Hiệu ứng pratfall là gì và những ứng dụng bất ngờ từ chúng

CẬP NHẬT 30/06/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Hiệu ứng pratfall thường thấy ở các show truyền hình thực tế, các diễn viên hay idol mắc lỗi, vụng về trong việc xử lý tình huống càng làm cho chương trình thêm phần thú vị. Điều này cũng góp phần đem lại sự đồng cảm từ khán giả. Chúng ta có được công thức: người nổi tiếng + mắc lỗi = dễ mến hơn. Vậy cụ thể hiệu ứng pratfall là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quát về hiệu ứng pratfall

1.1. Định nghĩa hiệu ứng pratfall

Hiệu ứng pratfall hay còn gọi là hiệu ứng sai lầm, sở dĩ chúng có cái tên như vậy là bởi vì khi ta thấy một người nổi trội đại loại như người nổi tiếng bộc lộ sự vụng về hoặc mắc lỗi sẽ có cảm tình hơn, dễ mến hơn.

Hiệu ứng pratfall
Khi người có địa vị cao hơn bình thường mắc lỗi nhỏ vụng về người ta gọi đó là hiệu ứng pratfall

Nhưng đổi lại nếu nhân vật mắc lỗi là người bình thường thì sẽ không được đánh giá cao. Vào năm 1966 hiệu ứng này được ghi nhận lần đầu bởi nhà tâm lý học Elliot Aronson. 

Ông bắt đầu thí nghiệm của mình bằng cách quay lại quá trình trả lời câu hỏi của một diễn viên và đương nhiên tất cả câu trả lời đều đúng. Sau đó, ông tiếp tục quay cảnh diễn viên đó mắc lỗi và làm đổ cốc cà phê.

Nhà tâm lý học đã cho 2 nhóm đối tượng xem video, một nhóm chỉ được xem phần trả lời câu hỏi, nhóm còn lại sẽ được xem cả phần diễn viên làm đổ cốc cà phê.

Và kết quả bất ngờ khi nhóm 2 có thiện cảm hơn đối với diễn viên đó so với nhóm 1. Một lần nữa thí nghiệm được lập lại nhưng đối tượng lại là người bình thường, chỉ trả lời đúng được 30% câu hỏi. Hầu hết những khán giả xem video đều không đánh giá cao người này, một số trong đó còn tỏ thái độ khó chịu khi người này làm đổ tách cà phê.

1.2. Lý giải pratfall effect

Những cá thể sở hữu ưu thế hơn người bình thường luôn được đánh giá cao hơn. Theo một cách vô thức, chúng ta xem họ đứng ở một vị trí không thể với tới, một đẳng cấp khác.

Đó cũng là lý do tại sao người ta gọi người nổi tiếng là ngôi sao, thần tượng, điều đó biểu thị cho việc họ ở một tầm cao khác mà khó ai có thể đạt được.

Chính vì thế những sai lầm, mắc lỗi thường gặp của người nổi tiếng sẽ kéo gần khoảng cách đó lại khiến họ không còn hoàn hảo như trong suy nghĩ của nhiều người.

lý giải hiệu ứng pratfall
Những lỗi nhỏ mà người nổi tiếng mắc phải đem họ trở nên gần gũi và dễ mến hơn

Họ cũng mắc những sai lầm như người bình thường khiến chúng ta dễ đồng cảm, cảm giác thân thiết hơn. Do đó những câu chuyện phiếm của người nổi tiếng luôn được khán giả quan tâm đặc biệt. Ở đây họ tìm thấy được những góc khuất đời thường, gần gũi hơn của các “ngôi sao”.

Bên cạnh đó, lý thuyết Construal Level Theory – lý thuyết về mức độ tri nhận cho rằng người càng có mối quan hệ gần gũi thì càng có cái nhìn chi tiết hơn. Điều này giải thích cho việc chúng ta thường đánh giá bạn bè và người thân một cách khắt khe khi họ phạm sai lầm chính vì họ là người thân thiết với chúng ta.

2. Một số ví dụ điển hình của hiệu ứng pratfall

Từ hiệu ứng pratfall ta thấy rằng sai phạm không phải lúc nào cũng bị chỉ trích và gây bất lợi. Biết tận dụng những điểm này trong quảng cáo và truyền thông sẽ tạo ra sự thành công cho nhãn hàng, đại loại như trong những ví dụ sau.

2.1. Dòng xe Beetle

Chiến dịch quảng cáo của dòng xe Beetle được Volkswagen lên kế hoạch tại thị trường Mỹ vào những năm 1950 là một ví dụ điển hình của hiệu ứng pratfall

Beetle vốn dĩ là dòng xe có kích thước nhỏ nhưng ở thời điểm này người Mỹ lại chuộng xe có kích thước lớn hơn. Họ quan điểm xe lớn sẽ giúp khẳng định vị thế.

Tưởng chừng như dòng xe Beetle phải mất rất nhiều thời gian để đến với người tiêu dùng vì gặp rào cản lớn. Tuy nhiên, Volkswagen rất biết cách tận dụng điểm yếu, biến nó thành sự nhận diện thương hiệu.

chiến dịch quảng cáo Beetle có hiệu ứng pratfall
Beetle từng không được ưa chuộng nhưng lại vận dụng tốt yếu điểm để truyền thông thành công

Khẩu hiệu “Think small” của Volkswagen đưa ra đi ngược lại với “Think big” xưa nay làm cho người Mỹ tò mò, thương hiệu bắt đầu được người tiêu dùng chú ý hơn.

Sau đó, hãng đưa ra những lợi ích thiết thực của dòng xe nhỏ, đại loại như: giá rẻ, dễ dàng tìm chỗ đỗ xe, hay có thể đẩy xe bằng tay khi xe chẳng may hết xăng,… Từ việc vận dụng tốt hiệu ứng pratfall mà bây giờ Volkswagen nhiều lần lọt top 10 hãng ô tô bán chạy nhất nước Mỹ.

2.2. Nước súc miệng Listerine

Có thể bạn chưa biết nước súc miệng Listerine cũng là một nhãn hàng áp dụng thành công hiệu ứng pratfall – dùng chính điểm yếu của mình để quảng cáo. Mùi vị ban đầu của Listerine không được nhiều người yêu thích, tuy nhiên sau đó hãng đã đưa ra thông điệp “The taste people hate, twice a day” – Mùi vị bạn ghét, hai lần mỗi ngày.

chiến dịch quảng cáo Listerine có hiệu ứng pratfall
Nước súc miệng Listerine cũng là một trường hợp áp dụng hiệu ứng pratfall thành công

Kết quả, Listerine đã in sâu vào nhận thức của người tiêu dùng là “thuốc đắng dã tật” – mùi vị không tốt nhưng lại tiêu diệt được vi khuẩn. Từ điều này, thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn.

2.3. KFC

KFC đã rất thông minh và sáng tạo khi áp dụng được hiệu ứng pratfall vào trong truyền thông để nâng cao thương hiệu. Thông thường, nếu như khách hàng nhận được sự phục vụ không tốt, các doanh nghiệp sẽ đưa ra lời xin lỗi và khắc phục hậu quả.

Nhưng đây không phải là cách làm của KFC, KFC thậm chí còn nhấn mạnh vào lỗi lầm của mình. Khi hết gà và không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, KFC đã đưa cho khách hàng một hộp gà đặc biệt có ghi tên nhãn hàng từ “KFC” đổi thành “FCK”.

Đây là một sự tự châm biếm đầy tinh tế, vừa thể hiện sự sáng tạo vừa bộc lộ tính hài hước. Khách hàng lúc này thậm chí không giận mà còn lan truyền điều này lên mạng xã hội.

chiến dịch quảng cáo KFC có hiệu ứng pratfall
KFC đã tự chế giễu sai sót của mình và trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội

Từ đó, nhãn hàng được PR một cách miễn phí, tăng độ nhận diện thương hiệu, thậm chí doanh số của hãng còn gia tăng.

3. Áp dụng pratfall effect trong cuộc sống

Nhiều người luôn phấn đấu để được hoàn hảo nhưng thực chất tâm lý chúng ta luôn bị thu hút bởi những thứ không hoàn chỉnh hay các lỗi sai phạm. Như đã nói ở trên pratfall thường xuyên được áp dụng trong cách chương trình tạp kỹ, show giải trí dành cho các ngôi sao nổi tiếng nhưng thực chất chúng cũng có thể được áp dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Đại loại, nếu bạn muốn tạo mối quan hệ trong công việc thì thay vì tỏ ra là một người hoàn hảo thì bạn có thể chia sẻ về những vấn đề mình đang gặp phải cho đồng nghiệp. Họ sẽ cảm thấy bạn dễ gần hơn, cảm thấy mình được tin tưởng hơn và đồng thời bạn cũng nhận được những lời khuyên hữu ích. 

Áp dụng hiệu ứng pratfall
Áp dụng hiệu ứng pratfall ngay trong cuộc sống hằng ngày.

XEM THÊM:

bạn nắm bắt được tính chất và cách vận dụng của hiệu ứng pratfall thì bạn đã thành công một phần trong việc tạo dựng các mối quan hệ xung quanh. Và cũng không vì thế mà tự tạo áp lực cho bản thân lúc nào cũng phải tỏ ra hoàn hảo trước mặt mọi người. Hãy biết tiết lộ điểm yếu của mình một cách thông minh, đó chính là bí quyết để bạn có được sự cảm thông từ số đông.

Nguồn: https://vietcetera.com/vn/pratfall-effect-den-thanh-con-co-luc-nham

Đánh giá post