Sân thượng là nơi dễ bị thấm dột nếu như quá trình xây dựng không được xử lý kỹ. Bên cạnh đó, sự xuống cấp theo thời gian cũng là lý do khiến khả năng chống thấm của sân thượng suy giảm, gây ảnh hưởng đến các khu vực khác của ngôi nhà. Cùng Vua Nệm tìm hiểu về cách chống thấm sân thượng đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm dột
Để tìm ra cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất, bạn cần nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hiện nay, có một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến sân thượng bị thấm dột có thể kể đến dưới đây:
- Sân thượng xuống cấp: Đây là tình trạng rất phổ biến của các gia đình hiện nay. Sau nhiều năm sử dụng, sân thượng bị xuống cấp do tác động của thời tiết, bê tông bị nứt, vôi vữa không còn khả năng chống thấm nên dễ bị thấm dột.
- Sân thượng thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước: Sân thượng nằm trên cùng của ngôi nhà, thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa nên dễ ứ đọng nước, đặc biệt là khi sân thượng không có mái che và không được chống thấm ngay từ khi xây dựng.
- Sử dụng nguyên vật liệu chống thấm không đảm bảo hoặc phương án chống thấm kém khi xây dựng cũng là nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm nước. Một số lỗi chống thấm có thể kể đến như: không có hệ thống máng thoát nước, độ dốc không đạt chuẩn khiến nước bị ứ đọng… Điều này là do chuyên môn yếu kém và thiếu kinh nghiệm của đơn vị xây dựng.
- Sân thượng bị đọng nước lâu ngày: Khả năng thoát nước kém của sân thượng sẽ khiến cho nước mưa không thể thoát được, ví dụ như đường ống dẫn nước bị hỏng, tắc nghẽn… Khi nước ứ đọng lâu ngày, chúng sẽ thấm sâu vào tường và ảnh hưởng đến các khu vực khác của ngôi nhà.
2. Hậu quả khi sân thượng bị thấm dột
Khi phát hiện sân thượng bị thấm dột, bạn cần tìm cách để xử lý ngay, tránh gây nên những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của gia đình. Dưới đây là một số hậu quả có thể gặp phải nếu sân thượng bị thấm dột:
- Sân thượng bị thấm nước sẽ khiến cho trần nhà bên dưới bị nứt nẻ, nước thấm vào các khe nứt gây ra tình trạng loang lổ, bong tróc vữa, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
- Trần nhà, tường nhà sẽ bị ảnh hưởng khi sân thượng bị thấm dột, rong rêu xuất hiện nhiều, nhiều mảng ố vàng gây mất thẩm mỹ cho không gian sống của bạn.
- Nấm mốc phát triển vừa gây mất thẩm mỹ vừa tạo ra mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp.
- Công trình kiến trúc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xuất hiện nhiều vết nứt, bị xuống cấp nghiêm trọng, tốn nhiều chi phí để sửa chữa, khắc phục.
- Sân thượng bị thấm sẽ khiến tường và trần nhà bị ẩm, ảnh hưởng đến đường dây điện bên trong, dẫn đến nguy cơ chập mạch, cháy nổ, thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng.
3. Một số dấu hiệu sân thượng bị thấm dột
Khi sân thượng bị thấm dột, nếu mức độ nghiêm trọng thì có thể gây thấm xuống trần nhà, tường nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dù trần nhà hay tường chưa bị ảnh hưởng nhưng sân thượng vẫn bị thấm, bạn có thể nhận biết bằng những dấu hiệu dưới đây:
- Bề mặt sân thượng xuất hiện các vết nứt, vết chân chim, tình trạng vết nứt mở rộng theo thời gian.
- Mặt sàn sân thượng bị nghiêng, gạch bị bung hoặc vỡ, vôi vữa bị bong tróc.
- Trần nhà xuất hiện tình trạng thấm dột, có nước chảy xuống khi trời mưa.
- Khi trời mưa, bặt bê tông trên sân thượng bị sủi bọt.
4. Tổng hợp các cách chống thấm sân thượng đơn giản, tối ưu nhất
Với sự phát triển của ngành xây dựng như hiện nay thì tình trạng sân thượng bị thấm dột có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Tùy theo cân nhắc riêng về mức độ thấm dột, tính khả quan và chi phí mà bạn có thể lựa chọn các cách chống thấm sân thượng được sử dụng phổ biến dưới đây:
4.1. Chống thấm sân thượng với xi măng
Dùng xi măng chống thấm sân thượng là cách đơn giản và tiết kiệm nhất trong số các cách chống thấm sân thượng. Nguyên liệu này dễ kiếm, thi công đơn giản, không tốn nhiều nhân công.
Trước tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và các vật dụng cần thiết như xi măng, cây lăn, chổi quét, bay… Trước khi chống thấm cần vệ sinh sạch sẽ mặt sàn bê tông để xi măng bám vào bề mặt tốt nhất.
Để tiến hành chống thấm, bạn pha xi măng với nước theo tỉ lệ phù hợp để đảm bảo sự liên kết tốt nhất, hỗn hợp thu được cần sánh mịn và dẻo.
Dùng con lăn để quét đều lên bề mặt sân thượng, trước tiên nên quét lớp dầu trước, đợi 10 phút cho xi măng khô rồi mới quét lớp tiếp theo. Dùng bạt, lưới để che chắn bề mặt sân thượng, không để xi măng khô quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống thấm.
4.2. Cách chống thấm sân thượng bằng sika
Sika là vật liệu chống thấm tốt, được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Sila có thể tạo nên lớp màng cực tốt, chống thấm hiệu quả cho sân thượng. Vật liệu này không đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất dễ dàng để thi công.
Để chống thấm với sika, trước tiên bạn cần làm sạch bề mặt sân thượng, loại bỏ vụn vữa, bụi bẩn, trám lại có vết nứt.
Tiếp theo, bạn làm ẩm bề mặt sân thượng rồi dùng máy phun hoặc chổi quét để phủ một lớp lót sika membrane trên bề mặt. Khi lớp lót khô, bạn tiến hành quét lớp hóa chất chống thấm lên trên, đợi khô là lặp lại các bước cho đến khi quét được 2-3 lớp.
Cuối cùng, bạn quét lớp chống chống thấm sika topseal 107 lên trên cùng, phun thêm một lớp phụ gia để tăng độ bền cho bề mặt sân thượng.
4.3. Cách chống thấm sân thượng với Kova
Kova là vật liệu chống thấm do Việt Nam sản xuất nên có ưu điểm là phù hợp với thời tiết, khí hậu của nước ta. Kova có độ bám dính cao, khả năng liên kết tốt ở hầu hết các bề mặt, kháng lửa tốt, kháng nhiệt cao nên có thể tạo ra một bề mặt chống thấm bền bỉ.
Để chống thấm với kova, trước tiên bạn cũng cần làm sạch bề mặt sân thượng, trám lại các vết nứt vỡ. Tiếp theo, tiến hành phủ lớp CT 11A lên bề mặt rồi đợi khô từ 6-8 tiếng rồi mới phủ thêm một lớp thứ 2.
Nếu có điều kiện và thời gian, bạn có thể phủ thêm một lớp CT 11A thứ ba. Bước cuối cùng là quét hồ bảo vệ lên trên cùng nhằm tránh các mảng ố vàng, rong rêu trên sân thượng.
4.4. Chống thấm sân thượng bằng cách dùng nhựa đường
Dùng nhựa đường là cách chống thấm sân thượng cho hiệu quả tốt và an toàn với môi trường, sức khỏe con người. Nhựa đường chịu được áp lực của nước, độ bền cao, có thể lấp kín được các vết nứt trên sân thượng.
Để chống thấm bằng nhựa đường, trước tiên bạn cũng cần làm sạch bề mặt sân thượng trước để tăng hiệu quả chống thấm. Tiếp theo là đun nhựa đường rồi quét nhựa lên toàn bộ bề mặt sân thượng, đợi khô là việc chống thấm của bạn đã hoàn thành rồi.
4.5. Sử dụng màng khò nóng
Màng khò nóng là cách chống thấm sân thượng cho hiệu quả rất tốt, tuy nhiên phương pháp này lại đòi hỏi kỹ thuật cao khi thi công. Màng khò nóng có độ co giãn cao, có đặc tính cơ học cao nên chống thấm vượt trội, chịu được nhiệt độ cao, bền bỉ trước tác động của thời tiết.
Tiến hành vệ sinh sân thượng sạch sẽ trước khi chống thấm. Tiếp theo là dùng cây lăn để lăn sơn lót gốc bitum lên bề mặt của sân, sau đó bạn dùng máy khò để làm nóng bề mặt sân rồi khò màng chống thấm dán xuống bề mặt. Sau khi khò xong, bạn dùng con lăn cao su để áp chặt màng chống thấm xuống dưới, làm sao để không để lại bọt khí trên bề mặt, như vậy thì khả năng chống thấm mới đạt tối đa.
4.6. Màng chống thấm
Màng chống thấm thực chất được tạo nên bởi PU (Polyurethane) và AC (Acrylic). Ưu điểm của màng chống thấm là có độ bền cao, bề mặt nhẵn mịn, có thể phủ được các vết nứt trên sân thượng. Màng chống thấm chống ẩm tốt, hạn chế bám bụi bẩn và ảnh hưởng của thời tiết.
Để tiến hành chống thấm cho sân thượng, bước làm sạch là điều bắt buộc phải làm. Tiếp theo, bạn dùng con lăn lăn màng chống thấm lên bề mặt sân thượng, đợi màng khô và bám chắc vào sân là công đoạn thi công đã được hoàn thành.
4.7. Chống thấm sân thượng bằng keo chống thấm
Keo chống thấm là vật liệu chống thấm tốt, hạn chế thấm dột cho công trình, giá thành khá rẻ và dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vật liệu xây dựng. Trước khi tiến hành chống thấm, bạn cần làm sạch bề mặt sân để loại bỏ bụi bẩn, trám lại các vết nứt để tăng khả năng chống thấm tốt hơn.
Tiến hành quét keo chống dính lên bề mặt, nên quét 2 lớp để tăng hiệu quả chống thấm. Chờ khi keo khô hoàn toàn thì quét một lớp vữa mỏng trên cùng, sau khi vữa khô là bạn đã có một lớp chống thấm hoàn hảo cho sân thượng của mình.
4.8. Sơn chống thấm
Sơn chống thấm là biện pháp chống thấm có thể lấp đầy được các vết nứt ở sân thượng, kháng nước, kháng nhiệt hiệu quả, độ bền công trình cao, vật liệu thân thiện với sức khỏe và môi trường.
Tiến hành vệ sinh sân thượng trước khi chống thấm. Tiếp theo, bạn sơn một lớp sơn lót lên bề mặt sân, sau khi lớp lót khô thì sơn lớp chống thấm đầu tiên. Cứ cách hai tiếng thì bạn lại sơn tiếp một lớp sơn chống thấm lên bên trên, ít nhất nên sơn đủ 3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm. Khi lớp sơn cuối cùng đã khô hoàn toàn thì bạn quét thêm một lớp vữa trên cùng để tối ưu khả năng chống thấm cho công trình.
Trên đây là một số thông tin về cách chống thấm sân thượng hiệu quả cho nhà ở và các công trình kiến trúc khác. Mong rằng bạn sẽ tìm được phương pháp chống thấm đơn giản, hiệu quả và phù hợp với công trình của gia đình mình.