Những công dụng tuyệt vời mà củ cải trắng mang đến cho sức khỏe

CẬP NHẬT 18/11/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Bên trong củ cải trắng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như tăng cường hệ miễn dịch, ổn định hô hấp, hay cải thiện tiêu hoá,… Do đó, loại thực phẩm này còn được biết đến với biệt danh “nhân sâm mùa đông”. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết thêm về củ cải, cũng như cách dùng củ cải trắng đúng cách nhất nhé.

1. Củ cải trắng là gì? 

Củ cải trắng có nguồn gốc xuất xứ từ  vùng Đông Nam Á và Đông Á, là giống cây củ cải mọc lá nhanh, với chiều dài trung bình là khoảng 15cm, hoặc dài hơn. Hiện nay, củ cải trắng là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn của văn hóa ẩm thực phương Đông như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.

củ cải trắng là gì
Củ cải trắng là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình nước ta

2. Thành phần dinh dưỡng bên trong củ cải trắng

Theo Tây Y thì trung bình 100g củ cải trắng sẽ có khả năng cung cấp 1.4gam protid, 1.5gam xenlulozơ, 3.7gam glucid, 40mg canxi, 1.1mg sắt, 41mg photpho; 0.5mg vitamin PP, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 30mg vitamin C… cho cơ thể.

thành phần dinh dưỡng củ cải trắng
Thành phần dinh dưỡng của củ cải trắng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Theo Y học cổ truyền thì củ cải có tính ngọt, tính bình, vị cay, đắng và không có độc. Trên thực tế, củ cải trắng được chứng minh là có công dụng hiệu quả trong việc chữa ho, long đờm, lợi tiểu. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày,… 

3. Công dụng của củ cải trắng

Một số công dụng thần kỳ mà củ cải trắng mang đến cho sức khỏe của người dùng như:

3.1. Cải thiện hệ tiêu hóa

Công dụng đầu tiên mà không thể không kể đến của củ cải trắng đó là nhuận tràng, cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Không chỉ vậy, bên trong củ cải trắng còn chứa 1 hàm lượng lớn chất xơ, có khả năng giảm các triệu chứng táo bón và tăng cường các hoạt động của đường ruột.

giá trị dinh dưỡng củ cải trắng
Cải thiện hệ tiêu hóa chính là công dụng không thể bỏ qua của củ cải trắng

Hơn nữa, củ cải trắng còn có thể giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất mật – một trong những yếu tố quan trọng để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.

3.2. Ngăn ngừa bệnh trĩ

Củ cải trắng được xem là loại thức ăn thô và có chứa 1 hàm lượng các carbohydrate khó tiêu lớn. Điều này đã giúp tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa giữ nước và giảm tình trạng táo bón hiệu quả – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Không chỉ vậy, củ cải trắng còn được đánh giá cao nhờ vào khả năng thải độc tố, làm dịu hệ thống tiêu hóa và bài tiết. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh trĩ cũng ít xuất hiện hơn.

3.3. Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng vitamin C, các chất chống oxy hóa, axit folic và anthocyanin bên trong củ cải trắng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, dạ dày,  thận, và ung thư vòm họng.

3.4. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Vitamin B12 bên trong củ cải trắng có khả năng thúc đẩy sự hấp thu sắt và tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin. Hàm lượng hemoglobin trong cơ thể càng cao, thì càng giúp bồi bổ thể lực và phòng ngừa bệnh thiếu máu cực kỳ hiệu quả.

3.5. Hỗ trợ quá trình giảm cân

Có thể bạn không ngờ đến, nhưng củ cải trắng là loại thực phẩm có khả năng giảm cân cực tốt đấy. Hàm lượng hoạt tính sinh học betain bên trong củ cải trắng sẽ giúp chức năng gan được khỏe mạnh. Khi gan được hoạt động tốt, chất béo sẽ được chia nhỏ một cách hiệu quả. Từ đó, hỗ trợ quá trình giảm cân và ngăn ngừa chứng mệt mỏi, khó chịu cho cơ thể.

dinh dưỡng củ cải trắng
Củ cải trắng là nguyên liệu thường xuyên xuất hiện trong thực đơn giảm cân

Bên cạnh việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, bạn có thể bổ sung cho mình một ly nước ép củ cải trắng mỗi ngày, để giúp cơ thể thêm thon gọn hơn.

3.6. Phòng bệnh tim mạch và vàng da

Betaine được tìm thấy ở củ cải trắng được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc làm giảm homocysteine huyết tương – nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch.

Nhờ vào công dụng loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể mà củ cải trắng còn giúp làm sạch gan và dạ dày. Đây đều là những cơ quan dễ bị tổn thương từ những yếu tố trong và ngoài cơ thể.

Không chỉ vậy, củ cải trắng có khả năng hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh vàng da. Đồng thời, nhờ vào việc củ cải trắng có khả năng kiểm soát sự phá hủy hồng cầu làm bilirubin trong máu tăng cao – một trong những yếu tố chính gây bệnh vàng da, mà loại thực phẩm này sẽ giúp bạn điều chỉnh chỉnh lượng bilirubin trong máu và tăng thêm oxy cho cơ thể.

3.7. Tốt cho phổi

Đặc tính chống sung huyết ở củ cải trắng rất có lợi cho những bệnh nhân bị hen suyễn hay chứng sung huyết đường hô hấp.

dinh dưỡng trong củ cải trắng
Bổ sung củ cải trắng vào thực đơn sẽ giúp bạn bảo vệ phổi của mình hiệu quả

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, củ cải trắng có khả năng chống các kháng nguyên gây ra những bệnh về dị ứng. Từ đó, giúp bảo vệ các lót mềm ở các bộ phận này khỏi tình trạng bị nhiễm trùng nguy hiểm.

3.8. Duy trì sự tươi trẻ

Hàm lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa bên trong củ cải trắng sẽ giúp ngăn chặn các gốc tự do hiệu quả. Nhờ đó, khiến làn da của bạn luôn được tươi trẻ, và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

4. Một số lưu ý khi ăn củ cải trắng

Không một ai có thể không công nhận những công dụng tuyệt vời mà củ cải trắng mang đến cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, thì khi sử dụng loại thực phẩm này, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

4.1. Không nên ăn củ cải trắng quá nhiều

Việc ăn quá nhiều củ cải trắng có thể khiến bạn đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, nếu mẹ bầu không may ăn quá nhiều củ cải trắng trong một ngày thì sẽ dẫn đến việc đi tiểu quá nhiều, gây ra những bất tiện không đáng có.

tác dụng củ cải trắng
Không ăn quá nhiều củ cải trắng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân

Chính vì vậy, với phụ nữ có thai thì tốt nhất là bạn chỉ nên ăn củ cải trắng tối đa từ 1 – 2 lần/tuần. Đặc biệt, bạn không nên ăn củ cải trắng sống, không được nấu chín kỹ càng, để tránh nguy cơ ngộ độc khi mang thai.

4.2. Không ăn củ cải trắng cùng táo, lê, nho

Theo Đông Y, bạn không nên kết hợp củ cải trắng với táo, nho, lê để ăn cùng. Bởi điều này có thể khiến bạn mắc bệnh bướu cổ. Không chỉ vậy, nếu có thói quen ăn này thường xuyên thì còn có thể gây ra bệnh suy tuyến giáp nặng.

>> Xem thêm: 

Trên đây là những công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng củ cải trắng mà bạn nên biết. Hy vọng sau những chia sẻ của Vua Nệm, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Đánh giá post