Chuyện quanh ta

Bài cúng đưa ông Táo về trời được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

CẬP NHẬT 02/10/2022 | BỞI Tôn Vân

Ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm, nhà nhà đều tất bật để chuẩn bị cho nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây là ngày các Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời để khai báo với Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra ở trần gian trong suốt một năm qua. Nếu bạn vẫn chưa biết bài cúng đưa ông Táo về trời như thế nào, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp này nhé!

bài cúng đưa ông táo về trời
Những điều thú vị về cúng ông Táo

1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng ông Táo

Theo truyền thuyết, ông Táo là vị thần có trách nhiệm quan sát, cai quản và đánh giá mọi hoạt động trong nhà của gia chủ trong năm. Không chỉ là “Thần Bếp” ông còn quyết định sự may mắn, phúc lộc hoặc có thể xui rủi đến với gia đình đó. Ông táo sẽ còn giúp xua đuổi những điều tàn ác, ngăn ngừa sự xâm phạm của các thế lực ma quỷ, đem lại sự bình an cho gia chủ.

Sau khi đã về trời và bẩm báo tình hình của gia chủ cho Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng sẽ dựa trên đó để có thể ban phước lành hoặc thậm chí quở phạt nếu gia chủ làm gì sai trái. Vì vậy, vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, nghi lễ cúng ông Táo ra đời để ông Táo có thể che chở cho gia đình mình và đem lại sự bình an cho ngôi nhà.

bài vái cúng đưa ông táo về trời
Cúng đưa ông Táo về trời nhằm cầu bình an cho gia đình

Không những thế, việc tổ chức nghi lễ cúng ông Táo cũng được xem là một cách đề cao tầm quan trọng của bếp núc trong gia đình. Ngoài việc là nơi nấu ăn, đây là nơi dùng để gắn kết tình yêu thương gia đình thêm bền chặt. Theo quan niệm ngày xưa, nếu một ngày bếp lửa không cháy thì ngày đó gia đình sẽ không được ấm cúng và thiếu hơi ấm.

Chính vì lý do đó, đưa ông Táo về trời là phong tục được lưu truyền từ xưa đến nay với ý nghĩa cầu mong sự hạnh phúc, sung túc và may mắn cho mỗi gia đình. Việc lưu truyền những phong tục truyền thống như thế này cũng là một cách góp phần vào nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. 

2. Lễ vật cúng ông Táo bao gồm những gì?

Ông Táo chính là người có quyền định đoạt và báo cáo “công hay tội” của gia đình lên thiên đàng. Vì vậy, lễ cúng ông Táo không nhất thiết phải quá cầu kỳ và hoa mỹ nhưng nhất thiết phải đầy đủ những lễ vật cơ bản và thực hiện cúng bái một cách nghiêm túc.

bài khấn cúng đưa ông táo về trời
Cúng ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Để chuẩn bị một mâm cúng ông Táo cần chuẩn bị những lễ vật như sau:

  • Mũ Táo Quân bao gồm 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. M dùng cho cho ông Táo thì sẽ có hai cánh chuồn và mũ dùng cho Tú bà sẽ không có cánh chuồn
  • Cá chép: Đây là con vật sẽ cùng ông Táo về trời trong ngày 23 tháng chạp. Không nhất thiết phải sử dụng cá chép thật, trong bộ giấy vàng bạc cũng có cá chép giấy. Tùy vào mỗi miền sẽ sử dụng cá thật hoặc cá giấy. Ở miền Bắc, người ta rất xem trọng việc phóng sinh nên việc mua cá chép sống để thả ở sông, suối được diễn ra rất nhộn nhịp vào ngày này. 
  • Một chiếc áo
  • Tiền vàng
  • Một đội hia bằng giấy

Lưu ý: 

Màu sắc của áo, mũ và hia có thể thay đổi theo từng năm và phụ thuộc vào ngũ hành cụ thể như sau:

  • Năm hành Kim sẽ được cúng áo, mũ và hia màu vàng
  • Năm hành Thổ sẽ được cúng áo, mũ và hia màu đen
  • Năm hành Mộc sẽ được cúng áo, mũ và hia màu trắng
  • Năm hành Thủy sẽ được cúng áo, mũ và hia màu xanh
  • Năm hành Hỏa sẽ được cúng áo, mũ và hia màu đỏ

Mâm cúng ông Táo gồm có:

  • Một dĩa trái cây ngũ quả (mãng cầu, Dừa, Dứa, Đu Đủ, Xoài) với hàm ý cầu mong một năm được ấm no, đầy đủ. 
  • Một bình hoa
  • Ba đĩa trà khô, ba đĩa mứt, ba chén chè
  • Đèn, nhang, rượu
  • Bánh, cốm, kẹo
  • Và tùy theo phong tục ở mỗi miền, bạn có thể chuẩn bị một mâm cơm đạm bạc với cơm, cá, canh, gà luộc, bánh chưng hoặc bánh tét để dâng cúng.
  • Ở một số vùng còn đem cả cá chép sống để phóng sinh với mục đích để Táo Quân sử dụng để cưỡi về trời.

Lưu ý: 

  • Không nên dùng một số lễ vật kiêng kị như thịt trâu, thịt ngỗng, dê… để dâng cúng.
  • Vào đêm giao thừa, mỗi gia đình sẽ làm một lễ rước ông Táo về để ngự ở nhà để có một năm mới no ấm, hạnh phúc và bình an.

3.Thực hiện bài cúng đưa ông Táo về trời ở đâu?

Theo quan niệm ngày xưa, ông Táo là các vị thần có trách nhiệm cai quản trong chuyện bếp núc, vì thế bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp, ở những vị trí cao ráo. Khi thực hiện bài cúng đưa ông Táo về trời, mâm cúng cũng sẽ được đặt trong bếp.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan niệm cho rằng nên cúng cùng với bàn thờ gia tiên. Theo đó, thường sẽ bày hai mâm để cúng, một mâm ở bàn thờ gia tiên và một mâm ở dưới bếp

Với những ngôi nhà với thiết kế hiện đại, không tiện để đặt bàn thờ nhưng gia chủ vẫn chuẩn bị một mâm cúng đặt ở dưới bếp và một mâm để thờ thần linh. Ở một số nơi, vào ngày 23 tháng chạp, gia chủ sẽ ngưng nấu nướng với quan điểm để ông Táo bay về trời một cách thoải mái và dễ dàng hơn.

4. Bài cúng đưa ông Táo về trời được sử dụng nhiều nhất

Cùng xem qua bài cúng đưa ông Táo về trời được sử dụng nhiều nhất trong các nghi lễ:

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm…. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

5. Cách cúng để thực hiện nghi lễ đưa ông Táo về trời

Thắp 3,5,7… nén hương tùy ý nhưng phải là số lẻ. Sau đó vái 3 vái và đọc bài khấn. Khi hành lễ xong, đi lùi 3 bước rồi mới được quay lưng đi. Tiếp tục chờ cho hương tàn khoản 2/3 mới được xin phép để hạ lễ hóa vàng. Sau đó, gói một ít tro vào tờ giấy đỏ, mang tro và cá đi thả ở những nơi sông, suối sạch sẽ, không được thả ở những nơi ao tù, bẩn thỉu.

bài văn cúng đưa ông táo về trời
Cách khấn bài cúng đưa ông Táo về trời

6. Một số kiêng kị và lưu ý khi thực hiện bài cúng đưa ông táo về trời

Khi thực hiện bài cúng đưa ông táo về trời, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Không nên cúng ông Táo sau 12h trưa ngày 23: Sau 12h trưa chính là thời điểm các vị thần phải rời nhân gian để bay về trời và khai báo tình hình với Ngọc Hoàng. Vì thế, nghi lễ cần được thực hiện trước khi ông Táo về trời tức là phải trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp âm lịch.
  • Không nên cầu tiền tài: Khi cúng ông Táo chỉ nên khấn những điều bình an đến với gia đình. Vì ông Táo lên thiên đình chỉ để báo cáo những chuyện lớn nhỏ của gia đình như thế nào với Ngọc Hoàng và không có trách nhiệm phải mang nguyện ước tiền tài báo với Ngọc Hoàng.
  • Không được ném cá chép từ trên cao xuống nước: Việc phóng sinh cá chép tượng trưng cho việc cá chép sẽ cùng Táo quân về trời, đây cũng được xem là nét đẹp văn hóa trong truyền thống cúng ông Táo tại Việt Nam. Vì vậy, cần được thả cá xuống nước một cách nhẹ nhàng. Việc ném cá xuống sông hoặc thả từ trên lầu xuống thể hiện sự không tôn trọng đối với các vị thần linh và mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc phóng sinh.
bài văn khấn cúng đưa ông táo về trời
Khi thực hiện bài cúng đưa ông Táo về trời cần thả cá chép nhẹ nhàng
  • Trang phục gọn gàng: Khi thực hiện vái cúng, bạn nên ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề. Không được mặc quần cộc, áo cộc tay. Thay vào đó, nên mặc quần dài và một chiếc áo sơ mi hoặc áo thun sạch sẽ để thể hiện lòng tôn kính đối với các vị quan thần. 
  • Khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ ràng với giọng điệu thành tâm và rành mạch.
  • Khi làm nghi lễ nên mở hết các cánh cửa chính, cửa sổ để ngôi nhà được thông thoáng đón vận may vào nhà và tiễn đi những điều xui rủi.

XEM THÊM: 

Bài viết trên đã chia sẻ khá chi tiết về nghi lễ cúng ông Táo cũng như bài cúng đưa ông Táo về trời. Hi vọng, qua bài biết bạn đã có thể chuẩn bị cho nghi lễ đặc sắc này một cách chu đáo nhất để gia đình có một năm mới bình an và hạnh phúc nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân