Triết học C.Mác và Lênin đúc kết về bản chất của con người dựa trên sự tiếp thu, kế thừa và chọn lọc di sản, hoạt động thực tiễn. Vậy bản chất con người là gì? Hãy cùng tìm hiểu bản chất con người cùng Vua Nệm qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Khái niệm về con người
Trước khi tìm hiểu bản chất con người là gì, chúng ta đến với khái niệm về con người. Con người được định nghĩa là sự dung hòa giữa các mối quan hệ xã hội giữa người và người, con người cũng là một thực thể trong thế giới tự nhiên.
Giới tự nhiên chính là yếu tố vật chất đầu tiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển con người. Do đó, bản tính tự nhiên là một trong những yếu tố cơ bản và không thể thiết của loài người.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu về bản chất con người là gì chính là để loài người hiểu hơn về bản thân trong thế giới tự nhiên rộng lớn, từ đó có thể làm chủ bản thân từ những hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử nhân loại.
1.1. Phân tích bản chất tự nhiên của con người
Bản chất tự nhiên của con người được phân tích từ 2 góc độ sau đây:
Thứ nhất, trong giới tự nhiên, con người là quá trình của sự tiến hoá và phát triển lâu dài. Luận điểm khoa học này đã được minh chứng bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trong triết học và khoa học tự nhiên về sự tiến hoá của các loài.
Thứ hai, con người là một phần trong thế giới tự nhiên. Vì vậy, dù là tác động trực tiếp hay gián tiếp thì những biến đổi của thế giới tự nhiên cũng như quy luật tự nhiên sẽ tác động đến sự tồn tại của cá thể con người nói riêng và xã hội loài người nói chung.
Nói một cách dễ hiểu hơn, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa loài người và tự nhiên. Ngược lại những hành động của con người sẽ ảnh hưởng đến tự nhiên và thay đổi môi trường ấy.
Tuy nhiên, con người không hoàn toàn đồng nhất với các sự tồn tại khác của thế giới tự nhiên, con người mang đặc tính xã hội. Bởi vì bản tính xã hội là bản tính của con người, đặc biệt nó còn là bản tính đặc thù của con người xét trong các mối quan hệ của cộng đồng của xã hội như: Gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc và nhân loại.
1.2. Phân tích bản tính xã hội của loài người
Bản tính xã hội của loài người được phân tích từ những góc độ sau:
Thứ nhất, xét từ góc độ nguồn gốc hình thành, con người không chỉ có nguồn gốc của sự tiến hoá mà nó còn có nguồn gốc xã hội của nó. Đầu tiên và dễ thấy nhất chính là nhân tố lao động. Nhờ lao động mà con người mới có khả năng tiến hoá so với những loài động vật và trở thành con người như ngày hôm nay.
Đó là một trong những phát hiện mới nhất của chủ nghĩa C.mác và Lênin, đó là mảnh ghép hoàn hảo hoàn thiện học thuyết về nguồn gốc loài người, điều mà học thuyết trong lịch sử đều chưa đưa ra lời giải đáp thuyết phục.
Thứ hai, xét từ góc độ tồn tại, sự tồn tại của loài người sẽ bị chi phối bởi những nhân tố xã hội hay quy luật xã hội. Xã hội thay đổi thì sự thay đổi của con người cũng không ngạc nhiên. Ngược lại như thế, sự phát triển của mỗi cá nhân chính là tiền đề để cho sự phát triển của xã hội. Nếu không có những mối quan hệ xã hội thì con người chỉ phát triển như một thực thể sinh vật thuần túy và không thể là con người với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Hai phương diện tự nhiên của con người tồn tại trong tính nhất quán, tác động và làm thay đổi lẫn nhau, từ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của loài người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó . Do đó, sẽ rất phiến diện nếu lý giải bản tính sáng tạo của con người đến từ góc độ bản tính tự nhiên hoặc bản tính xã hội.
2. Bản chất con người là gì?
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa liên quan đến bản chất con người là gì, nhưng nếu xét kỹ, những quan niệm đó thường khá phiến diện.
Vì vậy, trong tác phẩm luận cương về Ludwig Andreas Feuerbach, C.mác đã phê phán và tạo nên quan điểm mới của mình “Bản chất loài người không phải định nghĩa của một thứ trừu tượng của từng cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người chính là sự dung hòa của những quan hệ xã hội”.
Đặc biệt, bản tính xã hội của con người là phương diện thể hiện rõ nhất của con người với tư cách là người, phân biệt con người với những cá thể khác trong giới tự nhiên. Vì vậy có thể coi con người như một thực thể tự nhiên nhưng mang tính xã hội. Xã hội là khái niệm của những mối quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị.
Bản chất xã hội của con người được phân tích theo quan điểm duy vật biện chứng cần phải được tiếp cận theo góc độ phân tích và lý giải sự việc hình thành và sự phát triển của những mối quan hệ của nó trong lịch sử.
Vì vậy, với tư cách là thực thể xã hội, loài người hoạt động thực tiễn, thông qua những hoạt động đó tác động trực tiếp vào thế giới tự nhiên, làm thay đổi thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó, điều đó đồng nghĩa với việc con người cũng sáng tạo ra lịch sử và tiếp tục thực hiện phát triển lịch sử đó.
Từ những quan niệm khoa học của chủ nghĩa C.mác – Lênin về bản chất con người, ta có thể rút ra những tổng kết quan trọng dưới đây:
Đầu tiên, để có thể lý giải một cách khoa học những vấn đề về bản chất con người thì không thể chỉ đơn thuần từ góc độ bản tính tự nhiên mà còn phải phân tích từ phương diện bản tính xã hội của nó, những mối quan hệ kinh tế – xã hội của nó.
Thứ hai, năng lực sáng tạo lịch sử của con người chính là động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Do đó, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người chính là thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội của con người.
Thứ ba, giải phóng những mối quan hệ kinh tế – xã hội chính là thúc đẩy khả năng sáng tạo lịch sử trong sự nghiệp giải phóng con người.
Dựa vào ý nghĩa phương pháp luận đó, có thể thấy được một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là mục tiêu xóa sổ triệt để các mối quan hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Cuộc các mạng đó cũng góp phần lớn trong sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại.
Tóm lại, theo chủ nghĩa của C.Mác và Lênin, bản chất của con người được liệt kê như sau:
- Con người chính là một thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội
- Trong tính hiện thực, bản chất con người là sự dung hòa của những mối quan hệ xã hội
- Con người là chủ thể và là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử
XEM THÊM:
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin về bản chất con người là gì và những quan điểm về triết học về bản chất của loài người. Dựa trên những thông tin trên, Vua Nệm hy vọng sẽ mang lại những kiến thức thật sự hữu ích cho bạn đọc.