Vấn đề chuột, bọ sinh sôi và cắn phá trong nhà luôn là điều khiến nhiều gia đình đau đầu khi tìm cách giải quyết. Những động vật gặm nhấm này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn là nguồn lây nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vậy làm thế nào để tiêu diệt chúng một cách nhanh gọn, không tốn nhiều chi phí và không độc hại? Bạn hãy tham khảo ngay cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa trong bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Ưu điểm của cách làm bẫy chuột bằng chai nhựa
Ưu điểm nổi bật nhất của bẫy chuột làm từ chai nhựa chính là độ an toàn và khả năng tiết kiệm chi phí. Với phương pháp này, bạn không cần phải tốn kém tiền để mua bẫy hay các loại keo dính chuột. Không những thế, tận dụng rác thải nhựa tái chế còn giúp bạn góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Phương pháp này cũng không nguy hiểm đến vật nuôi và an toàn cho trẻ em trong nhà. Nhược điểm của cách làm này là hiệu quả bẫy chuột không cao lắm và mất thời gian tự chuẩn bị.
2. Hướng dẫn cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa – loại sập nhốt
Cơ chế hoạt động của loại bẫy này được hoạt động như sau: Tách chai nhựa làm 2 phần, một đầu treo cao lên để tạo thành đường thông cho chuột chui vào. Ở cuối đường sẽ để một loại mồi mà loài chuột ưa thích. Khi chuột bò vào chai để ăn thức ăn, phần chai được treo lên cố định sẽ lập tức sập và nhốt chúng lại.
Chuẩn bị vật liệu:
- 1 chai nhựa lớn (1.5l trở lên), nên chọn loại có màu trong suốt để dễ quan sát
- 2 chiếc đũa hoặc tăm tre
- Dây thun
- 1 sợi dây nhỏ
- Kẹp giấy
- Mồi nhử chuột: Bơ đậu phộng, bánh mì, thịt, cá…
Cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa:
- Bước 1: Dùng dao rọc giấy cắt chai nhựa thành 2 phần ở vị trí cách miệng chai khoảng 5cm – 10cm. Bạn chỉ nên chắt đứt ¾ thân chai, không cắt đứt lìa 2 phần.
- Bước 2: Đục hai lỗ nhỏ đối xứng ở vị trí cách chỗ cắt lên cổ chai khoảng 4cm. Tiếp tục tạo thêm 2 lỗ tương tự ở vị trí cách chỗ cắt xuống đáy chai khoảng 10cm.
- Bước 3: Dùng 2 chiếc đũa xuyên qua từng cặp lỗ đối diện nhau và để lộ ra 2 đầu đũa.
- Bước 4: Lấy dây thun móc vào hai đầu của đôi đũa theo từng bên sao cho dây căng thẳng.
- Bước 5: Ghim một đầu của kẹp giấy vào vị trí gần phần đáy trong của chai, đầu còn lại được dính thêm mồi nhử.
- Bước 6: Cột phần đầu ghim kẹp đã được ghim xuyên qua chai với một sợi dây. Tiếp tục cột đầu còn lại của sợi dây với cổ chai để giữ phần cổ chai ở tư thế treo, tạo thành đường thông cho chuột chui vào.
- Bước 7: Khi chuột di chuyển vào trong chai để ăn mồi, dây cột với ghim kẹp sẽ đứt hoặc bung một đầu. Điều này sẽ làm cho phần đầu chai bị lực đàn hồi của dây thun kéo xuống và đóng lại thành dạng chai kín. Như vậy, chuột sẽ không thể thoát ra khỏi chai.
Ưu điểm của loại bẫy chuột sập nhốt chính là khả năng bắt được chuột với đủ mọi kích thước. Đồng thời, cơ cấu hoạt động của bẫy khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mẫu bẫy này lại không nhạy cho lắm. Khi chuột chạm vào mồi, bẫy có thể không sập. Chỉ khi mồi nhử bị chuột tha đi thì bẫy mới hoạt động. Bên cạnh đó, bẫy cũng dễ bị “lờn” nếu sử dụng nhiều lần do dây thun bị giảm độ đàn hồi. Vì thế, bẫy bằng chai nhựa này sẽ hoạt động không chuẩn như trước.
>> XEM THÊM: Máy đuổi chuột có thực sự hiệu quả như lời đồn?
3. Hướng dẫn cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa – loại thăng bằng
Bạn có thể áp dụng cơ chế cân bằng vào việc chế tạo bẫy chuột bằng chai nhựa. Loại nẫy này sẽ hoạt động dựa theo nguyên lý của một chiếc bập bênh. Khi chuột ở ngoài chui vào bên trong chai, trọng lượng của chúng sẽ làm cho phần đầu chai sập xuống và bị đậy lại.
Khi đi vào sâu bên trong, đầu chai sẽ được nâng lên và tạo thành đường ra. Tuy nhiên, vị trí của cổ chai lại quá xa chúng. Khi chúng quay trở lại lối ra, đầu chai sẽ tiếp tục chùng xuống và kép lại lối ra. Theo đó, chúng sẽ không thể nào chạy được ra ngoài dù cố gắng tìm nhiều biện pháp.
Chuẩn bị vật liệu:
- 1 chai nhựa lớn
- 1 cái móc áo hoặc dây nhôm, dây sắt
- 1 cái kẹp giấy
- Mồi nhử chuột như bơ đậu phộng, cơm, thịt, cá…
- Ốc vít, kềm
- 1 tấm gỗ nặng, 1 thanh gỗ vuông
Cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa:
- Bước 1: Đánh dấu vào điểm giữa thằng bằng của chai và đục hai lỗ đối diện nhau.
- Bước 2: Dùng dây kẽm/nhôm/sắt xuyên qua 2 lỗ vừa đục và bẻ vuông góc hai đầu dư ra sao cho tạo thành hệ thống treo chai nhựa khỏi mặt đất, giúp chai có thể đung đưa hai đầu lên xuống.
- Bước 3: Cố định hai đầu của dây kẽm/nhôm/sắt cứng bằng cách đính chúng vào thanh gỗ dẹp, nặng.
- Bước 4: Treo phần mồi nhử vào thanh kim loại bên trong chai.
- Bước 5: Dùng một miếng gỗ hình hộp chữ nhật hoặc hình vuông cố định ở phần đầu chai sao cho đầu chai hở ra ngay phía trên.
- Khi chuột chui vào bên trong chai để ăn mồi, phần đầu chai sẽ bị sập xuống và chặn lại ở thanh gỗ, khiến chúng không thể ra ngoài.
Loại bẫy chuột tự chế thông minh là phương pháp bắt sống, giúp bạn tránh những cảnh máu me, sát sanh như sử dụng bẫy sập. Đồng thời, cách ứng dụng quy luật thăng bằng còn giúp mẫu bẫy chuột bằng chai nhựa này có độ nhạy và hiệu quả hơn loại trước. Tuy nhiên, bạn chỉ bắt được những con chuột nhỏ vì kích thước cổ chai khá hẹp, không đủ để những loại chuột lớn như chuột cống, chuột đồng chui vào.
Bên cạnh phương pháp làm bẫy chuột từ chai nhựa, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách mua các loại bẫy có sẵn trên thị trường hoặc sử dụng keo dính chuột, thuốc chuột tẩm vào mồi nhử… Long não, tinh dầu, bột baking soda hay sóng siêu âm cũng là những món đồ hỗ trợ tốt cho quá trình xua đuổi chuột ra khỏi nhà. Mùi hắc của chúng sẽ khiến chuột sợ hãi, cảm thấy khó chịu và tìm cách rời khỏi môi trường đang sống. Tuy nhiên, hạn chế của các phương pháp này chính là mùi hôi khó chịu và có thể ảnh hưởng đến an toàn của mọi người trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.
>> XEM THÊM: Hướng dẫn 30+ cách bẫy chuột đơn giản, hiệu quả
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm bẫy chuột đơn giản bằng chai nhựa do Vua Nệm tổng hợp. Tùy thuộc vào nhu cầu, thời gian rảnh, mức chi phí mà bạn có thể cân nhắc tự làm bẫy chuột bằng đồ tái chế hoặc mua bẫy có sẵn. Chúc bạn tìm được biện pháp phù hợp nhất cho gia đình để tạm biệt những động vật gặm nhấm phiền toái này một cách nhanh chóng nhất.
Nguồn tham khảo: https://www.wikihow.com/Makea-Cheap-Homemade-Mouse-Trap