Chuyện quanh ta

Kinh nghiệm mở shop quần áo: Người mới bắt đầu nên làm thế nào?

CẬP NHẬT 17/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Ngày nay, quần áo không chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn mặc mà nó còn là một phần của cuộc sống. Nó thể hiện được tính cách, lối sống của một người. Vậy khi đứng ở vị trí là một người định hình phong cách cho người khác hay nói cách khác là một chủ cửa hàng quần áo thì cần làm những gì? Hãy cùng xem qua một số kinh nghiệm mở shop quần áo dành cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tầm nhìn về ngành thời trang trong nước

“Mặc đẹp không phải là đề cao bản thân, mặc đẹp là tôn trọng bản thân”. Là phụ nữ chắc hẳn ai cũng đều mong muốn bản thân mình lúc nào cũng lộng lẫy và kiêu sa. Chính vì thế mà lĩnh vực này luôn thu hút rất nhiều nhà khởi nghiệp và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế. 

kinh nghiem mo shop quan ao
Mặc đẹp không phải đề cao bản thân, mặc đẹp là tôn trọng bản thân

Dù bạn là ai, bạn đều có thể thử sức với việc kinh doanh thời trang từ online đến mở shop quần áo. Cũng bởi thế nên đây là thị trường được đánh giá là sôi động và cạnh tranh bậc nhất hiện nay. Điều đó giải thích cho lý do vì sao rất nhiều người đã và đang tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Vậy làm sao để trở thành người chiến thắng trên thị trường có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt này? Câu trả lời sẽ là học hỏi từ kinh nghiệm mở shop quần áo của những người thành công và cả kinh nghiệm mở shop quần áo của những người thất bại đã đi trước. 

2. Làm thế nào để xác định đúng từ những bước đi đầu tiên? 

2.1 Định hướng phong cách phát triển dài hạn

Chúng ta phải vẽ ra được ai sẽ là người chịu chi tiền để sở hữu mặt hàng mà mình kinh doanh. Từ đó chúng ta có thể xác định được phong cách thời trang mà cửa hàng theo đuổi trong dài hạn. 

kinh nghiệm khi mở shop quần áo
Mục tiêu cần được đặt ra ngay từ những ngày đầu tiên

Ví dụ như:

  • Việt Tiến được định hình trong mắt người tiêu dùng, là một cửa hàng thời trang công sở.
  • Yame hướng tới khách hàng là những bạn trẻ năng động.

Từ những mô tả trên ta sẽ tìm ra được câu trả lời cho:

  • Phong cách cửa hàng
  • Tên cửa hàng ấn tượng và dễ ghi nhớ
  • Kế hoạch phát triển dài hạn dựa trên khách hàng tiềm năng

2.2 Hoạch định tài chính và quy mô dự kiến ban đầu

Vốn liếng là thứ phải có đầu tiên khi nghĩ đến chuyện kinh doanh và đầu tư. Với việc mở shop quần áo, số tiền bỏ ra là không hề nhỏ. Phải kể đến các khoản chi phí cần thiết tối thiểu như:

  • Mặt bằng: kể cả có là mặt bằng thuộc quyền sở hữu của bản thân, ta cũng nên quy nó ra một con số trong sổ tài chính. Từ đó có thể cân đo chi phí và doanh thu. Còn với việc thuê vị trí đặt cửa hàng thì con số tối thiểu mỗi tháng phải chi trả dao động từ 30 triệu đến 60 triệu, cho một cửa hàng tầm trung. Đó là ở những nơi có mật độ giao thông và dân cư tương đối tốt cho việc kinh doanh.
  • Cung ứng sản phẩm: có một nguyên tắc truyền miệng với bất kì trường hợp kinh doanh không kể ngành hàng rằng: “Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thật vậy, đừng bao giờ sử dụng tối đa nguồn lực cung ứng, hãy chỉ giữ nó ở mức 50%. Đề phòng cho các trường hợp ngoài dự tính.
  • Nhân sự: kể cả có là tự thân đứng bán từng món đồ thì công sức ta bỏ ra không phải là miễn phí. Nên tốt nhất là đưa bài toán vào góc độ là chi phí thuê nhân viên.
  • Sửa chữa và trang trí nội thất: kệ tủ, giá hàng, phụ kiện,…
  • Giấy tờ và chi phí hoàn thành thủ tục kinh doanh.
  • Tài chính dự phòng cho trường hợp cấp thiết.
chia sẻ kinh nghiệm mở shop quần áo
Cần có kế hoạch về tài chính rõ ràng là kinh nghiệm mở shop quần áo bạn cần chú ý

2.3 Xác định tệp khách hàng và đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường

Thêm một kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu đó là từ chân dung người mua hàng ban đầu, ta sẽ xác định được tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó sẽ định hình được cách đưa hình ảnh thương hiệu của cửa hàng tới người tiêu dùng.

Các lưu ý khi định hình tệp khách hàng dựa trên nhân khẩu học gồm:

  • Phong cách
  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Tài chính của khách hàng

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, là yếu tố quan trọng để quyết định cách tổ chức các bước tiến công đầu tiên vào thị trường khi còn là cái tên mới.

Tìm hiểu về đối thủ trong phân khúc mà ta sẽ kinh doanh là điều phải được suy nghĩ nghiêm túc. 

3. 6 Bước hiện thực hóa giấc mơ “mở shop quần áo”

3.1 Bước 1: Vị trí đặt cửa hàng và bố trí nội thất

Quy mô cửa hàng và vị trí cực kì quan trọng trong việc mở shop quần áo. Chính vì thế mà chúng ta phải tính toán cho thật kỹ lưỡng. Ví dụ đối tượng khách hàng của ta là giới trẻ năng động, thì ta nên chọn gần trường đại học hay gần chợ đầu mối.

Nội thất cửa hàng cũng nên đồng bộ với phong cách mà ta hướng tới. Nếu ta mở shop quần áo đi biển, liệu có nên trang trí như các cửa hàng cho dân leo núi? Dù điều đó sẽ gây ấn tượng mạnh khi đặt bước chân đầu tiên qua cánh cửa.

3.2 Bước 2: Tìm nguồn cung ứng tối ưu 

Chúng ta sẽ bán mặt hàng như thế nào và chuỗi cung ứng sản phẩm khi hàng tồn kho sắp cạn ra sao. Điều hoàn toàn phải được hoạch định ngay trước khi cửa hàng đi vào hoạt động, đề phòng trường hợp “chưa tới chợ đã hết tiền”.

  • Mở shop quần áo tự thiết kế thì ai sẽ là người thiết kế, trong một khoảng thời gian nhất định, bao nhiêu đồ sẽ được làm ra để đưa vào bộ máy bán hàng đang chạy.
  • Nếu là mặt hàng nhập khẩu thì giấy tờ và quy trình diễn ra như thế nào, thời gian để nhập kho thêm sản phẩm mới là bao nhiêu.
  • Hàng nhập xưởng nội địa thì ai sẽ là người mình cần liên hệ làm việc, để cho công việc diễn ra một cách trơn tru nhất.
  • Còn nhiều cách thức cung ứng nữa nhưng điều tiên quyết là sự tối ưu. Và quan trọng nhất dù chỉ sử dụng 50% nguồn lực cung ứng.
những kinh nghiệm mở shop quần áo
Trong kinh nghiệm mở shop quần áo không thể thiếu bước tìm nguồn cung

3.3 Bước 3: Sắp xếp sản phẩm và bố trí nhân sự

Mặt hàng nào nằm ở đâu là điều rất quan trọng, phân chia khu vực rõ ràng. Món nào lên kệ, món nào treo, mỗi mùa sẽ trang trí lại cho hình nhân như thế nào để bắt kịp xu hướng.

Cửa hàng sẽ mở cửa bao nhiêu giờ trong một ngày, ai sẽ là người tiếp nhận các công việc cụ, thể ra sao. Điều này rất quan trọng, người thiếu kinh nghiệm mở shop quần áo thường rất dễ va phải tình trạng đôi khi nhân sự quá nhàn rỗi. Và khi đông khách quá thì không thể tiếp kịp dẫn đến tình trạng khách bỏ đi.

3.4 Bước 4: Chiến dịch khai trương

Khi đã có tất cả các điều trên, ta sẽ cho hệ thống vận hành, không phải đến ngày khai trương mới bắt đầu đón khách. Vốn dĩ, những người có kinh nghiệm mở shop quần áo đã và luôn là vậy, hãy xem khai trương chỉ là một ngày thông báo chính thức.

Tuy nhiên, không vì thế mà làm buổi khai trương một cách mang tính hình thức. Đó là một buổi lễ quan trọng, kịch bản diễn biến của sự kiện nên được viết ra cụ thể trước đó.

3.5 bước 5: Tiếp thị số

Ở thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc tiếp thị số quyết định ⅓ sự sống còn của một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều trường hợp vì khủng hoảng truyền thông, hoặc thiếu khả năng xử lý thông tin và tiếp thị số đã dẫn tới kết cuộc lụi tàn.

các kinh nghiệm mở shop quần áo
Tiếp thị là một yếu tố quyết định khả năng sống còn của doanh nghiệp

Bởi nên, làm sao để đưa “tiếng lành đồn xa” trong mắt người dùng và sử dụng công cụ truyền thông trực tuyến ra sao. Bỏ bao nhiêu kinh phí, thu về độ phủ sóng như thế nào là điều phải lưu tâm trong mỗi chiến dịch cho sản phẩm mới. Điều quan trọng ở đây là làm sao để người ta biết đến một cái tên mới chỉ bằng việc mở điện thoại lên.

3.6 Bước 6: Xây dựng chương trình giữ chân khách hàng trung thành

Chính sách chăm sóc khách hàng là thứ quyết định họ có quay lại mua hàng lần nữa hay không. Từ ngày bán hàng đầu tiên đến khi khai trương ghi điểm thế nào trong mắt người tiêu dùng. Đưa vị thế cửa hàng đi lên và duy trì bằng các khuyến mãi cụ thể như thế nào.

>> Xem thêm: 

Trên đây là những kinh nghiệm mở shop quần áo dành cho người mới bắt đầu. Vua Nệm mong rằng sau bài viết này các bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng và nghiêm túc với công việc mình ấp ủ. Và hãy cùng chắp cánh ước mơ của mình bằng sự chỉn chu. 

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều