Hầu hết các mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm hay mẫu giáo đều than thở: “Con nhà mình lười ăn lắm”, “Mình đã thử đủ mọi cách mà bé vẫn lười ăn”… và thắc mắc tại sao con người ta thì ăn uống dễ dàng thế kia, còn với con mình phải dùng đủ các biện pháp…Chính việc lười ăn của trẻ đã trở thành nỗi lo, ám ảnh đối với các bậc cha mẹ. Làm thế nào để trị biếng ăn cho trẻ hiệu quả ? Bạn hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Trị biếng ăn cho trẻ: thay đổi khẩu vị thức ăn liên tục
Các mẹ Việt Nam thường có thói quen say nhuyễn tất cả thực phẩm để nấu thành món cháo hoặc bột ăn dặm của trẻ. Hầu như ngày nào trẻ cũng chỉ ăn duy nhất một món là cháo say nhuyễn. Chính điều đó khiến bé cảm thấy chán ăn và biếng ăn.
Các mẹ nên thay đổi khẩu vị thức ăn, dùng nhiều cách chế biến khác nhau như như nghiền, giã, xay… để bé được nếm những hương vị mới và hứng thú hơn. Nhờ đó, bé được thưởng thức trọn vẹn hương vị thực phẩm, hứng thú và ăn nhiều hơn. Không chỉ vậy, bé còn được khám phá các hương vị khác nhau, học được cách nhận biết mùi vị món ăn ngay từ bé, cũng có tác dụng kích thích não bộ phát triển.
2. Tạo cảm hứng để bé ăn nhiều hơn
Tạo cảm hứng ăn uống cho bé cũng là một cách giúp bé thích ăn. Thay vì nói với trẻ “Con thử món này nhé, ngon lắm!” thì bạn hãy ăn món đó một cách thật ngon miệng – thậm chí bạn chẳng cần nói gì bé cũng sẽ tò mò và rất dễ bị “dụ”.
Không chỉ là chọn đồ ăn, hãy khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn hàng ngày ở nhà khi bạn cho phép bé lựa chọn đĩa, bát ăn hay cốc uống nước. Bé sẽ mong đến bữa ăn để được tự mình lựa chọn xem hôm nay mình sẽ ăn bát có hình con thỏ hay con hổ? Màu đỏ hay màu xanh?
Một “chiêu” nữa là hãy để bé ăn cùng bàn với mọi người trong gia đình và khuyến khích bé tự ăn. Cách này không những tập cho bé tính tự lập mà còn trao cho bé cơ hội tự lựa chọn đồ ăn mà bé thích nữa.
Để bé có cảm giác thèm ăn, bạn cũng lưu ý là không nên cho trẻ ăn kẹo, bánh trong vòng 3 – 4 tiếng trước khi ăn. Thời gian ăn cũng cần lưu ý, hợp lý nhất là 20 – 30 phút bởi nếu kéo dài thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp. Khi ăn, bạn cũng không nên để trẻ xem tivi hay chơi đồ chơi để trẻ “toàn tâm toàn ý” cho bữa ăn nhé.
Ngoài ra, mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ. “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con giỏi quá! Mẹ rất tự hào về con”. Với cách làm này, bạn sẽ khiến việc bé muốn thử đồ ăn mới không còn khó khăn gì nữa.
3. Hãy để cho bé tự chọn
Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
4. Sử dụng chiến thuật “bình mới rượu cũ”
Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích thú hơn với những thay đổi này.
5. Bổ sung vi chất cải thiện cảm giác ăn
Nghệ thuật cuối cùng trong cách trị biếng ăn ở trẻ chính là nghệ thuật hoàn thiện dinh dưỡng. Đây là khâu đặc biệt quan trọng bởi nó tác động trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của trẻ. Vì vậy, bạn cần “thuộc lòng” lưu ý dưới đây nhé.
Thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà còn dẫn đến tử vong, suy giảm trí tuệ. Các vi chất dinh dưỡng đang bị thiếu hụt ở trẻ Việt Nam gồm: sắt, selen, kẽm…
– Selen: chất này có trong thành phần enzym làm phân hủy các lipoperoxyd, chống sự xuất hiện của adehyd và các gốc tự do gây tổn hại cho nhiễm sắc thể. Vai trò của Selen đối với hệ thống miễn dịch đã được chứng minh và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng trong điều trị bệnh. Trẻ em cần một lượng selen trong khẩu phần ăn tối ưu là 10 – 15 mcg mỗi ngày. Hàm lượng Selen cao có trong cá, hải sản, sữa bò, ngũ cốc…
– Kẽm: Kẽm là dưỡng chất hỗ trợ một hệ thống miễn nhiễm lành mạnh, cần thiết cho vết thương lành lại, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác; rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. kẽm có ở hầu hết tất cả các thức ăn như thịt gà, củ cải, đậu, đỗ… nhưng có nhiều trong các thức ăn hải sản như sò , hến, cua.
Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng trên thị trường hiện nay có thành phần chính là kẽm, sắt và selen hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon, ổn định đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ.
Vua Nệm (Tổng hợp)