Có lẽ chúng ta đều đã từng nghe tới cụm từ cây thực phẩm. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đây là loại cây gì và có những lợi ích như thế nào đối với con người cũng như các loài động vật trên trái đất. Để hiểu rõ hơn về cây thực phẩm hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Nội Dung Chính
1. Cây thực phẩm là gì?
Cây thực phẩm hay còn được gọi là cây nông nghiệp. Đây là cây có mặt tại hầu hết mọi quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Có thể hiểu một cách đơn giản thì cây thực phẩm chính là nhóm cây ăn được và được chia thành 3 nhóm chính sau:
1.1. Nhóm cây lương thực
Là những loại cây được trồng với mục đích tạo ra nguồn lương thực phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là nhóm cây chính mang tới cho con người nguồn năng lượng để duy trì sự sống. Trong lương thực có chứa rất nhiều bột đường và carbohydrate.
Các loại cây lương thực trên thế giới rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là: Ngô, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, sắn.
Còn ở Việt Nam, các loại cây lương thực chính, được trồng nhiều nhất là: Lúa gạo, ngô, sắn và khoai lang. Trong đó, lúa gạo và ngô giữ vai trò quan trọng nhất.
Đối với lúa gạo, ở nước ta gồm có 2 loại lúa chính, đó là lứa nước và lúa khô. Tùy từng vùng miền, địa hình và khí hậu mà chọn loại lúa trồng phù hợp. Cụ thể, ở những vùng đồng bằng có đất trũng, ngập nước, ví dụ như đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng sông Cửu Long sẽ trồng lúa nước. Trong khi đó, tại các vùng núi cao, ruộng bậc thang ít nước thì lúa khô sẽ phù hợp hơn.
1.2. Các loại cây ăn quả
Các loại cây ăn quả cũng thuộc nhóm cây thực phẩm. Loại cây này chủ yếu được trồng để cung cấp trái cây. Có thể sử dụng trái cây như một thức ăn kèm hoặc thức ăn riêng biệt. Đồng thời, trong trái cây còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhất là chất khoáng và các vitamin A, vitamin C.
Mỗi vùng miền lại có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng riêng và thích hợp để trồng những loại cây ăn quả khác nhau. Do đó, cây ăn quả cũng được chia thành nhiều nhóm nhỏ, gồm: Cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đối, cây ăn quả ôn đới,…
Việt Nam là một quốc gia có diện tích trồng cây ăn trái lớn, lên tới 910.000ha và cho khoảng 9,5 triệu tấn trái cây/năm. Các loại trái cây cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, diện tích trồng chuối chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 19%. Bên canh đó, xoài, vải, chôm chôm, nhãn,… cũng được trồng rất nhiều.
Ngoài ra, nước ta còn có những vùng trồng cây ăn trái tập trung với các loại cây ăn trái chủ lực là: Thanh long, xoài, chôm chôm, vú sữa, măng cụt, bưởi, cam, dứa,…
1.3. Các loại cây rau củ
Trong nhóm cây thực phẩm còn có cả các loại cây rau củ. Tất cả các loài cây thực vật có màu xanh và con người có thể ăn được thì đều xếp vào loại cây rau củ. Tùy từng loại cây mà phần ăn được có thể là hoa, củ, quả hay lá nhưng lá là phổ biến nhất.
Một số loại cây rau củ phổ biến hiện nay có thể kể tới như:
- Rau ăn củ: Củ dền, củ cải, củ cà rốt, củ sen, củ su hào,…
- Rau ăn quả: Bí ngô, bí đao, dưa chuột, su su, mướp, đậu cove, đậu tương, cà chua,…
- Rau ăn rễ: Ngó sen,…
- Rau ăn lá: Bắp cải, cải thìa, mồng tơi, cải ngọt, cải xanh, rau cần, rau muống,…
- Rau ăn thân: Măng, măng tây, rau chuối, súp lơ,…
- Rau ăn hoa: Thiên lý, điên điển, bông súng, hoa chuối,…
- Rau thơm: Bạc hà, rau răm, húng quế, cần tây, hành tây,…
2. Vai trò quan trọng của cây thực phẩm đối với cuộc sống
Có thể khẳng định rằng cây thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Nó không chỉ cần thiết đối với sự sống của con người mà còn với cả động vật. Trước đây khi xã hội và khoa học công nghệ còn chưa phát triển, sản lượng các cây thực phẩm còn khá thấp và cách chế biến cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, ngày nay, các cây lương thực đã được nâng cao cả về sản lượng và chất lượng. Cách chế biến cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Các sản phẩm từ cây lương thực xuất hiện trên bàn ăn của mọi gia đình. Chúng cung cấp cho con người nguồn năng lượng sống dồi dào. Bên cạnh đó, cây thực phẩm còn tham gia vào quá trình thực hiện nghiên cứu của con người. Thậm chí là cả hoạt động sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ, phát triển thực vật.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng không thể thiếu sự có mặt của cây thực phẩm. Bên cạnh đó, người ta cũng sử dụng các loại cây thực phẩm vào cả ngành công nghiệp hóa học, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngành hóa thực phẩm.
Ngành mỹ phẩm cũng sử dụng cây thực phẩm rất nhiều. Các chiết xuất từ cây thực phẩm, đặc biệt là cây ăn quả và cây rau củ đóng vai trò quan trọng.
3. Vấn nạn cây thực phẩm bẩn trên thế giới
Mặc dù có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nhưng thế giới lại đang phải đối mặt với vấn nạn cây thực phẩm bẩn. Đây là vấn đề đã tồn tại rất nhiều năm nhưng chưa được khắc phục.
Có thể dễ dàng tìm thấy những bài viết lên án về cây thực phẩm bẩn trên mọi mặt báo từ báo chính thống cho tới trang tin điện tử. Những vấn đề như rau củ được “tắm” bằng nước thải, “hô biến” rau bẩn thành rau sạch,… xuất hiện liên tục. Điều này khiến cho người dân cảm thấy vô cùng lo lắng khi sử dụng sản phẩm từ cây thực phẩm.
Khi sử dụng các sản phẩm từ cây thực phẩm bẩn không chỉ làm giảm hiệu quả mà sản phẩm mang lại, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu sử dụng lâu dài, con người có thể phải đối mặt với các căn bệnh ung thư.
Vì vậy, việc giải quyết vấn nạn cây thực phẩm bẩn là vô cùng cấp thiết, được mọi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam quan tâm.
4. Việt Nam đối mặt thách thức cây thực phẩm bẩn thời đại 4.0
Với sự phát triển của công nghệ, việc trồng trọt cây thực phẩm đã trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, năng suất cây thực phẩm mang lại cũng lớn hơn và tiết kiệm được không ít công sức lao động. Tuy nhiên, ngoài những lợi thế thì cây thực phẩm thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng gặp nhiều thách thức.
Theo như quy định thì người trồng cây thực phẩm chỉ được phép sử dụng những loại phân bón hữu cơ để chăm sóc. Để phòng trừ sâu bệnh, có dại người trồng có thể sử dụng các biện pháp thủ công hoặc một số chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học an toàn.
Tuy nhiên, để có thể phát triển trồng trọt cây thực phẩm với quy mô lớn, diện tích rộng, đặc biệt là với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tại Việt Nam thì tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy là do điều kiện khí hậu của nước ta rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Nếu chỉ áp dụng biện pháp diệt trừ sâu thủ công sẽ tốn rất nhiều nhân lực, thời gian. Còn nếu sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu lại khá tốn kém chi phí trong khi giá thành, đầu ra của cây thực phẩm ở nước ta còn khá bấp bênh, thiếu ổn định.
Vì vậy, có thể nhận thấy, ở nước ta, việc trồng cây thực phẩm thường diễn ra manh mún, nhỏ lẻ. Việc gộp diện tích để phát triển theo quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn. Chất lượng sản phẩm chưa thực sự đảm bảo và nguồn ra cũng chưa cố định. Vì vậy, để có thể phát triển mô hình trồng cây thực phẩm chuyên nghiệp đòi hỏi sự nỗ lực ở cả các cấp chính quyền địa phương, Nhà nước và người dân.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn cây thực phẩm là gì, gồm những nhóm nào. Có thể nói, cây thực phẩm là một phần thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó lại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn và thách thức trong sự phát triển.