Để bắt đầu học bất kỳ ngôn ngữ nào thì chắc chắn không thể bỏ qua bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Và tiếng Việt cũng vậy, khi học chữ tất cả mọi người đều bắt đầu từ bảng chữ cái. Vậy bảng chữ cái tiếng Việt gồm bao nhiêu chữ, đọc như thế nào và thứ tự ra sao,…? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
- 1. Lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt
- 2. Sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt theo thứ tự alphaBET
- 3. Các nguyên âm, phụ âm và dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt
- 4. Những khó khăn khi mới học bảng chữ cái tiếng Việt
- 5. Bí quyết để ghi nhớ nhanh bảng chữ cái tiếng Việt cho người mới học
- 6. Kết luận
1. Lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ các tu sĩ Dòng tên đến Việt Nam truyền giáo và sáng tạo ra. Nó xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 17 và được chính thức công nhận là chữ quốc ngữ của Việt Nam vào thế kỷ thứ XIX.
Chữ quốc ngữ được phát triển dựa trên nền tảng các ký tự latinh và thuộc nhóm ngôn ngữ Roma. Đây được xem là bước tiến lớn của Việt Nam khi có hệ ngôn ngữ với phiên âm riêng.
Sau nhiều quá trình chỉnh sửa và cải tiến, hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt có tất cả 29 chữ cái bao gồm nguyên âm và phụ âm. Ngoài ra, còn có 5 thanh điệu là: huyền, sắc, hỏi, ngã ,nặng.
Về bảng 29 chữ cái tiếng Việt sẽ có 2 cách viết chính là: viết thường và viết in hoa. Trong đó:
- Viết in hoa: là cách được dùng để viết tên riêng, hoặc bắt đầu câu văn, đầu đoạn văn. Chúng thường được viết như sau: A, B, C, D,…
- Viết thường: là cách dùng trong các văn bản, trừ các tên riêng. Chúng thường ở dạng nhỏ, và được viết như sau: a, b, c, d,…
2. Sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt theo thứ tự alphaBET
Như đã chia sẻ, bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ nhất hiện nay sẽ bao gồm 29 chữ cái và 5 thanh điệu. Chúng được sắp xếp theo một thứ tự chung là alphaBET và thống nhất một cách đọc như sau:
STT | Chữ in hoa | Chữ thường | Tên gọi | Cách phát âm |
1 | A | a | a | a |
2 | Ă | ă | á | á |
3 | Â | â | ớ | ớ |
4 | B | b | bê | bờ |
5 | C | c | cê | cờ |
6 | D | d | dê | dờ |
7 | Đ | đ | đê | đờ |
8 | E | e | e | e |
9 | Ê | ê | ê | ê |
10 | G | g | gờ | gờ |
11 | H | h | hát | hờ |
12 | I | i | i | i |
13 | K | k | ca | ca |
14 | L | l | lờ | lờ |
15 | M | m | e-mờ | mờ |
16 | N | n | e-nờ | nờ |
17 | O | o | o | o |
18 | Ô | ô | ô | ô |
19 | Ơ | ơ | ơ | ơ |
20 | P | p | pê | pờ |
21 | Q | q | qui | quờ |
22 | R | r | e-rờ | rờ |
23 | S | s | ét-xì | sờ |
24 | T | t | tê | tờ |
25 | U | u | u | u |
26 | Ư | ư | ư | ư |
27 | V | v | vê | vờ |
28 | X | x | ích-xì | xờ |
29 | Y | y | y dài | y |
30 | ` | huyền | ||
31 | / | sắc | ||
32 | ? | hỏi | ||
33 | ~ | ngã | ||
34 | . | nặng |
3. Các nguyên âm, phụ âm và dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt
3.1. Các nguyên âm, phụ âm
Trong bảng chữ cái tiếng Việt lại được chia thành nguyên âm và phụ âm. Trong đó:
- Nguyên âm sẽ bao gồm 12 nguyên âm đơn là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Và 3 nguyên âm đôi: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.
- Các chữ cái còn lại sẽ được tính là phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, r, x.
- 1 phụ âm gồm 3 chữ cái là: ngh.
Ngoài ra, có thêm 9 phụ âm khác được ghép từ 2 trong 17 phụ âm là:
- ph: đọc là phờ.
- th: đọc là thờ.
- gi: đọc là gi
- tr: đọc là trờ nặng
- ch: đọc là chờ nhẹ
- nh: đọc là nhờ
- kh: đọc là khờ
- ng: đọc là ngờ
- gh: đọc là gờ ghép.
3.2. Về dấu thanh
Trong bảng chữ cái tiếng Việt có thêm 5 dấu thanh để tạo âm sắc cho ngôn ngữ. Nó bao gồm:
- dấu huyền: \
- dấu sắc: /
- dấu hỏi: ?
- dấu ngã: ~
- dấu nặng: .
Lưu ý khi đặt dấu thanh trong 1 từ:
- Trong 1 âm tiết nếu có 1 nguyên âm thì dấu thanh sẽ được đặt ngay trên đầu nguyên âm đó. Ví dụ: gỗ, lá,…
- Trong 1 âm tiết nếu có 2 nguyên âm và tận cùng của âm tiết đó là phụ âm thì dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm liền trước phụ âm đó. Ví dụ: ngoằng, cũng,…
- Trong 1 âm tiết có 2 nguyên âm và tận cùng của âm tiết đó là nguyên âm thì dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm đứng trước. Ví dụ: đèo, mái,…
- Trong 1 âm tiết có 3 nguyên âm và tận cùng của âm tiết là phụ âm, thì dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm cuối cùng. Ví dụ: hoãn, luyện,…
- Trong 1 âm tiết có 3 nguyên âm và tận cùng của âm tiết này là một nguyên âm thì dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm thứ 2. Ví dụ: tuổi, ruồi,…
- Trong 1 âm tiết có 2 nguyên âm và chúng nằm ở cuối cùng của âm tiết thì dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm đứng trước. Ví dụ: họa, khỏe,…
4. Những khó khăn khi mới học bảng chữ cái tiếng Việt
Khi mới học bảng chữ cái tiếng Việt, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều gặp khó khăn trong vấn đề ghi nhớ bởi:
- Bảng chữ cái tiếng Việt có tới 29 chữ cái và 5 dấu thanh, nên khá khó để học và phát âm chuẩn từ lần đầu.
- Bảng có quá nhiều nguyên âm, phụ âm và dấu thanh nên khi học thường bị thiếu chữ.
- Thêm một điểm nữa là so với bảng chữ cái tiếng anh thì bảng chữ cái tiếng Việt còn có thêm các chữ như: ô, ơ, ă, â, ư, ê khó đọc và khó nhớ.
- Có nhiều từ có tới 2 cách đọc khác nhau khiến trẻ dễ bị lẫn khi học. Chẳng hạn: chữ b, có thể đọc là chữ “bờ” hoặc chữ “bê” đều đúng.
5. Bí quyết để ghi nhớ nhanh bảng chữ cái tiếng Việt cho người mới học
Để giúp trẻ nhỏ cũng như những người mới học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc hơn, bạn có thể tham khảo những giải pháp sau:
5.1. Không nhất thiết phải học thuộc theo thứ tự
Nhiều người thường cho rằng, khi mới bắt đầu học cần học theo thứ tự để có thể nhớ đầy đủ và chính xác nhất các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Điều này là đúng, tuy nhiên không nên áp dụng một cách máy móc.
Tức là hoàn toàn có thể học những chữ cái mình hứng thú trước, sau đó mới học tới các chữ cái còn lại, miễn sao đủ 29 chữ cái và 5 dấu thanh.
5.2. Nên có bảng chữ cái bao gồm chữ và hình ảnh sinh độ đi kèm
Để kích thích trẻ hứng thú hơn với việc học và ghi nhớ bảng chữ cái, cách tốt nhất là bạn nên có hình ảnh đi kèm theo. Bởi khi có hình ảnh, trí nhớ của con người sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn.
5.3. Áp dụng phương pháp vừa đọc vừa viết
Đọc và viết được đánh giá là phương pháp giúp học nhanh và hiệu quả nhất. Vì thế, nếu gặp chữ cái nào khó trong bảng chữ cái tiếng Việt, bạn nên thử cách này nhé.
5.4. Dùng thẻ flashcard
Một phương pháp nữa mà bạn có thể thử cho bé khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Việt chính là sử dụng thẻ flashcard. Với phương pháp này sẽ sẽ vừa được vui chơi, không bị áp lực, lại vừa nhớ lâu.
5.5. Đọc sách, truyện cùng trẻ nhỏ
Đọc truyện cổ tích cho trẻ cũng là cách rất hữu ích khi học bảng chữ cái tiếng Việt. Vì khi được nghe nhiều, tai trẻ sẽ nhạy hơn với các âm thanh này và dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức mới.
6. Kết luận
Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết nhất về bảng chữ cái tiếng Việt mà Vua Nệm đã tổng hợp lại để bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, Vua Nệm cũng gợi ý cho phụ huynh một vài phương pháp để trẻ có thể học nhanh bảng chữ cái tiếng Việt này. Đừng quên áp dụng và báo kết quả cho Vua Nệm cũng biết nha!