Thần Tài là một vị thần quá quen thuộc trong văn hóa tin ngưỡng của người Việt. Nhắc đến, chắc hẳn ai cũng đã mường tượng được hình ảnh vị thần này. Tuy vậy, ít ai biết được tường tận nguồn gốc Thần Tài là ai, cách cúng Thần Tài ra sao, có bao nhiêu vị Thần Tài,….Nếu bạn cũng đang tò mò về Thần Tài, hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Thần Tài là ai?
Thần tài là ai? Quan niệm dân gian mô tả Thần Tài là một vị thần chủ về cải quản tiền bạc trong gia đình. Hình ảnh thường thấy của ông là một nhân vật râu tóc dài bạc phơ, khuôn mặt cười hiền từ phúc hậu, ngồi trên ghế, tay cầm vàng thỏi. Hầu hết gia đình việt đều thờ thần Tài trong nhà để cầu mong thần mang đến nhiều tài lộc, tiền tài và may mắn cho các thành viên.
Đặc biệt gia đình nào làm ăn buôn bán thì càng dành nhiều thời gian để chăm sóc bàn thờ Thần Tài và tổ chức các dịp cúng long trọng để bày tỏ lòng biết ơn đến vị thần này, vì đã giúp công việc kinh doanh của gia đình ngày càng phát đạt.
Mặc dù thần Tài gắn bó mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt nhưng đây không phải là nhân vật có mặt trong Phật Giáo bạn nhé!
2. Nguồn gốc Thần Tài là ai?
Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến nguồn gốc Thần Tài là ai tùy vào mỗi quốc gia khác nhau:
2.1 Truyền thuyết về thần tài ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, người ta lưu truyền rộng rãi 2 tích: tích về Âu Minh và tích về Phạm Lãi để giải thích cho nguồn gốc thần Tài là ai. Cụ thể:
- Tích Âu Minh: Âu Minh là một người thương lái, trong một lần tình cờ, ông được gặp Thủy Thần và được Thủy Thần tặng cho một gia nhân tên Như Nguyện. Từ khi có Như Nguyện về nhà, công việc kinh doanh của Âu Minh phất lên như “diều gặp gió”. Tuy vậy, trong một ngày Tết, Âu Minh đánh Như Nguyện khiến y quá sự hãi và chui vào đống rác biến mất. Từ đó, Âu Minh liên tục làm ăn thua lỗ và nghèo xơ xác. Người ta cho rằng Như Nguyện là vị thần tài, rồi lập bàn thờ từ đó.
- Tích Phạm Lãi: Phạm Lãi là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi từ bỏ chốn quan trường, ông mai danh ẩn tích và đổi tên họ để không bị tìm thấy. Ông đổi tên thành Đào Châu Công, kiếm sống bằng nghề buôn bán. Ông buôn bán mấy năm thì phát tài lớn nhưng không tích của mà đem phần lớn bố thí cho người nghèo khó. Sau này, ông được người đời tôn sùng gọi là Thần Tài.
2.2 Truyền thuyết ở Việt Nam
Trong đời sống tâm linh của người Việt, thần Tài thường được thờ phụng chung với Thần Thổ Địa và ông cũng được xem là một dạng Thổ Thần. Thần Tài xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân vào bước đầu khi khai hoang, mưu sinh, luôn gặp nhiều thử thách, khó khăn.
Từ đó, người Việt Nam coi thần Tài như một chỗ dựa tinh thần với ý niệm dù ở bất cứ nơi đâu, luôn có vị thần quan sát và bảo vệ. Vị thần phù hộ con người, giúp trông nom nhà cửa, gia súc, đồng thời phù hộ để của cải trong nhà luôn gia tăng.
XEM THÊM:
2.3 Truyền thuyết ở Ấn Độ
Trong truyền thuyết ở Ấn Độ, Thần Tài chính là Bố Đại La Hán (hay còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả), một trong những vị thập bát La Hán, hay bố thí tiền bạc giúp đỡ chúng sinh. Hình ảnh của vị thần này trong tâm trí người Ấn là 1 ông cụ đeo 1 túi vải to trên lưng, giơ tay thẳng lên trời, cười sảng khoái, phúc hậu. Thần tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài và thành công.
3. Thần Tài gồm những ai?
Tùy theo tin ngưỡng của mỗi quốc gia mà Thần Tài gồm những vị khác nhau. Cụ thể:
3.1 Tại Trung Quốc:
Thần Tài gồm 9 vị, hay còn được gọi là Cửu Lộ Thần Tài, trong đó gồm 5 vị chính đại diện cho ngũ phương:
- Vượng hợi (đại diện trung tâm), tên gọi khác là Trung Bân Tài Thần
- Tỷ Can (đại diện cho hướng Đông), tên gọi khác là Tài Lộc Chân Quân
- Sài Vinh (đại điện cho hướng Nam), tên gọi khác là Thiên Tài Tinh Quân
- Quan Võ (đại điện cho hướng Tây)
- Triệu Công Bắc (đại diện cho hướng Bắc) hay còn được gọi là Tài Bạch Tinh Quân
Ngoài 5 vị chính, còn có thêm 4 vị Thần Tài khác là:
- Phạm Lãi
- Lý Quý Tổ
- Đoan Mộc Tử
- Lưu Hải Thềm
3.2 Tại Tây Tạng
Phật Giáo Tây Tạng thờ 5 vị Thần Tài khác nhau, gọi là Thần Tài Ngũ Sắc, bao gồm:
- Hoàng Tài Thần
- Bạch Tài Thần
- Hồng Tài Thần
- Lục Tài Thần
- Hắc Tài Thần
Trong đó, vị thần Tài được đông người biết đến và thờ phụng nhiều nhất là Hoàng Tài Thần, tượng trưng cho phương Bắc. Thần chủ về bảo quản tài khố, người xưa cũng truyền tai nhau rằng tụng niệm thần chú Hoàng Tài Thần sẽ mang lại nhiều may mắn cho người kinh doanh.
3.3 Tại Việt Nam:
Theo phong tục tín ngưỡng của người Việt, ông cha ta thờ 2 vị thần Tài gồm:
- Văn Thần Tài: Chủ về trông coi tiền tài cho gia chủ, chia thành 2 vị: Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh. Hình tượng của Tài Bạch Tinh Quân là ông lão râu tóc bạc phơ, mặt cười phúc hậu, dáng vẻ uy nghiêm. Trong khi đó, Lộc Tinh thường được xếp ngang với 2 vị thần Phúc và Thọ, cầu về sức khỏe dồi dào, thăng quan tiến chức và tiền bạc rụng rỉnh.
- Võ Thần Tài: Hình tượng của phổ biến của thần là ông lão ngồi trên ngai, tay cầm thỏi vàng đặt phía trước bụng. Nét mặt hiền từ, phúc hậu.
4. Sơ lược phong tục cúng Tài Thần ở Việt Nam
Đặc trưng cho phong tục cúng Thần Tài ở Việt Nam là thờ cúng Thần Tài cùng nhiều vị, chẳng hạn ở miền Nam, ông sẽ được thờ chung bàn thờ với ông Địa. Bàn thờ 2 vị được đặt sát mặt đất, kê tường và đối diện cửa ra vào chính của căn nhà. Trong các ngày cần làm lễ cúng các vị thì ngày mùng 10 Tết Nguyên Đán được coi là ngày lễ lớn nhất, còn được gọi là ngày Vía Thần Tài.
Vào ngày này, người làm kinh doanh, cửa hàng, xí nghiệp sẽ tổ chức múa lân, đốt vàng mã, mua vàng,… để chiêu cầu tài lộc. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là ngày khai trương tốt nhất trong năm.
5. Vị trí đặt biểu tượng Thần Tài ở Việt Nam
Dựa vào tính chất, ý nghĩa của các vị Tài Thần mà với mỗi vị khác nhau, ta có các vị trí đặt tượng phù hợp. Cụ thể:
- Võ Thần Tài: Vị trí đặt được các chuyên gia phong thủy đánh giá tốt nhất là đối diện cửa chính, với nhiệm vụ trấn trạch và thu hút tiền tài cho gia chủ.
- Văn Thần Tài: Vị trí phong thủy tốt nhất là trái hoặc phải gần cửa chính. Một điểm lưu ý là bàn thờ các vị (bất kể là Tam Tinh, Tài Bạch, Thổ Địa,..) đều quay mặt hướng vào bên trong ngôi nhà, kẻo tiền tài trong nhà lần lượt kéo nhau “đội nón” đi hết.
Bên cạnh các vị thần trên thì một số địa phương còn thờ cúng Tà Thần Tài. Vị Tài Thần được xem là tứ diện Phật – một vị Phật của đạo Bà La Môn, tượng trưng cho 4 khía cạnh trong vận mệnh con người người gồm: Sự nghiệp, tình duyên, sức khỏe và tài vận. Khi thờ phụng Tà Thần Tài, bạn đặt bàn thờ Ngài ở ngoài sân hoặc hoa viên. Nhìn chung là nơi thoáng đãng, đất trống. Tránh đặt Tà Thần Tài chung bàn, ngang hàng với Phật Tổ, Quan Âm, Quan Đế, kẻo phạm đại kỵ, rước vận xui vào nhà.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách đặt Ông Địa, Thần Tài hợp phong thủy
Trên đây là tất cả các thông tin trả lời cho câu hỏi Thần Tài là ai, có bao nhiêu vị Thần Tài. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan tới vị thần này rồi nhé!