Bệnh nghề nghiệp là gì? Hướng dẫn cách phòng chống bệnh hiệu quả

CẬP NHẬT 30/06/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Bệnh nghề nghiệp được xem là một trong những thuật ngữ phổ biến, khiến cho tình trạng sức khoẻ của người lao động bị suy giảm. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì, đâu là các loại bệnh nghề nghiệp phổ biến, mời bạn hãy khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa bệnh nghề nghiệp là gì

Theo như khoản 9, điều 3 của Luật An toàn, Vệ sinh Lao động năm 2015 đã định nghĩa một cách trực tiếp về bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại đến người lao động. Do đó, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do điều kiện lao động có hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động.

Bệnh nghề nghiệp cũng không phải là những loại bệnh lý thông thường hay các loại bệnh lý bẩm sinh. Chúng thường được phát sinh do môi trường sống độc hại của xã hội hoặc do các yếu tố độc hại từ công việc, nghề nghiệp gây ra.

Bệnh nghề nghiệp có thể diễn ra một cách từ từ hoặc bùng phát. Một số loại bệnh còn có thể không chữa khỏi hoặc để lại các di chứng nguy hiểm sau này. Tuy nhiên, việc phòng tránh bệnh nghề nghiệp là hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua quá trình khám tổng quát và phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ.

Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

2. Phân loại các bệnh nghề nghiệp phổ biến

Theo như thông tư 15/2016/TT-BYT  của bộ Y tế Xã hội đã quy định 34 loại bệnh nghề nghiệp sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chế độ bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định, bao gồm các loại bệnh.

STT Các loại Bệnh nghề nghiệp
Nhóm 1: Các căn bệnh về bụi phổi và phế quản
1 Căn bệnh bụi phổi silic do nghề nghiệp.
2 Căn bệnh bụi phổi amiăng do nghề nghiệp.
3 Căn bệnh bụi phổi than do nghề nghiệp.
4 Căn bệnh bụi phổi bông do nghề nghiệp.
5 Căn bệnh phổi talc do nghề nghiệp.
6 Căn bệnh hen do nghề nghiệp.
7 Căn bệnh viêm phế quản mạn tính do nghề nghiệp.
Nhóm 2: Các căn bệnh về nhiễm độc nghề nghiệp
1 Căn bệnh nhiễm độc chì do nghề nghiệp.
2 Căn bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
3 Căn bệnh nhiễm độc thủy ngân do nghề nghiệp.
4 Căn bệnh nhiễm độc trinitrotoluen do nghề nghiệp.
5 Căn bệnh nhiễm độc mangan do nghề nghiệp.
6 Căn bệnh nhiễm độc cadimi do nghề nghiệp.
7 Căn bệnh nhiễm độc asen do nghề nghiệp.
8 Căn bệnh nhiễm độc nicotin do nghề nghiệp.
9 Căn bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật do nghề nghiệp.
10 Căn bệnh nhiễm độc cacbon monoxit do nghề nghiệp.
Nhóm 3: Các căn bệnh nghề nghiệp do những yếu tố vật lý
1 Căn bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
2 Căn bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
3 Căn bệnh giảm áp nghề nghiệp.
4 Căn bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
5 Căn bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
6 Căn bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
Nhóm 4: Các căn bệnh về da do nghề nghiệp
1 Căn bệnh nốt dầu do nghề nghiệp.
2 Căn bệnh sạm da do nghề nghiệp.
3 Căn bệnh về da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.
4 Căn bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
5 Căn bệnh về da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
Nhóm 5: Các căn bệnh nhiễm khuẩn do nghề nghiệp
1 Căn bệnh Leptospira do nghề nghiệp.
2 Căn bệnh viêm gan virus C do nghề nghiệp.
3 Căn bệnh viêm gan virus B do nghề nghiệp.
4 Căn bệnh lao do nghề nghiệp.
5 Bị Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro của nghề nghiệp.
6 Căn bệnh ung thư trung biểu mô do nghề nghiệp.
 bệnh được gây nên do nghề nghiệp
Tổng hợp các căn bệnh được gây nên do nghề nghiệp

3. Hướng dẫn thực hiện việc khám sớm bệnh nghề nghiệp

Theo như khoản 2, điều 7 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Quá trình tổ chức khám bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện dựa theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 28/2016/TT-BYT bao gồm:

  • Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động dựa vào quy định tại Khoản 1, Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lập động.
  • Với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp dựa trên đề nghị của tổ chức, cá nhân yêu cầu.

Do đó, mỗi năm, người sử dụng lao động đều phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp một cách định kỳ cho người lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, hoặc người lao động cao tuổi thì khám bệnh nghề nghiệp 6 tháng/lần

Đối với người lao động thông thường khám thì được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất từ 1 năm/lần.

Đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cấp tính hoặc do yêu cầu của lao động/ người sử dụng lao động thì được khám phát hiện bệnh theo số lần yêu cầu.

 thăm khám nhằm sớm phát hiện ra bệnh nghề nghiệp
Hướng dẫn chi tiết về việc thăm khám nhằm sớm phát hiện ra bệnh nghề nghiệp

4. Các chế độ bệnh nghề nghiệp và quyền lợi của người lao động

Dưới đây là tổng hợp những chế độ và quyền lợi của người lao động mà bạn cần biết:

4.1. Những đối tượng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Những đối tượng được áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định cần đảm bảo đáp ứng được các yếu tố, điều kiện sau:

  • Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định
  • Những đối tượng thuộc quy định tại các điểm c, b, c, d, e, h theo khoản 1, Điều 2 và người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

4.2. Mức độ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo BHXH

Dựa trên Điều 48, Điều 49 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp sẽ được phân thành

  • Chế độ nhận tiền trợ cấp 1 lần: Chế độ này được áp dụng cho những người mắc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động trong khoảng 5% đến 30%.
  • Chế độ nhận trợ cấp hàng tháng: Chế độ này thường được áp dụng cho những bệnh nhân nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
 chế độ và quyền lợi của người mắc bệnh nghề nghiệp
Tổng hợp những chế độ và quyền lợi của người mắc bệnh nghề nghiệp

5. Cách phòng chống bệnh nghề nghiệp hiệu quả

Dưới đây là những biện pháp giúp giảm được tác hại cho người lao động mà bạn nên tham khảo:

  • Tuân thủ nội quy an toàn lập động: Người lao động nên tuân thủ các nội quy về an toàn lao động như khoảng cách an toàn, tư thế an toàn bởi vì chỉ cần một động tác bất cẩn thì có thể gánh chịu nhiều hậu quả đối với sức khỏe.
  • Sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách: Mỗi một ngành nghề sẽ có những loại đồ bảo hộ lao động khác nhau. Đây chính là những thiết bị giúp bảo đảm an toàn, giảm thiểu tổn thương nên bạn cần sử dụng đúng cách trong quá trình làm việc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Khi có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, bạn sẽ có sức khoẻ tốt, giúp gia tăng năng suất làm việc. Do đó, bạn cần tuân thủ đầy đủ chế độ dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi ở giữa ca.
  • Tham gia thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn không nên bỏ lỡ các đợt khám sức khỏe định kỳ do doanh nghiệp tổ chức để đảm bảo quyền lợi của mình.
biện pháp phòng tránh giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
Các biện pháp phòng tránh giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

XEM THÊM:

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp giải đáp bệnh nghề nghiệp là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình trong suốt quá trình lao động.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.