Chuyện quanh ta

Cây Cam Thảo là gì? Các lợi ích tuyệt vời từ cây Cam Thảo

CẬP NHẬT 22/12/2022 | BỞI Tiến Kiều

Cây Cam Thảo là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Là loài cây của miền núi ôn đới với mùi thơm dịu nhẹ, vị ngọt cùng nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, Cam Thảo được sử dụng trong cả Đông và Tây y. Công dụng chính của Cam Thảo là gì? Cách sử dụng Cam Thảo như thế nào là tốt nhất? Khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Cây Cam Thảo là gì và nguồn gốc của cây Cam Thảo

Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, mọc chủ yếu ở vùng núi ôn đới của Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Afghanistan… Hiện nay, đa phần Cam Thảo được du nhập từ Trung Quốc với nhiều tên gọi khác nhau như: cây quốc lão, cây sinh cam thảo, Cam thảo bắc, Lộ Thảo,…

Ở nước ta, Cam Thảo vẫn được trồng nhiều tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội,… Sau 3 năm sinh trưởng cây có thể sinh hoa, tuy nhiên tỷ lệ sinh trưởng và năng suất khá thấp. 

Cam Thảo lâu năm có chiều cao đạt đến 30 – 100cm, phần rễ màu vàng nhạt, lông ngắn, lá mọc so le, hoa có màu tím nhẹ giống hoa oải hương. Quả Cam Thảo có màu nâu đen, vỏ quả cong thành hình lưỡi liềm dài 3 – 4 cm, rộng 6 – 8 mm. Một quả thường có 2 – 8 hạt, hạt nhỏ dẹp có màu nâu bóng.

cây cam thảo là gì
Các lợi ích khi sử dụng Cam Thảo

2. Các loại cây Cam Thảo phổ biến

Trong Đông y, Cây cam thảo là loại dược liệu quý để điều trị các căn bệnh như: Viêm gan, rối loạn nhịp tim, viêm họng,… Hiện nay, có 3 loại Cam Thảo chính được dùng phổ biến bao gồm:

2.1. Cây Cam Thảo đất

Cam thảo đất (hay Cam thảo nam): là loại cây mọc hoang khá nhiều ở nước ta và các tỉnh miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Cây mọc nhiều ở các mảnh đất có độ cao từ 0.4 – 0.7m. Dáng cây thẳng đứng, rễ mọc thành chùm và khá lớn. Sau khi cây già chúng sẽ hóa thành gỗ ngay gần gốc. 

cây cam thảo đất
Cây Cam Thảo đất

Lá của cây Cam thảo thường mọc đối xứng hoặc gom lại thành 3 lá gần nhau. Cam thảo thường ra nụ vào những ngày mùa hạ, nụ hoa màu trắng, quả hình cầu mọc xen kẽ từ lá, bên trong có hạt nhỏ.   

Đạt đến độ tuổi nhất định, loại thảo dược này có thể cho thu hoạch quanh năm. Mùi thơm khá nhẹ, vừa thử vào miệng sẽ có vị đắng, hậu vị ngọt tại nơi cuống họng. Cam Thảo đất được dùng thay thế nước uống giúp giải nhiệt, giảm tình trạng nóng trong người và mất nước rất hiệu quả.

2.2. Cây Cam Thảo Bắc

Trái ngược với Cam thảo Nam, cây Cam thảo Bắc tập trung phát triển ở phần rễ ngầm dưới đất nhiều hơn. Đặc biệt, khi mọc phần rễ phát triển có thể đâm ngang lên đến 2m. Phần thân trên khá yếu, thuộc loại lá kép có hình bầu dục nhỏ.

Cây Cam thảo Bắc bắt đầu cho thu hoạch sau khoảng từ 3-4 năm sau khi gieo hạt. Thời gian thu hoạch chính là vào cuối mùa thu hoặc xuân. So với Cam thảo Nam thì loại dược liệu này có phần dễ ăn hơn, vị ngọt ngay từ lúc thử. Cam thảo Bắc có công dụng rất tốt, thường được dùng để giảm huyết áp, chống loét dạ dày, giảm sưng đau hay tăng cường miễn dịch,…

2.3. Cây Cam Thảo dây

Cam Thảo dây (dây chi chi): là loại dược thảo thuộc thân leo, khá nhiều xơ và cành nhỏ. Phần lá mọc đối xứng có hình như lông chim và hạt khi nở kết thành từng chùm màu cam đỏ như chuỗi ngọc rất đẹp mắt. 

cây cam thảo dây
Cây Cam Thảo dây

Cam thảo dây là loại cây mọc hoang ở các bìa rừng và ven biển nước ta. Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hóa chính là một trong những địa điểm mà loại cây này mọc nhiều nhất. 

Rễ, thân và lá cây Cam thảo dây được thu hoạch vào mùa thu sau khi cây đã ra hoa. Loại thảo dược này dùng tươi hoặc khô đều được, toàn cây có vị ngọt nhẹ được dùng để chữa ho, giải cảm và thay thế Cam thảo Bắc trong một vài trường hợp nhất định. Lưu ý phần hạt có độ, chỉ dùng làm thuốc sát trùng ngoài.

3. Công dụng chính của cây Cam Thảo 

Cây Cam thảo là loại thảo dược có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và đời sống. Dưới đây là một vài những công dụng chính mà loại cây này mang lại: 

3.1 Đối với sức khỏe 

Cây cam thảo hiện nay được biết đến với rất nhiều công dụng chính trong Đông y như: chữa viêm họng, ho có đờm hay thậm chí làm thuốc dẫn kinh và còn chữa trị các bệnh liên quan đến được tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng,…  Cụ thể như sau:

3.1.1 Chữa cảm cúm từ Cam Thảo đất

Chuẩn bị 30 gram Cam thảo đất cùng bạc hà, rau diếp cá. Rửa sạch, sau đó sơ chế nguyên liệu, đem tất cả đi sắc thành thuốc. Để hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp cùng với cỏ tranh, mãn kinh, kim ngân, rau má hay kinh giới để tăng tính dược liệu cho bài thuốc.

công dụng cây cam thảo
Công dụng chữa cảm cúm cây Cam Thảo

3.1.2 Chữa lỵ trực trùng

Với bài thuốc này, bạn sử dụng khoảng 30 gram mỗi loại cam thảo đất, địa liền, rau muống sau đó sắt thành 1 chén thuốc. Lưu ý, sau khi sơ chế thì nên uống ngay trong ngày. Nếu có thời gian, bạn nên thực hiện chúng liên tục để cải thiện bệnh lý tốt hơn.

3.1.3 Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay

Dùng Cam thảo xay ra và đắp trực tiếp lên vết thương trong khoảng thời gian 2-3 ngày một lần. Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng cùng với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả.

3.1.4 Điều trị mụn nhọt sưng đau

Nguyên liệu bao gồm 20gram các loại cam thảo nam, sài đất, kim ngân hoa. Đem nguyên liệu đi rửa sạch, sau đó sắt thành ⅔ chén thuốc, mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Với bài thuốc này bạn có thể sử dụng nguyên liệu tươi hay khô đều được.

3.1.5 Điều trị sốt phát ban

Điều trị sốt phát ban bạn cần chuẩn bị: 15g cam thảo đất, 15g sài đất, 20g củ sắn dây, 15g cỏ nhọ nồi, 12g cây trắc bá. Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch, cho vào nồi sắc với 800ml nước. Nấu cho đến khi nước cạn khoảng 500ml thì tắt bếp, để nguội và uống liền trong ngày. 

Lưu ý, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, nhất là đối với trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc tốt nhất.

cây cam thảo có công dụng gì
Cây Cam Thảo điều trị sốt, phát ban

3.1.6 Chữa bệnh lỵ

Để chữa bệnh lỵ bạn cần chuẩn bị: 15gram cam thảo đất, lá mơ lông, 20gr cỏ gà. Sơ chế sạch sau đó sắt thuốc và uống sau khi ăn. Lưu ý, không nên sử dụng vào buổi tối vì dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.

3.1.7 Điều trị huyết áp cao, xuất huyết não

Để giảm các triệu chứng về huyết áp cao và xuất huyết não nhẹ bạn cần chuẩn bị: 15gram cam thảo đất, 10 gram bạch dược, 15gram lá sen, 10 gram tầm gửi, 10 gram bạch môn, sinh địa và 12gram đỗ trọng. Với những nguyên liệu này bạn có thể sử dụng sắt uống 3 ngày 1 lần.

3.1.8 Điều trị tiểu tiện không thông

Chuẩn bị 12 gram mã đề, 15 gam Cam Thảo đất, 12 gram râu ngô. Sau đó đem sắt uống, sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần, duy trì cho đến khi việc tiểu tiện dễ dàng hơn, không còn buốt khi tiểu nữa thì dừng.

3.1.9 Chữa viêm họng hạt

Chắc nhiều bạn đã biết ngậm Cam thảo có tác dụng chữa viêm họng hạt rất hiệu quả. Theo Đông y, Cam thảo có vị ngọt, tính bình giúp dưỡng khí, thông kinh mạch, nhuận phế,… Vì vậy, sử dụng Cam thảo có tác dụng điều trị các bệnh về hô hấp và viêm phế quản rất tốt. 

tác dụng cây cam thảo
Công dụng điều trị viêm họng hạt từ cây Cam Thảo

3.2 Tác dụng đối với làm đẹp

Không chỉ tốt cho sức khỏe, Cam thảo còn được sử dụng nhiều trong các công thức làm đẹp hiện nay. Chứa nhiều thành phần làm sáng da như flavonoid và glycosides giúp phá vỡ các hắc tố melanin (nguyên nhân gây nên tình trạng da xỉn màu).

Khi sử dụng, Cam thảo được nghiền nhuyễn thành dạng bột. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm làm đẹp có chứa thành phần từ loại dược liệu này như: mặt nạ, tinh dầu, serum, viên uống làm đẹp,… Bên cạnh đó, Cam thảo có công dụng là khô cồi mụn, giảm sưng, đẩy nhanh quá trình xẹp mụn.

>> Xem thêm:

Hy vọng thông qua bài biết này bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc, và xuất xứ cũng như các công dụng chính của cây Cam thảo đối với sức khỏe và đời sống như thế nào. Để hiệu quả hơn, bạn vẫn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. 

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều