Bạn đang có ý định mở một shop giày dép nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bán kiểu dép nào và mở shop tại đâu mới đem lại lợi nhuận? Việc mở cửa hàng thì dễ nhưng có đem lại lợi nhuận về hay không lại là một bài toán khó. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu những kinh nghiệm mở shop giày dép này nhé!
Nội Dung Chính
1. Có nên kinh doanh giày dép hay không?
Thị trường giày dép hiện trở nên đa dạng và mở rộng, nhu cầu ngày càng của khách hàng ngày càng tăng, vì thế giày, dép là mặt hàng chưa bao giờ hết hot. Nếu bạn thực sự yêu thích, đây thực sự là một mặt hàng đáng để khởi nghiệp. Thay vì phân vân có nên kinh doanh, mở shop giày dép hay không hãy bắt tay vào tìm hiểu ngay nhé!
2. Những khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép
Trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, việc kinh doanh chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Những chủ shop khi mới tập tành buôn bán sẽ gặp những vấn đề phổ biến như:
- Không nắm bắt và nghiên cứu thị trường, sở thích và thị hiếu của khách hàng hiện nay mà có xu hướng làm việc một cách cảm quan, không có cơ sở phân tích về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng.
- Cần nhập hàng với số lượng lớn vì nếu nhập hàng với số lượng ít giá sẽ cao hơn và lợi nhuận đem về không nhiều và khó cạnh tranh về giá so với đối thủ cạnh tranh.
- Cần đa dạng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng đối với mặt hàng có quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường. Tạo sự khác biệt về mẫu mã, độc lạ để thu hút khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng chưa đủ rộng, cần tiếp thị, quảng bá hình ảnh trên nhiều kênh mạng xã hội như facebook, zalo, instagram, sàn thương mại điện tử…để đa dạng lượng khách hàng.
3. Kinh nghiệm mở shop giày dép để đem lại lợi nhuận cao nhất hiện nay
3.1. Nghiên cứu thị trường
Với sự đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã của các thương hiệu giày dép, thị hiếu của người tiêu dùng cũng một ngày một đa dạng và khắt khe. Vì vậy, bạn cần biết khách hàng mục tiêu của mình là ai dựa trên các yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính và thu nhập… Tất cả những yếu tố trên hình thành một “chân dung khách hàng” mà bạn cần nhắm tới. Từ đó, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Nếu khách hàng mà bạn muốn nhắm đến là sinh viên hoặc những người lao động bình thường thì đây là phân khúc chỉ chi một số tiền nhỏ, vừa phải để mua giày dép. Vì vậy, cần nhập hàng ở Quảng Châu với giá thành rẻ hoặc trung bình.
Nếu khách hàng ở phân khúc tầm trung, có thu nhập ổn định như dân văn phòng, đối tượng này thường xuyên giao lưu, gặp gỡ nhiều người, chăm chút cho vẻ bề ngoài, chú trọng vào mẫu mã và chất lượng. Vì thế, cần nhập hàng ở các xưởng gia công, hàng xuất khẩu hay các thương hiệu nội địa.
Còn riêng đối với phân khúc cao cấp, họ có niềm đam mê với giày, dép, sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn để “săn” được mẫu mã hot nhất trên thị trường, không cần quan tâm đến giá. Với những khách hàng này, những đôi giày có thương hiệu lớn trên thế giới sẽ là sản phẩm họ yêu thích và mong muốn sở hữu ngay.
3.2. Chuẩn bị vốn kinh doanh
“Mở shop giày dép cần bao nhiêu tiền?” chính là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất của những bạn đang có ý định mở shop giày dép. Vốn là yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì tình hình kinh doanh của shop. Không có câu trả lời cho câu hỏi cần bao nhiêu tiền để mở shop. Vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô mà bạn muốn đầu tư, khách hàng mục tiêu của bạn là ai.
Tuy nhiên, nếu bạn kinh doanh theo hình thức online thì không cần phải quá nhiều vốn. Shop giày dép online sẽ giảm được chi phí như tiền để thuê mặt bằng, điện nước và một số trang thiết bị tại shop. Vốn có thể dao động từ 5 triệu đến 20 triệu tùy vào số lượng mà bạn muốn nhập.
3.3. Nhập hàng giày dép
Có rất nhiều nguồn sỉ để nhập hàng nhập giày dép chủ yếu là xưởng giày gia công, chợ đầu mối và thị trường Quảng Châu.
Các địa điểm để nhập hàng ở miền Bắc như: Chợ đầu mối Ninh Hiệp, chợ đầu mối Đồng Xuân hoặc các chợ ở cửa khẩu như chợ Tân Thanh – Lạng Sơn, chợ Móng Cái – Quảng Ninh, Giày dép An Thái Minh – Hoàng Mai….
Các địa điểm để nhập hàng ở miền Nam như: Chợ đầu mối Tân Bình, chợ đầu mối An Đông. Xưởng giày Tamy – quận 8..
3.4. Lựa chọn hình thức kinh doanh
Có rất nhiều hình thức kinh doanh giày dép trên thị trường hiện nay, dưới đây là 3 hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay:
- Cửa hàng truyền thống: Với hình thức này bạn cần tốn kha khá một số chi phí như thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, kệ trưng bày
- Kinh doanh online: Bạn chỉ cần nhập hàng về bán mà không cần thuê mặt bằng, có thể sử dụng nhà để làm kho hàng và bán trên các fanpage và website hoặc các trang thương mại điện tử..
- Nhượng quyền thương hiệu: Nếu bạn không muốn tốn thời gian để xây dựng thương hiệu thì kinh doanh nhượng quyền sẽ là hình thức phù hợp nhất. Bạn không cần phải nhập hàng, xây dựng quy trình bán hàng và đã có một lượng khách nhất định. Tuy nhiên, hình thức này cần một số vốn khá lớn để có thể thực hiện nhượng quyền.
3.5. Chọn mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn lựa chọn hình thức kinh doanh shop thì nên lựa chọn vị trí ở những nơi tiềm năng, đông dân cư như dân văn phòng, học sinh, sinh viên. Mặt bằng có giao thông thuận tiện, và có chỗ đỗ xe cho khách.
3.6. Thiết kế cửa hàng
Sau khi đã thuê được mặt bằng, việc tiếp theo chính là tân trang lại cửa hàng theo sở thích như bảng hiệu, kệ tủ, ghế, gương, kệ trưng bày
- Bảng hiệu: Đây là việc quan trọng bạn cần làm để khách hàng có thể nhận diện được cửa hàng của bạn so với các cửa hàng khác
- Kệ trưng bày: Việc trưng bày có sức ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, vì vậy cần trưng bày một cách nổi bật và khéo léo những sản phẩm của cửa hàng để thu hút thị hiếu của người đi đường.
- Kệ tủ: Nếu là những mẫu mã nhẹ nhàng, thanh lịch hoặc giày sandal bạn nên chọn những kệ kim loại hoặc kệ gỗ. Kệ kim loại cũng phù hợp với những đôi giày thể thao các tính, năng động. Những đôi giày cao gót quý phái và sang trọng thích hợp với kệ thủy tinh hoặc kệ nhôm.
- Gương, ghế: Những vật dùng này đóng vai trò trong việc giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc thử giày, dép.
3.7. Định giá sản phẩm
Để đem về lợi nhuận từ sản phẩm bạn cần cập nhật giá bán bán trên thị trường từ các cửa hàng khác, để tránh tình trạng “hét giá” trên trời hoặc lợi nhuận quá thấp. Trừ những mặt hàng ở phân khúc cao cấp, người dùng không nhạy cảm về giá thì bạn cần tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm và giá. Cần nắm bắt những chương trình khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh một cách phù hợp
3.8. Quảng cáo hình ảnh sản phẩm
Dù bạn có kinh doanh tại cửa hàng thì cũng nên đầu từ vào kênh tiếp thị online để theo kịp thời đại 4.0. Tạo nên lợi thế cạnh tranh qua các kênh mua bán trên mạng xã hội, có sự đầu từ về hình ảnh và các chương trình quảng bá để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
3.9. Quản lý cửa hàng
Để quản lý số lượng nhập hàng và tồn kho hãy lựa chọn một phần mềm bán hàng phù hợp để theo dõi từng loại hàng. Tránh tình trạng bạn không nắm rõ được số lượng sản phẩm hiện có ở cửa hàng hoặc khách hàng hỏi size hoặc giá mà bạn không biết, rất thiếu chuyên nghiệp khi kinh doanh.
>> Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm mở đại lý vé số thành công
- Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu
Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết những kinh nghiệm mở shop giày dép, hi vọng bạn đã có những kiến thức cơ bản để có thể tự tin mở một cửa hàng giày dép trong tương lai, chúc các bạn thành công.