Ca dao tục ngữ Việt Nam được hình thành từ ngàn xưa, được ông cha ta truyền lại qua các thế hệ con cháu về truyền thống dân tộc, về cách sống sao cho trọn nghĩa trước sau, về công ơn sinh thành của cha mẹ ,…. Những bài học quý giá thông qua đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác, mỗi người con của đất nước khi nhắc đến ca dao tục ngữ Việt Nam là nhắc đến cội nguồn, nhắc đến quê hương nơi, đến những trị những bài học không bao giờ mất đi dù đã trải qua bao nhiêu thế hệ.
Vậy ca dao tục ngữ Việt Nam là gì? Nói về những lĩnh nào? Ca dao có khác gì so với tục ngữ? Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của ca dao tục ngữ Việt Nam.
Nội Dung Chính
- 1. Khái niệm ca dao tục ngữ Việt Nam
- 2. Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ Việt Nam ý nghĩa nhất
- 2.1. Ca dao tục ngữ Việt Nam về phong tục, nghi lễ
- 2.2. Ca dao tục ngữ Việt Nam về chủ đề thầy cô giáo
- 2.3. Ca dao tục ngữ Việt Nam về học tập
- 2.4. Ca dao tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên về sản xuất và lao động
- 2.5. Ca dao tục ngữ Việt Nam về gia đình, tình cảm gia đình
- 2.6. Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình cảm đôi lứa
- 2.7. Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình bạn
- 2.7. Ca dao tục ngữ Việt Nam về chữ tín
- 2.8. Ca dao tục ngữ Việt Nam tôn trọng người khác
- 3. Ca dao tục ngữ Việt Nam được sử dụng vào những trường hợp nào?
- 4. Kết luận
1. Khái niệm ca dao tục ngữ Việt Nam
Trước khi khám phá tổng hợp những ca dao tục ngữ Việt nam ý nghĩa nhất hãy cùng tìm hiểu ca dao tục ngữ là gì? Thường phản ánh hay nêu lên những nội dung gì?
1.1. Ca dao là gì?
Theo nghĩa Hán Việt, thì từ “ca” là từ dùng để chỉ những bài hát, còn từ “dao” là từ để chỉ bài hát.
Ca dao là những lời thơ trữ tình được kết hợp với âm nhạc theo cách dân gian của người Việt Nam. Được lưu truyền bằng cách thức truyền miệng từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác dưới dạng câu hát kết hợp với âm nhạc mà chẳng theo theo một điệu nhất định nào.
Thông thường để dễ nhớ dễ đọc ca dao thường được phổ theo thể lục bát ( hoặc lục bát biến thể).
Ca dao là một trong những loại hình nổi bậc để lại dấu vết rõ nhất trong ngôn ngữ văn học Việt Nam bao đời nay.
Nó phản ánh suy nghĩ từ sâu bên trong của con người được hiểu theo ý của ngày nay là thế giới nội tâm của con người, đồng thời ca dao còn dùng hình thức ẩn dụ với những ngôn từ bình dị, gần gũi với đời sống.
Nội dung của ca dao:
- Ca dao thường thể hiện cũng như phản ánh các nội dung:
- Về lịch sử: Trong các câu ca dao thường nhắc tới các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, nói về thái độ, quan điểm của nhân dân chứ miêu tả một các sâu sắc diễn biến hay quá trình xảy ra.
- Về phong tục – tập quán của mỗi dân tộc, nếp sống của con người, tình cảm lứa đôi, về gia đình và đất nước. Ngoài ra, ca dao cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ, điển hình là những bài ca dao than thân của người phụ nữ trong thời phong kiến.
1.2. Tục ngữ là gì?
Khác với ca dao, tục ngữ thì lại thể hiện những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm của dân gian dưới hình dạng súc tích, dễ hiểu.
Nói về mọi mặt trong cuộc sống như: thiên nhiên, lao động và sản xuất, các vấn đề của xã hội, được nhân dân vận dụng vào suy nghĩ, cuộc sống, lời ăn tiếng nói và sự khuyên răn…
Đây cũng là một thể loại văn học dân gian của Việt Nam. Trong các câu tục ngữ nội dung và hình thức luôn luôn có được sự gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo nên sự thống nhất trong câu. Thông thường trong một câu tục ngữ sẽ luôn có 2 nghĩa đen và nghĩa bóng.
Các câu tục ngữ thường sử dụng các phép nhân hóa, so sánh và ẩn dụ, ông cha ta muốn thông qua hiện tượng, sự vật xung quanh để nói lên quan niệm và đúc kết thành kinh nghiệm sống. Từ những tính hình tượng hóa này sẽ giúp mọi người dễ hiểu và suy ngẫm sâu sắc hơn.
Nội dung của tục ngữ:
- Tục ngữ thường thể hiện các nội dung như:
- Sự phản ánh, thể hiện quan điểm hay đúc kết kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động.
- Tích lũy lại những kiến thức về các hiện tượng, sự kiện xã hội – lịch sử.
- Những lý luận, triết lý của dân tộc.
2. Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ Việt Nam ý nghĩa nhất
2.1. Ca dao tục ngữ Việt Nam về phong tục, nghi lễ
- Ca dao:
“Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”
Đây là câu ca dao nói về phong tục của người Việt Nam khi tết đến. Chẳng biết từ khi nào những ngày tết của người Việt Nam không thể nào thiếu được những món ăn đặc trưng như: bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành,… ngoài những dinh dưỡng mà món ăn mang lại nó còn mang những ý nghĩa ở đằng sau.
Trước nhà sẽ treo những câu đối đỏ mang ý nghĩa chúc mừng năm mới, thông qua những câu chúc cầu mong gia đình sẽ có một năm mới bình an và tốt đẹp. thời khắc giao thừa bước qua năm mới mỗi nhà sẽ đốt pháo để báo hiệu khởi đầu cho một năm mới.
Cây nêu từ xa xưa đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt. Nhằm đề phòng và xua đuổi những điều xấu và không hay đến nhà, người dân sẽ dựng cây nêu để tránh được những không may xảy ra.
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Cứ mỗi hằng năm, đúng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, mỗi người dân Việt Nam đều nhớ về cội nguồn của dân tộc, ai có thể đến Phú Thọ tham gia lễ Giỗ tổ Hùng Vương thì tham gia, ai không có điều kiện đến tham gia thì dùng lòng biết ơn trân trọng để bày tỏ đến có vị vua Hùng của đất nước.
- Tục ngữ:
“Tháng giêng ăn tết ở nhà.”
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam ba ngày tết là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm, những ngày gia đình con cháu sum họp sau một hay nhiều năm làm việc xa nhà. Theo quan niệm xưa ba ngày tết còn là ngày gặp mặt của các vị thần linh, nên tết cổ truyền là những ngày cực kỳ quan trọng đối với truyền thống nước nhà.
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.”
Theo quan niệm khi xưa vôi trắng biểu tượng cho sự vô cảm (bạc như vôi), nên đầu năm mới phải tránh những điều không hay, những rủi ro, sự đổ vỡ trong bất cứ mối quan hệ nào của gia đình hay công việc, vì lý do đó mới có quan niệm mua vôi vào cuối năm.
2.2. Ca dao tục ngữ Việt Nam về chủ đề thầy cô giáo
- Ca dao:
”Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.”
Đây là một trong những câu ca dao về nhà giáo về thầy cô hay nhất. Câu ca dao nói về quan niệm khi xưa hình ảnh học tốt gắn liền với hình ảnh người thầy.
Câu nói có ý nghĩa tôn vinh vai trò của người thầy và cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ sau phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là truyền thống tôn sự trọng đạo.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.”
Câu ca dao ca ngợi công ơn của thầy cô đồng thời muốn nhắn nhủ với mỗi người học trò đừng quên công ơn dạy dỗ của thầy cô khi đã thành công vì có những người dẫn dắt chúng ta mới đạt được điều mà bạn từng mơ ước.
- Tục ngữ:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.”
Câu tục ngữ cho cho lời nhắn nhủ phải biết ơn thầy cô giáo người đã dạy dỗ mình nên người, dạy ta biết những điều hay, lẽ phải là người lái đò thầm lặng đưa từng chuyến đò cập bến an toàn. Đó là đức tính cơ bản của một người trò ngoan một người công dân tốt.
“Tiên học lễ, hậu học văn.”
Việc học quan trọng đầu tiên là học về lễ nghĩa, đạo đức, kính trên nhường dưới, rèn luyện bản thân thành người có ích trước sau đó mới xét đến những kiến thức đã học được, người có tài mà không có đứa cũng như người bỏ đi.
2.3. Ca dao tục ngữ Việt Nam về học tập
- Ca dao:
“Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.”
Dù là thời xưa hay thời nay việc học mục đích quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu đó là để làm người. Làm người được nói ở đây là một người biết sống sao cho trọn nghĩa trước sau và có ích cho xã hội.
“Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.”
Câu ca dao trên muốn nhắc nhở mặc dù bạn đã giỏi nhưng nếu chăm chỉ rèn luyện nhiều, tài năng ấy ngày càng tiến bộ vượt bậc, đáng trân trọng. Ngược lại, có được tài năng mà ỷ lại, không quan tâm rèn luyện thi một ngày kia, tài năng cũng bị lụi tàn.
- Tục ngữ:
“Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.”
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”
Câu tục ngữ muốn nói, việc học tập phải song hành với sự tự tìm hiểu của bản thân không chỉ học trong sách vở là đủ, bạn cần đi nhiều để trải nghiệm thực tế, để biết thế giới ngoài kia còn có nhiều điều mà không sách vở nào có thể dạy có bạn biết hết được. Việc học là việc cả đời nên hãy tự khám phá tự trau dồi để bản thân ngày càng tốt hơn.
2.4. Ca dao tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên về sản xuất và lao động
- Ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho con cháu rất chính xác dựa trên kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời xưa trong cuộc sống mà cho đến ngày nay nó vẫn rất khả thi.
Ý nghĩa của câu ca dao là vào tháng năm hằng năm mặt trời sẽ mọc sớm và lâu lặn hơn ngày bình thường vì thế bạn sẽ có cảm giác ngày dài hơn đêm, còn vào tháng mười mặt trời sẽ lâu mọc hơn và lại lặng rất sớm nên sẽ có cảm giác thời gian vào ban ngày trôi qua rất nhanh và ngắn hơn đêm rất nhiều.
Giúp ích cho con người vận dụng vào sản xuất, sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
Câu ca dao nói về sự khó khăn, gian khổ của người nông dân khi tạo ra thành quả nói chung và hạt gạo nói riêng, nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết ơn những người tạo ra mọi vật xung quanh, phải biết trân trọng đừng lãng phí.
- Tục ngữ:
“Con trâu là đầu cơ nghiệp.”
Câu tục ngữ được hiểu con trâu là hình ảnh con vật luôn gắn liền với hình ảnh cuộc sống người nông dân, ngụ ý tầm quan trọng của việc tạo giữ duyên trong cách định hướng nghề nghiệp và xây dựng sự nghiệp.
“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.”
Làm một câu tục ngữ về kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta truyền lại, ếch là một loài động vật rất nhạy cảm với việc thay đổi thất thường của thời tiết, đặc biệt là khi trời đổ mưa.
Chính vì lý do đó khi trời chuẩn bị kéo mây và bắt đầu mưa, ếch thường cất tiếng kêu ở những nơi ếch ở như: ao, hồ, đồng ruộng….. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.
2.5. Ca dao tục ngữ Việt Nam về gia đình, tình cảm gia đình
- Ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con.”
Chắc hẳn trong trong mỗi chúng ta đều thuộc nằm lòng những câu ca dao trên, khi vừa bước chân vào ghế nhà trường chúng ta đã được dạy về công ơn cha mẹ.
Ông cha ta nhắc nhở mọi người luôn phải biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ, công ơn đó cao hơn núi rộng hơn biển chẳng gì có thể so sánh được, chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ, thì mới biết trân trọng những người xung quanh.
Một người con hiếu thảo trong gia đình cũng sẽ ý thức trở thành một trò giỏi trong nhà trường, một công dân tốt biết làm tròn nghĩa vụ và giúp ích cho đất nước ngày càng phát triển. Hiếu thảo cũng là một trong những truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam.
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Hai câu thơ cho ta thấy mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm thâu dẫu có chuyện gì xảy ra, câu ca dao có ý nghĩa người mẹ luôn dõi theo con đến suốt đời, chỉ mong sao cho con có cuộc đời bình an và sống thật tốt, đó là mong muốn của tất cả những người làm mẹ.
- Tục ngữ:
“Mẹ dạy thì con khéo, bố (cha) dạy thì con khôn.”
Câu tục ngữ nhằm ca ngợi công ơn dưỡng dục của có bậc làm cha mẹ, nếu thiếu đi sự nuôi dạy của cha mẹ thì người con đó phải chịu thiệt thòi rất nhiều so với các bạn còn lại. Mẹ dạy cho con sự khéo léo, đảm đang, cha dạy cho con trẻ sự khôn ngoan khi bước ra ngoài xã hội.
“Mồ côi cha, ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ lót lá mà nằm.”
Ngợi ca tình thương sự chu đáo của người mẹ đối với con cái là nội dung mà câu tục ngữ trên muốn nhắn gửi đến mỗi người chúng ta. Thiếu cha thì con thể vẫn đủ đầy, nhưng thiếu đi mẹ thì con cực khổ trăm bề.
2.6. Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình cảm đôi lứa
- Ca dao:
“Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
Sự thủy chung luôn được đề cao trong tất cả các mối quan hệ tình cảm đặc biệt là trong tình cảm lứa đôi đó cũng là ý nghĩa mà câu ca dao trên.
“Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.”
Câu ca dao trên ca ngợi tình yêu đôi lứa có thể làm mọi thứ dù gặp khó, trắc trở hay gian khổ vẫn cố gắng để được ở bên nhau. Ca ngợi sự mãnh liệt của tình yêu có thể vì nhau làm tất cả chẳng ngại khó khăn.
- Tục ngữ:
“Còn tiền còn duyên nợ, hết tiền hết vợ chồng.”
Câu tục ngữ nhằm phê phán sự lợi dụng về vật chất trong tình cảm lứa đôi, chỉ muốn bên nhau khi đối phương chăm lo đầy đủ cho mình đến khi gặp khó khăn thì lại muốn rời đi để tìm một bến đỗ khác tốt hơn.
“Nồi nào úp vung nấy.”
Câu tục ngữ ám chỉ những người xấu tính sẽ gặp phải những người xấu tính. Người xưa luôn tin rằng chuyện ông trời luôn luôn có mắt và đã sắp đặt sẵn mọi việc xảy ra ở tương lai, kẻ xấu không thể nào có thể gặp được một người hoàn hảo để sánh đôi, người thế nào thì phải sánh vai với người như thế đó.
Đồng thời gửi cho chúng ta một thông điệp hãy luôn trau dồi giúp bản thân tốt hơn mỗi ngày, sống một cách thật tốt thì bạn sẽ gặp được những người tốt, ông trời luôn công bằng nên hãy tin vào điều đó.
2.7. Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình bạn
- Ca dao:
“Đã là bạn thì mãi mãi là bạn
Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.”
Câu ca dao muốn nói lên ý nghĩa của tình bạn, nếu đã là bạn thì hãy luôn luôn là bạn.
Có thể sau này không còn gặp nhau nhưng hãy nhớ chúng ta đã là bạn, mặc dù sau này có rất nhiều người bạn mới nhưng đừng quên người bạn năm xưa dù thời gian ngắn hay dài cũng là người đã cùng mình trải qua rất nhiều kỷ niệm, khoảnh khắc tươi đẹp nhất của thanh xuân.
“Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.”
Đây là câu ca dao rất ý nghĩa, nói lên quan điểm tình bạn rất quan trọng trong cuộc sống này, dù bạn có giàu sang sống trong bể ngọc kim cương sống trong nhung lụa, nếu không có tình bạn thì cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt và nhàm chán.
- Tục ngữ:
“Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.”
Câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy chọn người đồng hành trong bất cứ mối quan hệ nào, nhất là trong tình bạn hãy chọn những người bạn tốt mà chơi, vì những tính cách, thói quen của họ sẽ tác động ít nhiều với bản thân, đừng chơi với những người bạn xấu.
“Thêm bạn bớt thù.”
Câu tục ngữ cho ta một lời khuyên hãy kết bạn càng nhiều càng tốt, thêm một người bạn dù sao cũng tốt hơn thêm một kẻ thù, vì thế hãy hòa đồng thân thiện kết giao thật nhiều người bạn tốt biết đâu sau này có duyên sẽ thành tri kỷ.
2.7. Ca dao tục ngữ Việt Nam về chữ tín
- Ca dao:
“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.”
Câu ca dao đưa ra một lời khuyên có ngụ ý muốn nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm với lời nói của bản thân, trước sau như một, phải tôn trọng và lấy chữ tín làm đầu, chữ tín cũng làm một trong những đức tính quan trọng của con người từ xưa đến nay.
“Hay gì lừa đảo kiếm lời
Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.”
Câu ca dao muốn nói rằng làm người phải đứng đắn sống một cách ngay thẳng đừng đi lừa gạt người khác có thể là nhiều người cùng hưởng cái lợi ích trước mắt nhưng hậu quả sau này chỉ một mình bạn gánh chịu. Nên vì thế hãy sống ngay thẳng làm một người công dân tốt có ích cho đất nước.
- Tục ngữ:
“Chữ tín còn quý hơn vàng.”
Ý nghĩa câu tục ngữ muốn nói chữ tín đáng giá hơn mọi loại vật chất vì vậy hãy giữ chữ tín với tất cả mọi người để có được sự tin tưởng, tín nhiệm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống và kể cả công việc sau này.
“Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.”
Câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta việc tạo sự tin tưởng đã khó nhưng việc giữ chữ tín theo thời gian còn khó hơn rất nhiều, chỉ cần mất lòng tin một lần thì sự tin tưởng của một người đã giảm đáng kể, thế nên mỗi người hãy cố gắng đừng nên thất hứa làm mất lòng tin với người khác, rất khó để tạo dựng lại như ban đầu.
2.8. Ca dao tục ngữ Việt Nam tôn trọng người khác
- Ca dao:
“Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười.”
Câu ca dao ý muốn nhắc nhở đừng vội cười và xem thường người khác quả báo sẽ đến rất nhanh có thể là vài năm vài tháng vài ngày hay là nhanh hơn là ngay sau đó bạn sẽ như vậy, khi đấy người ta cười lại bạn gấp bội lần vì thế hãy học cách tôn trọng người khác trước khi muốn người khác tôn trọng bạn.
“Biết thì thưa thốt,
Không biết, dựa cột mà nghe.”
Câu ca dao khá thâm thúy về lời ăn tiếng nói của mọi người, không biết thì thôi đừng nói đừng có đợi đến lúc người khác đang nói thì cắt ngang một cách thiếu lịch sự và không có sự tôn trọng với người đối diện.
- Tục ngữ:
“Kính lão đắc thọ.”
Câu tục ngữ nhắn gửi đến mọi người phải kính trọng người lớn tuổi, ý nghĩa của nó không chỉ muốn nói đến tuổi tác mà còn muốn nói những người lớn tuổi là những người có nhiều kinh nghiệm sống, những lẽ phải được tích lũy qua hằng năm có thể truyền dạy cho chúng ta những điều hay, lẽ phải nếu như chúng ta biết kính trọng những người lớn tuổi hơn mình.
Nên từ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải luôn luôn kính trọng, quan tâm và tôn trọng người khác đặc biệt là người lớn tuổi.
“Kính trên, nhường dưới.”
Muốn nhắn gửi đến mọi người phải biết tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi và nhường nhịn đối với người nhỏ tuổi, đó là một đức tính tốt và là truyền thống từ đời xưa của mỗi người con Việt Nam
3. Ca dao tục ngữ Việt Nam được sử dụng vào những trường hợp nào?
Ca dao tục ngữ Việt Nam được sử dụng trong văn học, chương trình giáo dục đào tạo của mọi cấp bậc, sử dụng trong thơ ca, âm nhạc, các phương tiện truyền thông….., để truyền dạy những kinh nghiệm sống từ ngàn xưa đến với con cháu.
Ngoài ra, ca dao tục ngữ Việt Nam còn phổ biến ở các cuộc nói chuyện, sinh hoạt thường ngày nhằm giúp con cháu thế hệ trẻ nói chung quen dần với truyền thống nước Việt Nam, giúp 1 phần của văn học trở nên gần gũi và không bị mai một theo thời gian.
4. Kết luận
Văn học nói chung và ca dao tục ngữ Việt Nam nói riêng rất đa dạng, phong phú và dồi dào nên không thể trong một bài viết mà có thể tổng hợp hết tất cả.
Trên đây là những câu ca dao tục ngữ Việt Nam phổ biến và điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo, dù bạn đang ở thế hệ nào đi nữa thì hãy ra sức giữ gìn và trân trọng cố gắng phát huy tốt nhất những điều đã được học.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn hiểu thêm một phần nào đó cũng như ý nghĩa to lớn mà ông cha ta khi xưa là tích lũy và truyền bá lại đến tận bây giờ.