Cách làm đất trồng rau đúng kỹ thuật, giúp rau phát triển tốt nhất

CẬP NHẬT 05/01/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Sale Tết - Tặng Hết

Mua rau ở ngoài chợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là khi tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng ngày càng tăng cao. Thay vì tốn tiền để mua rau mà lại không đảm bảo an toàn, tại sao bạn không tìm cách làm đất trồng rau để bảo vệ sức khỏe của mình. Để đất tốt, giúp hiệu quả trồng rau cao, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tại sao phải làm đất trồng rau?

Trồng rau sạch ngay tại nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình đã trở thành xu hướng được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi trồng rau. Điều này là bởi sự thiếu kiến thức trong việc làm đất, mua giống, cách trồng, cách chăm sóc rau… 

Cách làm đất trồng rau
Làm đất trồng rau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của rau

Để rau xanh phát triển tốt, việc cải tạo và chuẩn bị đất trồng rất quan trọng. Lợi ích của các cách làm đất trồng rau cụ thể dưới đây:

  • Hạn chế sâu bệnh, mầm bệnh: Nếu đất được cải tạo tốt thì sẽ trở nên tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có độ thoáng khí cao, đủ độ ẩm, không bị ngập úng, nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa được các nấm mốc, mầm bệnh, sâu bệnh hại rau.
  • Loại bỏ cỏ dại: Cách làm đất trồng rau giúp loại bỏ cỏ dại và các loại cây trồng khác không cần thiết, nhờ vậy mà rau xanh có thể phát triển tươi tốt hơn, không bị chiếm mất chất dinh dưỡng.
  • Làm đất trồng rau giúp cân bằng độ pH của đất, giúp độ pH trở về mức trung tính (từ 6-7), đây là mức độ phù hợp để rau phát triển tốt nhất.
  • Cách làm đất trồng rau có tác dụng cân đối và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất, giúp rau sống và sinh sôi, phát triển khỏe mạnh.

2. Quy trình thực hiện cách làm đất trồng rau ở vườn

Để làm đất trồng rau, bạn cần thực hiện tuần tự theo nhiều bước cụ thể khác nhau, như vậy mới đảm bảo đất được cải tạo tốt, rau phát triển thuận lợi.

2.1. Bước 1: Bón vôi, phơi đất, tạo độ tơi xốp cho đất

Các điều kiện tự nhiên sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến đất, ví dụ như nắng làm đất bị bạc màu, mưa làm cho các chất dinh dưỡng bị xói mòn… Tình trạng này khiến cho đất cằn cỗi, không đủ phì nhiêu nên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Cách bón vôi cải tạo đất trồng
Bón vôi để cải tạo đất trồng rau

Cách làm đất trồng rau sẽ giúp cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng cường lượng oxy. Nếu đất bị xói mòn, bạn có thể dùng đất mới, có nhiều chất dinh dưỡng để trải lên bề mặt. Ngoài ra, trước khi trồng rau, bạn nên bón vôi cho đất để ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của nấm và các mầm bệnh gây hại cho rau. Vôi còn có tác dụng làm giảm độ chua, bổ sung thêm canxi cho đất, hạn chế tình trạng thoái hóa đất.

2.2. Bước 2: Làm cho đất tơi xốp

Bước quan trọng trong cách làm đất trồng rau mà bạn không thể bỏ qua đó là làm cho đất được tơi xốp. Để làm được điều đó, bạn chỉ cần ủ một số loại nguyên liệu như rơm, rạ, cây xanh cho hoai mục rồi trộn cùng với đất.

2.3. Bước 3: Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất

Để cải tạo đất vườn trồng rau, bạn cần bổ sung thêm các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế cho đất. Những loại phân này giúp cải thiện chất lượng đất rất nhiều, giúp cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Bổ sung phân trùn quế cho đất trồng rau
Bổ sung phân trùn quế cho đất trồng rau

Đặc biệt, phân trùn quế là loại phân mà bạn nên sử dụng để trồng rau. Phân trùn quế là chế phẩm sinh học an toàn, mang đến nhiều lợi ích đối với đất như: giữ độ ẩm cho đất, hòa tan lượng đạm, lân, kali đã bón trên đất nếu điều kiện thời tiết ít mưa, độ ẩm của đất thấp. Phân trùn vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng lại vừa ngăn ngừa, tiêu diệt các loại nấm, sâu bệnh cho rau, kích thích bộ rễ của cây trồng phát triển.

>> Đọc thêm: Bật mí 5 cách trồng hành lá tại nhà cực đơn giản

2. Cách làm đất trồng rau sạch tại nhà trong thùng xốp hiệu quả

Nếu gia đình bạn không có đất vườn, bạn có thể sử dụng thùng xốp để trồng rau. Cách làm này đã được nhiều gia đình áp dụng thành công, đặc biệt là các hộ gia đình ở thành phố, nơi dân cư đông đúc. Cách làm đất trồng rau trong thùng xốp được thực hiện như sau:

2.1. Chuẩn bị thùng xốp

Chuẩn bị thùng xốp với kích thước phù hợp để trồng rau. Thùng xốp sẽ giúp cho đất giữ được độ ẩm lâu, nếu bạn quá bận rộn hoặc quên tưới nước thì rau cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn cần phải chọc lỗ xung quanh, cách đáy thùng khoảng 5cm để đất có thể  “thở”, nhờ vậy rễ cây cũng sinh trưởng mạnh hơn.

Cách trồng rau vào thùng xốp
Chuẩn bị thùng xốp để trồng rau

2.2. Chuẩn bị đất trồng

Ưu tiên chọn đất phù sa hoặc đất thịt để trồng rau sẽ đạt hiệu quả hơn so với các loại đất khác. Đất cần trải qua quá trình xử lý mầm bệnh với vôi. Tiếp đó là trộn đất với các giá thể tạo độ tơi xốp như: rơm mục, xơ dừa, mùn cưa, trấu, than mùn cưa, phân trùn quế…

Nếu đã sử dụng phân trùn quế cho đất thì không cần dùng thêm các loại phân bón khác. Nếu không sử dụng phân trùn thì bạn có thể bổ sung thêm các loại phân khác như: phân xanh, phân vi sinh, phân bò hoai mục…

Chuẩn bị đất để trồng rau
Chuẩn bị đất để trồng rau trong thùng

2.3. Ươm hạt và gieo hạt rau

Để giúp hạt rau nhanh sinh trưởng, bạn cần ngâm hạt với nước trước rồi đem ủ đến khi hạt nứt ra thì mới mang đi gieo. Cách làm này sẽ giúp cho tỉ lệ nảy mầm của hạt cao hơn, giúp rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt.

Sau khi hạt đã nảy mầm, tùy từng loại rau mà bạn sẽ có cách gieo khác nhau. Có loại rau chỉ cần gieo trên bề mặt, có loại lại yêu cầu phải rạch rãnh rồi gieo, sau đó là dùng đất để lấp bên trên bề mặt.

Tiến hành gieo hạt rau
Tiến hành gieo hạt rau

>>Đừng bỏ lỡ: Tất tần tật thông tin về cách trồng rau trên sân thượng

3. Cách chăm sóc và bón phân cho rau

Cách chăm sóc và bón phân cho rau cũng quan trọng không kém so với cách làm đất trồng rau. Sau mỗi đợt sinh trưởng của rau, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ mất dần, chính vì vậy bạn cần bón phân để tăng cường chất dinh dưỡng, giúp rau tiếp tục phát triển ở giai đoạn tiếp theo.

Bạn có thể chọn các loại phân hữu cơ để bón lót trước khi trồng rau. Đến giai đoạn rau sinh trưởng thì nên bón thêm phân đạm, lân, kali. Tuy nhiên, nếu bạn đã tận dụng nước thải để tưới cho rau thì ít nhiều đất cũng có thêm chất dinh dưỡng, nếu vậy thì bạn có thể hạn chế sử dụng phân bón vô cơ nhiều để hạn chế tình trạng hư hại đất.

Thường xuyên tưới nước cho rau
Thường xuyên tưới nước cho rau

4. Cách trị sâu bệnh cho rau

Trị sâu bệnh là một bước quan trọng trong quá trình trồng rau. Nếu không làm tốt bước này, rau của bạn sẽ bị hư hại, thối rữa, khả năng sinh trưởng kém. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý về cách trị sâu bệnh cho đất.

  • Vệ sinh vườn thường xuyên: Vệ sinh vườn giúp hạn chế mầm bệnh, xua đuổi côn trùng gây hại cho cây trồng.
  • Sử dụng các biện pháp sinh học: Bạn dùng tỏi, ớt, gừng, nước rửa chén, nước ấm, rượu để làm thành dung dịch trị sâu bệnh sẽ mang lại hiệu quả khả quan. Những nguyên liệu này vừa có thể xua đuổi côn trùng, sâu bệnh lại vừa không độc hại, đảm bảo rau bạn trồng là “rau sạch”.
  • Sử dụng các biện pháp hóa học: Đó là sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ mầm bệnh, côn trùng, sâu bọ. Bạn nên tham khảo kỹ mỗi loại thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả cũng như sự an toàn nhé.
Thường xuyên dọn dẹp, làm cỏ cho rau
Thường xuyên dọn dẹp, làm cỏ cho rau

5. Cách cải tạo đất trồng rau sau thu hoạch

Sau mỗi lần thu hoạch rau, bạn cần cải tạo lại đất trước khi trồng để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp của đất, tránh tình trạng phải thay đất. Sau khi thu hoạch xong, bạn có thể dùng vôi để rải lên đất, bổ sung các loại phân hữu cơ, trấu, xơ dừa, mùn cưa để đất tơi xốp hơn. Nên xen canh các loại rau để đạt năng suất cao và hạn chế tình trạng sâu bệnh. 

>> Đọc thêm: Mách bạn cách trồng rau sạch tại nhà

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiết về cách làm đất trồng rau mà chúng tôi đã gửi đến bạn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mảnh vườn của gia đình mình nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.