Tổng hợp các mức độ cận thị và cách đo độ cận chính xác

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Cận thị là một trong những tật khúc xạ mắt phổ biến, chúng làm cho người bệnh luôn gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa. Thông thường, ở các mức độ cận thị khác nhau thì khả năng nhìn rõ của mắt cũng có sự khác biệt. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu thêm về những mức độ cận cũng như cách thức đo chính xác, hiệu quả tại đây!

1. Độ cận thị là gì?

Độ cận thị chính là một thông số được dùng để đánh giá mức độ cận nặng hay cận nhẹ ở những người mắc tật khúc xạ mắt. Mức độ cận thị được tính bằng Diop, một đơn vị đo độ cong của thấu kính nhằm giúp cho mắt có thể nhìn thấy được mọi vật một cách bình thường nhất.

Thông thường, khi đơn vị Diop càng lớn thì mức độ cận thị càng nặng, lúc này, độ dày của các thấu kính càng tăng. Ký hiệu của độ cận thị trên các thấu kính là -D.

độ cận thị
Độ cận thị là gì? Đâu là các mức độ cận thị phổ biến hiện nay?

2. Các mức độ cận thị phổ biến

Tuỳ thuộc vào từng tình trạng của mắt mà người cận sẽ được chia thành các mức độ cận thị khác nhau, bao gồm:

2.1. Cận thị đơn thuần

Cận thị đơn thuần là tật khúc xạ có độ cận dưới 6 diop và biểu hiện của loại cận này là thường đi kèm với loạn thị. Nguyên nhân của loại cận thị này là do bạn phải thường xuyên làm việc trong một khoảng cách gần, nơi luôn có điều kiện làm việc thiếu sáng hoặc có cường độ ánh sáng hơi yếu. Ngoài chế độ làm việc, cận thị đơn thuần còn được sinh ra do gen di truyền.

2.2. Cận thị giả

Cận thị giả hay còn được gọi là cận thị tạm thời, tật khúc xạ này thường có số đo bằng 0 diop. Khi mắc tật cận thị giả, bạn thường sẽ cảm thấy mắt bị mờ đi, không nhìn thấy rõ vật. Nguyên nhân chủ yếu là do làm việc quá tải dẫn đến sự co thắt thoáng qua của cơ thể mi, làm tăng công suất khúc xạ của mắt.

Với trường hợp này, bạn nên cho mắt nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để khắc phục, nếu không rất có thể biến tình trạng cận thị giả thành cận thị thật.

mức độ cận thị
Cận thị giả chính là tình trạng mà mắt bạn có thể bị mờ một cách thoáng qua

2.3. Cận thị thoái hoá

Cận thị thoái hoá là một tật khúc xạ mắt vô cùng quan trọng bởi vì mức độ cận thị khá cao, khoảng trên 6 Diop. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhãn cầu bị kéo dài một cách liên tục làm cho mức độ cận ngày càng gia tăng. 

Đồng thời, loại cận thị này cũng có khả năng phát triển rất nhanh. Chúng có thể làm giảm thị lực một cách nhanh chóng, gây nên các tình trạng tăng nhãn áp, bong võng mạc và thậm chí là gây nên tình trạng mù lòa.

2.4. Cận thị ban đêm

Cận thị ban đêm là loại cận thị chỉ diễn ra vào ban đêm, thời điểm có nguồn ánh sáng yếu khiến cho mắt không phân biệt rõ được. Bởi vì trong môi trường ánh sáng mờ làm cho mắt không có điểm cố định để kích thích quá trình điều chỉnh, điều tiết. Khi trở về lại ban ngày thì thị giác của người bệnh vẫn có thể hoạt động một cách bình thường.

2.5. Cận thị thứ pháp

Cận thứ pháp thường có các mức độ phổ biến, bao gồm:

  • Mức độ cận thị nhẹ, thường dưới 3 Diop.
  • Mức độ cận thị trung bình, thường nằm trong khoảng từ 3 đến 6 Diop.
  • Mức độ cận thị nặng thường nằm trong khoảng từ 6 6.25 đến 10 Diop.
  • Mức độ cận thị cực đoan là mức độ cận thị nặng nhất, từ 10.25 Diop trở lên.
các mức độ của cận thị
Tổng hợp các mức độ cận thị từ nhẹ trung bình cho đến cực đoan

3. Cách đo độ cận thị chính xác

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp đo độ cận thị, với các phương pháp này sẽ giúp cho bạn nắm rõ các mức độ cận thị để có thể đo kính và điều chỉnh sao cho hiệu quả.

3.1. Đo độ cận thị bằng máy điện tử

Sử dụng máy đo chuyên nghiệp để đo các mức độ cận thị sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện được tại các phòng khám, bệnh viện và được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ.

Thông thường, khi đi đo mắt bằng máy điện tử, bạn sẽ thường bắt gặp một số ký hiệu thường gặp như:

  • Right hoặc OD: Đây là ký hiệu dùng để chỉ kết quả đo thị thực của mắt phải.
  • Left hoặc OS: Đây là ký hiệu dùng để chỉ kết quả đo thị thực của mắt trái.
  • SPH/Sphere/Cầu (S): Đây là số độ của tròng kính, để lấy được độ chính xác, các chuyên viên đo mắt cần phải thực hiện nhiều lần và tính số đo trung bình để xác định được độ cận.
  • S.E: Đây chính là ký hiệu cho biết số độ kính kiến nghị mà bạn nên sử dụng.
  • PD: Đây là ký hiệu diễn tả khoảng cách giữa hai đồng tử của hai mắt. Thông thường PD sẽ được tính dựa trên đơn vị milimet.
cách độ cận thị
Đo độ cận bằng máy điện tử thường sẽ cho ra kết quả vô cùng chính xác

3.2. Đo độ cận thị bằng cách lắp kính mẫu

Sau khi đã đo các mức độ cận thị bằng máy điện tử, các chuyên gia sẽ tiến hành lắp kính mẫu nhằm đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Trong quá trình lắp kính mẫu, nếu như người mắc tật khúc xạ có thể nhìn rõ và cảm thấy thoải mái trong quá trình di chuyển thì độ cận đó đang phù hợp với mắt. Dựa trên quá trình lắp kính mẫu, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính sao cho phù hợp.

3.3. Đo độ cận thị bằng bảng chữ cái cận thị

Sử dụng bảng chữ cái thị thực chính là cách đo các mức độ cận thị của mắt đơn giản, hiệu quả. Thông thường, bạn chỉ cần ngồi trước bảng chữ cái ở một khoảng cách nhất định. Sau đó, dùng tay che một bên mắt rồi đọc theo yêu cầu của người chỉ dẫn. 

Để tính được độ cận thị dựa trên phương pháp này, người ta sẽ xác định điểm cực cận và điểm cực viễn. 

Điểm cực viễn chính là khoảng cách xa nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Với người bình thường, điểm cực viễn sẽ nằm ở khoảng cách vô cực. Khi điểm cực viễn nằm trong khoảng 2m thì tương đương với độ cận 1 Diop, điểm cực viễn là 1m tương đương độ cận 1.5 Diop, điểm cực viễn là 0.5m tương đương độ cận thị là 2 Diop.

cách đo độ cận
Dựa vào bảng chữ cái, bạn có thể xác định được mức độ bị cận của mình

3.4. Cách tự đo độ cận thị tại nhà

Để đo được độ cận thị tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: 1 cây thước có đơn vị cm, 2 cây viết với các màu mực khác nhau, một sợi dây trắng dài từ 105 đến 110 cm, cùng với đó là bìa giấy in chữ bất kỳ không dấu và có hai người cùng thực hiện phép đo.

  • Đầu tiên, bạn hãy lấy một tay che mắt lại, tay còn lại bạn dùng để cầm sợi dây trắng căng ngang cánh mũi khoảng 1cm rồi dùng bút để đánh dấu vị trí cầm dây.
  • Tiếp theo, người hỗ trợ sẽ căng dây, cầm bảng chữ cái và để thẳng hàng với dây. Lúc đầu, bảng chữ cái để ở gần mắt người bị cận rồi dần chuyển ra xa.
  • Sau đó, người đo hãy dùng bút đánh dấu khoảng cách gần nhất mà người được đo đọc được chữ.
  • Sau khi đã đo xong 1 bên mắt, bạn hãy để mắt được nghỉ ngơi rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. Nhớ dùng bút khác màu để đánh dấu nhằm tránh bị nhầm lẫn.
  • Cuối cùng, bạn nên dùng thước đo và ghi lại khoảng cách đã đánh dấu trên dây để xác định được sức khoẻ của mắt.

>> Xem thêm: Mặt tròn đeo kính gì? Cách chọn kính mắt chuẩn xác cho cô nàng mặt tròn

Trên đây là tổng hợp các mức độ cận thị và phương pháp đo cận đơn giản, nhanh chóng, cho ra kết quả chính xác. Bạn hãy thực hiện kiểm tra độ cận của mình để cắt kính cũng như bảo vệ mắt phù hợp nhằm tránh làm gia tăng độ cận của mắt nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.