Cuộc sống càng hiện đại, thì con người càng trở nên mệt mỏi và áp lực. Do đó, việc suy nghĩ quá nhiều là điều không thể nào tránh khỏi, nhất là đối với những bạn trẻ. Thật may là vẫn có cách để không suy nghĩ nhiều hiệu quả, nếu bạn kiên trì thực hiện theo những hướng dẫn của Vua Nệm dưới đây:
Nội Dung Chính
- 1. Nhìn nhận lại cách phản ứng vấn đề
- 2. Đổi dòng suy nghĩ
- 3. Hít thở sâu
- 4. Thiền định
- 5. Học nhìn vào tổng thể
- 6. Đừng quên giúp đỡ người xung quanh
- 7. Nhìn nhận những suy nghĩ tiêu cực của bản thân
- 8. Ghi chép các vấn đề
- 9. Hành động
- 10. Dành cho bản thân thời gian tĩnh tâm
- 11. Buông bỏ lỗi lầm
- 12. Chấp nhận các cảm xúc
- 13. Tìm gặp bác sĩ
1. Nhìn nhận lại cách phản ứng vấn đề
Nếu việc suy nghĩ quá nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn theo những cách tiêu cực như cáu kỉnh, khó chịu, mệt mỏi, stress,… thì mỗi khi bản thân rơi vào trạng thái này, việc bạn cần làm đó là để ý tới những phản ứng của cơ thể, và tập cách phản hồi lại những suy nghĩ trên. Đồng thời, hãy cố gắng hành động để thay đổi suy nghĩ của chính bản thân mình. Bởi nhận thức luôn là chìa khóa để thay đổi mọi suy nghĩ.
2. Đổi dòng suy nghĩ
Tốt nhất là bạn nên ngừng ngay việc suy nghĩ quá nhiều, bằng cách chuyển sang thực hiện ngay một hành động mà mình yêu thích. Ví dụ như nấu ăn, thiền, tập yoga, tập múa, hát, nhảy,….
Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một công việc yêu thích trong khi tâm trạng bất ổn, thì có thể sẽ hơi khó khăn. Do đó, nếu cảm thấy bản thân dần mất tập trung và đang có dấu hiệu nản lòng, thì hãy để mình nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Sau đó, tìm hiểu nguyên nhân khiến bản thân suy nghĩ không ngừng. Và tìm cách giải quyết triệt để chúng.
3. Hít thở sâu
Hít thở sâu có khả năng giúp tâm trạng của bạn trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tìm cần cho mình một nơi yên tĩnh và thoải mái để ngồi xuống. Đồng thời, thư giãn cổ và vai, đặt một tay lên tim, tay còn lại đặt ngang bụng.
Sau đó, thực hiện động tác hít vào và thở ra bằng mũi, trong khoảng 5 phút và lặp lại 3 lần/ngày. Đặc biệt, trong khi thực hiện động tác hít sâu, bạn cần để ý đến chuyển động của ngực và bụng. Để đảm bảo mình đã thực hiện đúng động tác nhất.
4. Thiền định
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiền có khả năng giúp bạn giải tỏa tâm lý căng thẳng, lo lắng, bằng cách hướng sự chú ý của bản thân vào trong nội tâm. Để bắt đầu đúng cách, tốt nhất là bạn nên đăng ký cho mình một lớp học thiền định, hoặc tìm những video hướng dẫn, rồi làm theo. Đừng quên bỏ ra khoảng mỗi 5 phút thiền trong một không gian yên tĩnh hàng ngày, để xoa tan được những mệt mỏi của bản thân nhé.
5. Học nhìn vào tổng thể
Khi bạn gặp phải một vấn đề khiến bản thân phải suy nghĩ quá nhiều, thì đừng quên tự đặt cho bản thân những câu hỏi vô cùng quan trọng như, điều này có gây ảnh hưởng đến bản thân mình trong khoảng 5 đến 10 năm hay không. Hoặc liệu thực sự có ai quan tâm đến vấn đề mà bạn đang đau đầu hay không? Hãy học cách nhìn vào bức tranh lớn, tổng thể và hạn chế để các vấn đề nhỏ quẩn quanh trong tâm trí của bạn trong thời gian quá lâu.
6. Đừng quên giúp đỡ người xung quanh
Làm cho những người xung quanh của mình trở nên vui vẻ, hạnh phúc cũng là cách để không suy nghĩ nhiều vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, bạn đừng quên tìm cách giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất như nhường ghế cho người già, xách đồ vật nặng giùm họ hay mua nước cho đồng nghiệp,…
7. Nhìn nhận những suy nghĩ tiêu cực của bản thân
Nếu bạn đang có một suy nghĩ tiêu cực nào đó, khi phải đối mặt với một tình huống gây căng thẳng, sợ hãi, thì cần nhận ra sớm và tìm cách giải quyết thỏa đáng nhất, bằng những cách như sau:
- Ghi chép lại vấn đề khiến bạn suy nghĩ nhiều ngay tại thời điểm đó.
- Xác định chính xác tình huống gây ra những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân.
- Xác định suy nghĩ của bản thân về tình huống đang xảy ra.
- Tìm giải pháp để chuyển đổi suy nghĩ của mình. Thay vì luôn trách cứ bản thân rằng “đây thực sự là thất bại lớn của bản thân” thì hãy nghĩ “mình đã thật sự cố gắng hết sức”.
8. Ghi chép các vấn đề
Trong trường hợp bạn luôn phải suy nghĩ quá nhiều vấn đề trong một ngày, thì hãy thử lấy giấy bút và ghi chép lại top 5 vấn đề thường xuyên xảy ra trong tuần hoặc trong tháng nhất. Sau đó tìm cách phản biện lại nó.
9. Hành động
Đôi khi, những suy nghĩ tiêu cực cứ quẩn quanh trong đầu là vì bạn không hề hành động để có cách giải quyết chúng. Điều bạn cần lúc này là hãy tập cho mình thói quen “làm” thay vì nghĩ quá nhiều.
Do đó, mỗi khi bạn có 1 công việc hay vấn đề gì cần giải quyết, hãy đặt cho mình một giới hạn thời gian cụ thể và bắt tay vào thực hiện ngay lập tức. Ban đầu, bạn chỉ nên bắt đầu từ những bước nhỏ nhất. Hãy tập trung hoàn thành nó, rồi mới đến những bước lớn hơn. Chỉ cần bạn luôn kiên trì với mục tiêu đặt ra, thì chắc chắn sẽ làm được thôi.
10. Dành cho bản thân thời gian tĩnh tâm
Nếu bạn chưa sẵn sàng để học thiền, thì có thể tĩnh tâm bằng một số phương pháp như sau:
- Tắt máy tính và điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Và dành thời gian kể trên để làm những việc mà bản thân yêu thích.
- Hãy chiêu đãi bản thân mình bằng những món ngon hấp dẫn. Cố gắng tìm thấy niềm vui trong từng hương vị chính là cách để không suy nghĩ nhiều hiệu quả đấy.
- Hãy ra ngoài thư giãn, kể cả khi chỉ đi dạo xung quanh nhà. Quan sát tất cả mọi vật, sự việc mà bạn nhìn thấy trong tầm mắt. Đừng quên ghi nhớ âm thanh, mùi hương mà bạn ngửi thấy nữa nhé.
11. Buông bỏ lỗi lầm
Việc không thể buông bỏ những lỗi lầm trong quá khứ cũng là một trong những nguyên nhân khiến con người suy nghĩ nhiều phổ biến. Do đó, bạn cần học cách tha thứ cho bản thân bằng những cách như sau:
- Ghi lại những nguyên nhân khiến bản thân trở nên căng thẳng.
- Chú ý đến các cảm xúc và phản ứng của cơ thể trước những vấn đề trên.
- Thừa nhận rằng những cảm xúc hiện tại là đúng với con người thật của bạn.
- Học cách nói với bản thân mình rằng “tôi ổn” hoặc “tôi có thể chấp nhận bản thân mình như hiện tại”.
12. Chấp nhận các cảm xúc
Học cách chấp nhận những cảm xúc ngoài tầm kiểm soát. Đồng thời, tìm cách để bạn trực tiếp đối đầu với những vấn đề trên cũng là cách để không suy nghĩ nhiều hiệu quả. Bởi việc liên tục lẩn trốn những cảm xúc tiêu cực, mà không có hướng giải quyết, chỉ khiến bản thân bạn ngày càng trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn thôi.
13. Tìm gặp bác sĩ
Nếu không thể tự mình thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, thì tốt hơn hết là bạn nên tìm đến một bác sĩ tâm lý giỏi, để được tư vấn cách thay đổi cách suy nghĩ của bản thân.
Qua bài viết dưới đây, bạn đã biết cách để không suy nghĩ nhiều hiệu quả hay chưa? Hy vọng qua những chia sẻ của Vua Nệm, bạn đã có thể giúp mình thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực nhất. Để từ đó có được một tâm hồn thư thái, hướng về tương lai tốt đẹp.