Lễ cúng tháng 7 hay lễ cúng rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Việt. Người xưa cho rằng, cứ đến thời điểm này trong năm, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các linh hồn có thể tự đi về trần gian và nhận bố thí từ con người.
Mâm cúng tháng 7 được chuẩn bị nhằm thể hiện lòng từ bi với họ cũng như tưởng nhớ người thân đã khuất. Nếu bạn đang bối rối không biết chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 sao cho đúng cách và trang nghiêm nhất thì hãy dành vài phút đọc bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Ý nghĩa rằm tháng 7
Cúng rằm tháng 7 âm lịch diễn ra bắt đầu từ ngày 2 đến ngày 15/7 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ cha mẹ, ông bà và tổ tiên đã khuất, đồng thời thể hiện lòng từ bi, cứu độ cho những linh hồn còn vất vưởng chưa siêu thoát.
Người Việt tổ chức cúng rằm lớn nhất là vào rằm 15/7, hay còn gọi là ngày lễ Vũ Lan báo hiếu. Đây là một ngày đại lễ cực kỳ quan trọng đối với Phật Giáo nhằm thể hiện tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”, không quên tổ tiên, công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ.
Do ngày này gắn liền với sự tích Mục Liên cứu mẹ nên trong ngày Vu Lan, người còn mẹ sẽ cài trên ngực áo một bông hoa hồng đỏ thể hiện lòng biết ơn cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương mà các đấng sinh thành đã dành cho mình. Ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trắng buồn thương.
Bên cạnh mẫm cỗ tháng 7 tưởng nhớ tổ tiên đã khuất thì quan niệm dân gian còn cho rằng, con người nên làm việc thiện, bố thí cho người nghèo hoặc tụng kinh cầu siêu, thiết mâm lễ cúng cho các linh hồn còn lưu lạc trên trần gian.
Tùy vào điều kiện cũng thời gian thuận tiện mà mỗi gia đình chọn ngày bày mâm lễ cúng rằm tháng 7. Điều quan trọng không phải là giá trị mâm cúng bao nhiêu mà là sự thành tâm cảm tạ tới trời Phật, thần linh và tổ tiên cũng như tấm lòng phổ độ từ bi của gia chủ.
2. Mâm lễ cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Mâm lễ cúng rằm tháng 7 thường bao gồm 1 mâm lễ cúng Phật, 1 mâm lễ cúng thần linh gia tiên và 1 mâm lễ cúng thí thực cô hồn. Lễ cúng Phật và thần linh, gia tiên sẽ được thực hiện vào ban ngày, trong khi lễ cúng cô hồn sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối.
Giữa các mâm cúng này cũng có sự khác biệt rõ rệt nên bạn cần phải chuẩn bị kỹ để đảm bảo không thiếu sót hay dư thừa bất kỳ món đồ nào cả, nếu không dễ phạm phải kiêng kỵ cúng rằm tháng 7. Mâm cúng cô hồn thường chỉ gồm cháo loãng, cơm trắng, gạo, muối, xôi, chè, xanh, khoai lang, khoa sọ luộc, hoa quả, bánh kẹo cúng, bỏng ngô, thuốc lá. Mâm cỗ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thể hiện thái độ tôn trọng, trang nghiêm.
Trong khi đó, lễ cúng Phật, thần linh, gia tiền có thể làm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào gia chủ miễn sao thể hiện lòng thành.
2.1 Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7
Mâm cúng Phật phải được đặt ở nơi trang nghiêm, cao nhất. Gia chủ cần chuẩn bị hoa tươi để bày mâm cúng Phật, không nên dùng hoa dại hoặc hoa giả. Một số loài hoa mang ý nghĩa tốt rất thích hợp để trưng trong ngày cúng rằm tháng 7 là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Đồ cúng nên chọn cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
2.2 Mâm lễ cúng rằm tháng 7 dành cho thần linh, gia tiên
Mâm cúng thần linh sẽ được đặt ở dưới mâm cúng Phật và trên mâm cúng gia tiên. Các món đồ cần chuẩn bị cho mâm cúng gia tiên là các món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng, bánh dày, xôi nếp, thịt gà, nem rán, canh măng… Ngoài ra, mâm lễ cúng rằm tháng 7 này phải có hương hoa, tràu cau, tiền vàng.
Về mâm cúng gia tiên, gia chủ nên đặt thêm các vật dung hàng mã như giấy nhựa quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, đồ trang sức…
Các món ăn trong mâm cúng thần linh, gia tiên cũng có thể làm chay nếu gia đình có truyền thống hướng Phật.
2.3 Mâm lễ cúng rằm tháng 7 dành cho chúng sinh
Mâm cúng chúng sinh hay còn gọi là mâm cúng cô hồn thường được đặt ở trước cửa chính của nhà hoặc trước cổng và tổ chức vào ngày 14.7 hoặc 15.7 âm lịch lúc chiều tối. Bởi vì, người xưa quan niệm đây là thời điểm các vong hồn trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc bố thí cô hồn tốt nhất.
Trong buổi lễ, gạo muối sẽ được vãi ra sân, đường, còn vàng mã thì đem đốt sạch.
Các món đồ cần chuẩn bị trong mâm cỗ cúng chúng sinh là:
- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.
Khi tiến hành lễ cúng cô hồn, gia chủ sẽ đọc bài khấn hoặc bài cúng nôm để thể hiện lòng thương xót của mình đối với các vong linh còn lưu lại trên trần thế, hướng họ đến việc sớm đi vào vãng sanh, đầu thai chuyển kiếp, giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Trong những năm trở lại đây, chính quyền cũng như giáo hội Phật Giáo Việt Nam đều khuyến khích người dân không nên đốt vàng mã nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như lãng phí tài nguyên.
3. Những lưu ý đối với mâm cúng rằm tháng 7
Trước hết, bạn cần nắm rõ rằng cúng gia tiên và cúng cô hồn rằm tháng 7 là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Mâm cúng Phật và gia tiên, thần linh sẽ được thực hiện trong nhà, vào buổi sáng. Trong khi mâm cúng cô hồn sẽ được làm vào buổi chiều tối trước cửa chính ngôi nhà hoặc trước cổng.
Ngày nay, có không ít gia đình tiết kiệm thời gian nên đã gộp chung mâm cố cúng rằm tháng 7 bao gồm cúng thần linh, gia tiên và cúng chúng sinh. Đây là một điều rất kiêng kỵ. Bởi lẽ như đã nói ở trên, lễ cúng gia tiên, thần linh cần được thực hiện ở trong nhà để thể hiện lòng thành kính đến tổ tiên, người quá cố. Việc gộp chung như vậy dễ khiến gia chủ bị quở trách và gặp điều xui xẻo trong cuộc sống.
Mâm lễ cúng rằm tháng 7 cho cô hồn không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Nếu không có thời gian hoặc điều kiện, bạn có thể chuẩn bị đơn giản cũng được, quan trọng là sự thành tâm. Khi hoàn tất buổi lễ cúng chúng sinh, bạn cần đứng từ bên trong ngôi nhà rải muối và gạo ra bên ngoài, tránh đứng theo hướng ngược lại kẻo rước vong vào nhà.
Khi đốt vàng mã hay quần áo cho gia tiên, bạn nên ghi tên người lên nhận lên các món đồ này để tránh nhầm lẫn hoặc bị cướp bởi các vong linh đang đi lang thang khắp nơi. Ngoài ra đọc văn khấn thì đọc tên của thần linh và thổ địa trước, sau cùng mới đọc rõ tên hương hồn của người nhận.
XEM THÊM:
Trên đây là thông tin chi tiết về mâm lễ cúng rằm tháng 7. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ này.