Chuyện quanh ta

Kinh nghiệm mở phòng gym: 8 bước cần thực hiện để kinh doanh hiệu quả

CẬP NHẬT 10/09/2022 | BỞI Tiến Kiều

Bạn đã bao giờ thắc mắc mở phòng tập gym cần thực hiện những gì chưa? Nếu không có kinh nghiệm mở phòng gym thì chắc chắn nhiều người đang nghĩ nó liên quan đến việc tập luyện cả ngày hoặc là bạn sẽ trở thành một huấn luyện viên. Đây là một sự nhầm lẫn phổ biến. Thực tế, các bạn có thể là một PT,  nhưng vai trò chính của bạn thực sự là điều hành và phát triển phòng gym của mình chứ không chỉ huấn luyện.

Nếu bạn đang muốn mở phòng gym thì đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi. Vua Nệm sẽ chỉ cho các bạn những kinh nghiệm mở phòng gym đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

1. Trở thành huấn luyện viên trước khi mở phòng gym

Trước khi mở phòng gym, bạn nên học về gym và trở thành một huấn luyện viên được cấp chứng chỉ đầy đủ. Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu kinh doanh phòng tập gym, bạn đã có tất cả các kiến ​​thức chuyên môn cần có.

Cách tốt nhất là tìm một phòng tập gym để giúp bạn tích lũy kinh nghiệm kinh doanh cũng như kinh nghiêm chuyên môn. Nếu bạn đang suy nghĩ nghiêm túc về việc mở một phòng tập thể dục, bạn nên xin việc làm hướng dẫn viên thể dục tại một cơ sở phòng tập uy tín sau khi đã có chứng chỉ.

kinh nghiệm mở phòng tập gym
Trở thành huấn luyện viên trước khi mở phòng gym là bước đầu khi mở phòng tập gym

Tại những phòng tập này, bạn sẽ có thêm các kỹ năng lãnh đạo như quản lý thời gian, lập ngân sách, ủy quyền và giải quyết xung đột tại phòng gym. Những kỹ năng này sẽ không chỉ giúp bạn mở một phòng tập thể dục chất lượng, mà còn giúp điều hành một phòng tập tốt.

2. Xác định nhóm khách hàng và khách hàng tiềm năng

Đừng nên xây dựng một phòng tập gym phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào mới bắt đầu kinh doanh, chỉ nên tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định. Với kinh nghiệm mở phòng gym thì bạn nên xác định nhóm khách hàng cụ thể cho cơ sở kinh doanh của mình.

Bằng cách xác định đối tượng mục tiêu của mình là ai, bạn có thể hiểu rõ hơn những gì khách hàng cần và cung cấp cho họ những thứ họ muốn, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

mở phòng tập gym
Xác định nhóm khách hàng của bạn

Theo đó, để biết đâu là khách hàng mình hướng đến, các bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Mức thu nhập của họ là bao nhiêu?

Khi trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ tạo ra một mô hình định giá đúng, cũng như điều chỉnh chương trình đào tạo của mình cho những người có ngân sách nhất định.

  • Độ tuổi của họ là bao nhiêu?

Phòng tập thể dục của bạn thường sẽ phục vụ nhóm khách hàng có độ tuổi nhất định. Mô hình phòng gym của bạn có thể phù hợp với những người lớn tuổi, trẻ tuổi hoặc trung niên. Nhưng không nên bao gồm tất cả.

  • Mong muốn, mục tiêu của khách hàng là gì?

Khi mở một phòng tập thể hình, tư duy của khách hàng sẽ quyết định bạn có thể thành công hay không. Các phòng tập gym cần những khách hàng có định hướng và biết họ muốn gì. Chẳng hạn như họ muốn một sức khỏe tốt, một cơ thể đẹp hay muốn học để trở thành một PT? Khi đã nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ có hình thức kinh doanh và chiến lược phù hợp.

Mặt khác, các bạn cũng cần phải xác định nhóm khách hàng tiềm năng để lôi kéo họ. Mở một phòng tập gym không phải cứ mở là sẽ có khách hàng đến. Thay vào đó, bạn phải có một kế hoạch kinh doanh để làm thế nào lôi kéo được khách hàng tiềm năng. Kinh nghiệm mở phòng gym giúp thu hút khách hàng là:

  • Xây dựng trang web có uy tín, tạo thương hiệu đáng tin cậy và lập ứng dụng dành cho thiết bị di động
  • Một chương trình quảng bá mạnh mẽ
  • Quảng cáo, truyền thông xã hội 
  • Tạo sự tin tưởng cho khách hàng bằng đánh giá, review chân thực từ khách hàng đang sử dụng dịch vụ
  • Thư điện tử quảng cáo
  • Chú trọng quảng cáo bằng nội dung (hình ảnh, video, bài blog chia sẻ…)
  • Sử dụng công cụ quản lý và theo dõi khách hàng tiềm năng
mở phòng gym
Có kế hoạch theo dõi và quản lý, lôi kéo khách hàng tiềm năng

Những cách này sẽ giúp phòng tập của bạn được nhiều người biết đến, đặc biệt là nhóm khách hàng tiềm năng gần khu vực phòng tập, dù trước đó chưa biết đến phòng tập của bạn.

3. Kinh nghiệm mở phòng gym – Hiểu rõ các loại chi phí cần trả

Giống như bất kỳ công ty khởi nghiệp kinh doanh nào, việc mở một phòng tập gym cũng sẽ tốn kém rất nhiều tiền bạc. Dành thời gian để phân loại từng chi phí mở một phòng tập có thể giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh và thu lợi nhuận tốt hơn. Biết chi phí cần trả và có kế hoạch kiểm soát chúng. Nó bao gồm chi phí khởi động và chi phí vận hành.

Chi phí khởi động là chi phí một lần. Dưới đây là một số chi phí khởi động phổ biến liên quan đến việc mở một phòng tập thể dục:

  • Đặt cọc bảo đảm tiền thuê đất/thuê phòng tập/văn phòng
  • Thiết bị tập thể dục 
  • Thảm tập thể dục (sàn)
  • Giàn Crossfit (nếu có)
  • Luật sư kinh doanh
  • Kế toán viên
  • Chi phí xây dựng thương hiệu (logo và trang web)
  • Máy tính công ty
  • Phần mềm kế toán

Ngược lại, chi phí hoạt động là chi phí vận hành. Những chi phí này thường bao gồm:

  • Tiền thuê mặt bằng hàng tháng
  • Các tiện ích, dịch vụ đi kèm mặt bằng
  • Bảo hiểm
  • Chi phí thay thế thiết bị
  • Bảo trì phòng tập chung
  • Tiếp thị quảng cáo
  • Giới thiệu và đào tạo nhân viên
  • Lương nhân viên
  • Các chi phí phát sinh khác

Nếu bạn đang mở một cửa hàng nhượng quyền, bạn cũng sẽ phải tính đến chi phí vốn ban đầu của hoạt động và những khoản phí hoặc bản quyền mà bạn sẽ phải trả cho doanh nghiệp.

chi phí mở phòng gym
Biết rõ các loại chi phí và tính toán kỹ càng khi mở phòng gym

4. Tạo sự khác biệt cho phòng tập của bạn

Hiện nay tại Việt Nam có tới hàng ngàn phòng tập tập gym. Nếu bạn muốn nổi bật giữa đám đông, hãy tạo sự khác biệt cho bản thân và dịch vụ của bạn. Theo kinh nghiệm mở phòng gym, hãy cung cấp các dịch vụ chuyên biệt phục vụ cho một nhóm người đam mê thể dục sẽ giúp bạn thành công.

Thay vì cố gắng trở thành điểm đến cho tất cả mọi người, các bạn nên tập trung vào thị trường ngách của mình và cung cấp nội dung, tài liệu và bài tập tốt nhất có thể cho khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Nói một cách khác là hãy tìm ra điều bạn giỏi nhất và theo đuổi nó, thể hiện nó. 

5. Có hệ thống và kế hoạch kinh doanh nhất quán, rõ ràng

Ngay cả khi bạn đã làm việc trong ngành thể dục, thể hình trước đây, nhưng bạn có thể thấy mỗi phòng tập gym đều khác nhau và cần có một kế hoạch kinh doanh cụ thể tùy theo từng địa điểm kinh doanh.

Ngoài việc biết cách bạn lập kế hoạch tạo ra khách hàng tiềm năng, bạn cần biết lợi nhuận mục tiêu trong năm đầu tiên của mình là gì, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn sẽ là ai, những gì khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm và đang tìm kiếm. Đồng thời, đừng quên hiểu rõ và lên kế hoạch để duy trì hoạt động nội bộ của phòng tập của mình một cách nhất quán.

tư vấn mở phòng tập gym
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhất quán, có hệ thống

Một lý do khiến nhiều người chọn mở cửa hàng nhượng quyền thương mại là tất cả những điều này đều được đảm bảo cho bạn ngay từ đầu mà không cần có kế hoạch.

Ví dụ, nếu bạn mở nhượng quyền thương mại với một nhà hàng, các bạn sẽ được hỗ trợ kế hoạch kinh doanh toàn diện, quy trình hoạt động, hệ thống kinh doanh và nhóm – nguồn khách hàng tiềm năng, tài liệu tiếp thị quảng cáo, sổ tay tuyển dụng và hưởng lợi ích từ việc quảng bá thương hiệu của nhà nhượng quyền cùng nhiều yếu tố khác để bạn kinh doanh suôn sẻ.

6. Kinh nghiệm mở phòng gym – Có một chiến lược giữ chân khách hàng

Sau khi kiếm được khách hàng, bạn dự định làm thế nào để giữ được khách hàng đó? Bạn có kế hoạch thu hút lại khách hàng đó như thế nào và đảm bảo họ trở thành nguồn quảng cáo miễn phí hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn?

Hầu hết các phòng tập mới mở đều tập trung vào việc tạo ra khách hàng tiềm năng, nhưng việc duy trì khách hàng tiềm năng cũng vô cùng quan trọng. Vì trên thực tế, khách hàng có thể bỏ đi bất cứ lúc nào và sẽ không quay lại vì một lý do nào đó.

Có kế hoạch để giữ chân khách hàng ở lại và kéo khách hàng quay lại sau đó về lâu dài sẽ rất thuận lợi cho phòng gym của bạn. Vì họ có thể là kênh quảng cáo miễn phí rất hiệu quả. Sự giới thiệu của họ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân sẽ tạo sự đáng tin cậy và nhanh chóng thu hút thêm khách hàng mới hơn.

Có chiến lược giữ chân khách hàng sẽ giúp mở rộng khách hàng
Có chiến lược giữ chân khách hàng sẽ giúp mở rộng khách hàng

7. Không ngừng quảng cáo, xây dựng thương hiệu

Một kinh nghiệm mở phòng gym không kém phần quan trọng là duy trì sự tập trung vào hoạt động tiếp thị quảng cáo, xây dựng thương hiệu ngày càng mạnh mẽ hơn ngay cả khi đã có lượng khách hàng lớn.

Nhiều người có thể dừng hoặc ít quảng cáo hơn ngay khi bạn những tín hiệu khả quan về độ nổi tiếng và số lượng khách hàng. Nhưng việc đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch quảng cáo sẽ mang lại lợi ích to lớn cho hoạt động kinh doanh về lâu dài.

Tập trung vào những thứ như tạo nội dung chuyên nghiệp, phù hợp nhất, xây dựng một blog chất lượng, tạo trang web chuyên nghiệp và tăng cường sự xuất hiện trên mạng xã hội cũng như thu hút khách hàng bằng nhiều loại video trực tiếp và các clip, video được quay dựng trước.

8. Tìm vị trí phù hợp và tránh xa các thiết bị tập thể dục chất lượng thấp

Bạn càng chi tiêu nhiều, việc kinh doanh phòng tập của bạn sẽ càng khó tồn tại. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm khi đầu tư thiết bị. Nếu mua một số loại thiết bị giá rẻ, có thể sẽ càng trở nên lãng phí vì bạn sẽ nhanh chóng phải thay thế thiết bị hoặc thường xuyên hỏng, về lâu dài sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền hơn.

Để tiết kiệm chi phí hiệu quả là lựa chọn mặt bằng phù hợp tại những khu dân cư hay khu văn phòng nhỏ. Không nên thuê mặt bằng tại những khu trung tâm thương mại, tòa nhà lớn vì tiền thuê sẽ rất cao. Nó giúp giảm chi phí thuê và giảm sự rủi ro.

Hãy bắt đầu bằng một phòng tập có quy mô phù hợp với khả năng của bạn. Không nên bắt tay vào làm một phòng gym quá lớn ngay từ ban đầu. Khi bạn bắt đầu với quy mô nhỏ, bạn có thể phát triển dần dần và mở rộng quy mô sau khi đã có sự ổn định, bền vững.

Khi mua sắm thiết bị tập, hãy chọn chất lượng hơn số lượng. Thiết bị kém chất lượng sẽ nhanh hỏng, thường xuyên cần bảo trì và phải thay mới. Ngoài ra, thiết bị không tốt làm tăng nguy cơ chấn thương và có thể làm giảm kết quả tập luyện của khách hàng, gây ra những rắc rối không mong muốn.

Khi đã tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng thì có thể đầu tư vào thiết bị cấp cao nhất. Có thể số lượng thiết bị không nhiều nhưng cần phải có chất lượng cao. Điều này tạo sự tin tưởng và yêu thích của khách hàng.

mở phòng gym cần những gì
Lựa chọn thiết bị, dụng cụ chất lượng cao

Kinh nghiệm mở phòng gym là khi bạn bắt đầu, hãy nhớ rằng có một số chi phí nhất định không nên cắt giảm, đặc biệt là máy móc, thiết bị. Đừng ngại chi thêm một chút cho những yếu tố cần thiết nếu đó sẽ là khoản đầu tư xứng đáng, lâu dài như trang thiết bị, huấn luận viên chất lượng…

>> Xem thêm:

Mở phòng gym đang là mô hình kinh doanh hấp dẫn và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hiện nay. Đảm nhận vai trò chủ phòng tập gym là một nhiệm vụ khó khăn. Bạn phải đưa ra quyết định cuối cùng về mọi thứ, chẳng hạn như kế hoạch truyền thông, hoạt động, tài chính, nhân sự, thiết bị và giải quyết tranh chấp, sự cố. Do đó, bạn phải là một nhà lãnh đạo tự tin và có chuyên môn, kinh nghiệm nhất định. Hãy áp dụng những kinh nghiệm mở phòng gym trên để phần nào giúp bạn thành công trong việc kinh doanh của mình.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều