức kinh doanh mà chi phí nhập hàng sẽ có sự khác biệt.

Bên trên là những khoản phí mà mỗi người có dự định mở tiệm vàng đều cần phải chi. Chính vì lẽ đó, mỗi hộ kinh doanh cần phải có vốn điều lệ tối thiểu 100 triệu đồng. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy con số này chưa là gì so với những chi phí bạn cần phải bỏ ra, chưa kể cần phải đóng các khoản thuế hay chi trả hóa đơn tiền điện,…

vốn mở tiệm vàng
Vốn – Kinh nghiệm mở tiệm vàng cần nắm rõ

3.2 Cách chọn nguồn nhập hàng

Theo quy định chung của pháp luật, các tiệm vàng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như: tuổi vàng, trọng lượng, ký hiệu,… Cần phải cho khách hàng thấy được sản phẩm mà bạn cung cấp có giá trị tốt, đảm bảo quyền lợi cho người mua tối ưu.

Tốt hơn hết các chủ hộ kinh doanh nên tìm kiếm được nơi nhập vàng uy tín. Nơi bạn chọn cần phải có nguồn hàng ổn định, giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo và mẫu mã sản phẩm cần phải đa dạng,… Đặc biệt, cần phải cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh giá trị thực của vàng.

3.3. Kinh nghiệm mở tiệm vàng: Cách chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Bạn nên nhớ rằng, 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh tiệm vàng bao gồm thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Chính vì lẽ đó, khâu lựa chọn mặt bằng kinh doanh thực sự rất quan trọng. Về cơ bản, một mặt tiền tốt sẽ giúp cho việc buôn bán vàng thuận lợi hơn rất nhiều.

Lời khuyên dành cho bạn chính là nên chọn đặt cửa hàng tại những khu vực trung tâm thành phố, thị xã hoặc các khu nhà đô thị, những nơi đông đúc dân cư hay chợ,… Đây đều là những lựa chọn lý tưởng để bạn có thể phát triển thành phần lĩnh vực kinh doanh của mình.

đặt cửa hàng tại khu vực đông dân cư
Nên đặt cửa hàng tại khu vực đông dân cư

3.4. Chọn mặt hàng kinh doanh như thế nào mới tốt?

Một trong những kinh nghiệm mở tiệm vàng bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chính là lựa chọn nguồn hàng kinh doanh phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bên cạnh chất lượng, những món trang sức bằng vàng được gia công tinh xảo, đẹp… thường sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn.

Chính vì vậy, đối với những hộ kinh doanh vàng trang sức, tốt hơn hết nên lựa chọn nguồn hàng đẹp, cung cấp đa dạng các mẫu mới, mang đến đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng, từ các sản phẩm thuộc phân khúc bình dân cho đến cao cấp. 

3.5. Những kinh nghiệm mở tiệm vàng cần phải lưu ý khác

Khi đáp ứng được hết các điều kiện cần bên trên các chủ hộ kinh doanh còn cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:

  • Phải nắm được cách trưng bày sản phẩm sao cho thật hợp lý, ấn tượng và dễ dàng thu hút khách hàng. Cách sắp xếp phải đảm bảo khoa học, ngăn nắp để người mua có thể dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm mình cần.
  • Người kinh doanh cần biết cách kết hợp với hiệu ứng ánh đèn để giúp tủ trưng bày vàng trở nên hút mắt hơn.
  • Kinh nghiệm mở tiệm vàng quan trọng bạn cần nắm rõ chính là chuẩn bị đủ nguồn nhân lực, bao gồm: nhân viên bán hàng, bảo vệ, thu ngân,…
  • Có thể chuẩn bị thêm phần mềm bán hàng phục vụ cho việc kinh doanh tốt hơn. 
Kinh nghiệm mở tiệm vàng cần lưu ý
Chuẩn bị đủ nhân công – Kinh nghiệm mở tiệm vàng cần lưu ý

XEM THÊM:

Hy vọng với những kinh nghiệm mở tiệm vàng được chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp ích đến bạn. Ngay bây giờ hãy chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cũng như có đủ vốn điều lệ để có thể bắt đầu việc kinh doanh của mình nhé.

Đánh giá post