Niềng răng là một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp khắc phục hiệu quả nhiều khuyết điểm trên răng, cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười tốt nhất. Vậy có các loại niềng răng nào? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp ra sao? Cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây để có được lựa chọn phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhé.
Nội Dung Chính
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng chỉnh nha là thuật ngữ dùng để chỉ kỹ thuật giúp dịch chuyển răng bằng cách sử dụng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng. Phương pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ thành công những khuyết điểm trên cung hàm, góp phần mang lại một hàm răng cân đối và đều đặn.
Quy trình niềng răng trung bình thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 3 năm. Tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng, phương pháp chỉnh nha và kế hoạch điều trị,… mà khoảng thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Để xác định được thông tin cụ thể, khách hàng cần liên hệ trực tiếp đến các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp để được tư vấn.
2. Niềng răng được chỉ định cho những trường hợp nào?
Với nhiều lợi ích vượt trội, niềng răng chỉnh nha đang là dịch vụ thẩm mỹ thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Thông thường, kỹ thuật nha khoa này sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Răng hô
- Răng móm
- Răng thưa
- Răng mọc lệch lạc
- Khớp cắn chéo
- Khớp cắn hở
3. Lợi ích khi niềng răng thẩm mỹ
Niềng răng thẩm mỹ là kỹ thuật giúp bệnh nhân đưa những chiếc răng mọc sai vị trí về đúng nơi vốn dĩ thuộc về nó trên cung hàm. Chính vì vậy, kỹ thuật nha khoa này không chỉ mang đến một mà rất nhiều lợi ích khác nhau:
3.1. Điều chỉnh khớp cắn, giúp quá trình ăn nhai tốt hơn
Các tình trạng răng hô, móm hay khấp khểnh chính là nguyên nhân khiến quá trình ăn nhai của bạn gặp nhiều khó khăn. Nếu kéo dài liên tục trong suốt nhiều năm, chúng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như lệch khớp, gây đau đầu, đau thái dương hàm và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tiến hành niềng răng sẽ giúp bạn khắc phục được điều này.
3.2. Đảm bảo tính thẩm mỹ cho nụ cười, bảo tồn răng tối đa
Sau khi hoàn tất liệu trình niềng răng theo đúng với chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ sở hữu ngay hàm răng đều đặn và thẳng tắp. Nếu so sánh với một số phương pháp cải thiện tính thẩm mỹ cho răng khác, cụ thể là bọc răng sứ và dán sứ Veneer thì kỹ thuật này không xâm lấn cấu trúc của răng, giúp bảo tồn men răng tối ưu.
3.3. Ngăn ngừa, phòng tránh các bệnh lý về răng
Những hàm răng thưa, mọc lệch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn kẹt vào giữa các kẽ răng, rất khó vệ sinh, từ đó mảng bám sẽ hình thành sâu dưới nướu gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Việc tiến hành chỉnh nha đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm sẽ giúp bạn ngăn chặn thành công các vấn đề nêu trên.
3.4. Nâng cao sự tự tin – Cải thiện phát âm
Sở hữu một hàm răng đều đẹp sẽ giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, qua đó dễ dàng tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời, việc khắc phục thành công các tình trạng sai khớp cắn cũng sẽ giúp chúng ta phát âm chuẩn hơn và giọng nói rõ ràng hơn.
4. Có các loại niềng răng nào?
Nhằm đáp ứng được hết những nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của bệnh nhân, kỹ thuật niềng răng cũng đang dần cải tiến và hiện đại hơn trước. Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau để bạn lựa chọn. Mỗi kiểu loại đều có những đặc điểm riêng biệt.
4.1. Niềng răng mắc cài kim loại thường
Ở thời điểm hiện tại, đây là phương pháp niềng răng được sử dụng phổ biến nhất. Với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài để tạo lực, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Mắc cài kim loại thường là loại mắc cài được tạo thành từ inox, thép không gỉ, bạc hoặc thậm chí là vàng nên có khả năng chịu lực rất tốt, mang lại hiệu quả chỉnh nha cao.
4.2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài có khóa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mắc cài tự đóng. Phương pháp này cũng giúp đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm nhờ quá trình tạo lực của hệ thống mắc cài và dây cung.
Điểm khác biệt chính là các mắc cài kim loại này có hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây trong mắc cài thay vì sử dụng dây thun chỉnh nha như mắc cài kim loại thường.
4.3. Niềng răng mắc cài sứ
Điểm khác biệt so với 2 phương pháp bên trên chính là niềng răng mắc cài sứ sử dụng loại mắc cài được làm bằng hợp kim gốm và một số chất liệu vô cơ khác. Chúng có màu sắc tương đồng với màu răng, góp phần đảm bảo tính thẩm mỹ. Hiện tại, có 2 loại mắc cài sứ cơ bản là: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc.
4.4. Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong là kỹ thuật chỉnh nha khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Với phương pháp này, mắc cài thay vì đặt ở mặt ngoài của răng sẽ được gắn vào mặt trong, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.
4.5. Niềng răng bằng khay niềng trong suốt
Niềng răng bằng khay niềng trong suốt là phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài. Thay vào đó, mỗi bệnh nhân sẽ được cấp một bộ khay niềng được thiết kế riêng, phù hợp với tình trạng răng miệng của mình. Về cơ bản, chúng có cấu tạo tương tự như những máng tẩy trắng răng thông thường, có thể tháo lắp dễ dàng rất thuận tiện cho quá trình sinh hoạt thường ngày.
5. Ưu nhược điểm của các loại niềng răng
Bên trên chính là 5 phương pháp chỉnh nha mà bạn có thể lựa chọn để khắc phục các khuyết điểm răng miệng của mình. Tuy nhiên, để dễ dàng xác định được đâu là phương án phù hợp nhất, hãy cùng Vua Nệm điểm qua những ưu nhược điểm của chúng nhé.
5.1. Niềng răng mắc cài kim loại thường
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ nhất (trừ loại mắc cài được làm bằng vàng).
- Không đòi hỏi ứng dụng quá nhiều công nghệ cao trong quá trình điều trị.
- Lực kéo của mắc cài, dây cung mạnh, ổn định giúp đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm nhanh chóng.
- Có thể rút ngắn thời gian điều trị từ 1 đến 6 tháng.
- Dây thun chỉnh nha đa sắc màu, thích hợp sử dụng cho trẻ em.
Nhược điểm:
- Lộ mắc cài, tính thẩm mỹ kém.
- Dễ bung tuột mắc cài.
- Dễ gây trầy xước, kích ứng nướu.
- Tăng tiết nước bọt trong thời gian đầu sử dụng.
- Hoạt động ăn khi niềng răng bị hạn chế, không thể dùng những loại đồ ăn quá cứng hoặc dai.
5.2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Ưu điểm:
- Khả năng tạo lực tốt, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu thời gian đeo niềng răng.
- Tránh được tình trạng bong tuột mắc cài trong quá trình điều trị nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài.
- Giảm thiểu lực ma sát giữa mắc cài với các mô mềm trong khoang miệng, giảm tình trạng đau nhức nướu.
- Không cần tốn thời gian quay lại nha khoa để điều chỉnh dây cung.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn niềng răng mắc cài kim loại thường.
- Độ dày của mắc cài lớn, gây khó chịu trong sinh hoạt.
- Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao.
5.3. Niềng răng mắc cài sứ
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện khi giao tiếp.
- Chất liệu mắc cài sứ an toàn với sức khỏe con người.
- Cho kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
- Có thể rút ngắn thời gian niềng răng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại.
- Thời gian điều trị lâu hơn so với phương pháp truyền thống.
- Mắc cài sứ dễ bị nứt, vỡ khi va chạm mạnh.
- Mắc cài dễ bị nhiễm màu, cần được vệ sinh thường xuyên.
5.4. Niềng răng mắc cài mặt trong (Mắc cài mặt lưỡi)
Ưu điểm:
- Mang lại tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại niềng răng mắc cài.
- Nâng cao sự tự tin trong giao tiếp.
- Tránh được tình trạng tổn thương môi.
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn hẳn so với các phương pháp niềng răng mắc cài khác.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng và ăn uống gặp nhiều khó khăn.
- Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao.
- Thời gian niềng răng kéo dài.
5.5. Niềng răng mắc cài trong suốt
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, chỉ khi nhìn gần mới phát hiện.
- Tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho quá trình sinh hoạt.
- Không gây đau nhức mô nướu.
Nhược điểm:
- Chi phí niềng răng không mắc cài rất cao, dao động trong khoảng từ 70.000.000đ – 120.000.000đ.
- Đòi hỏi ứng dụng công nghệ chỉnh nha hiện đại.
- Thời gian niềng răng kéo dài.
- Kén tình trạng răng, chỉ mang lại hiệu quả cao với những khuyết điểm răng nhẹ.
6. Tổng kết
Bên trên chính là những chia sẻ để bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại niềng răng. Liên hệ trực tiếp đến các bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt cũng như các nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp, liệu trình niềng răng phù hợp nhé.