Chuyện quanh ta

Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ mấy ngày? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

CẬP NHẬT 15/03/2023 | BỞI Hương Lăng

Đối với mỗi người dân Việt thì Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội quan trọng nhất trong năm. Không đơn thuần là thời điểm kết thúc năm cũ và đón chào năm mới với nguồn sinh khí mới, Tết cổ truyền còn là dịp để những người xa quê trở về đoàn viên, sum họp gia đình. Do đó, ngay từ những ngày tháng 11 là mọi người bắt đầu rục rịch tìm kiếm về thông tin Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ mấy ngày để có thể sắp xếp thời gian trở về quê hương, với người thân và gia đình.

Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán
Tìm hiểu về Tết Nguyên Đán

1. Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ mấy ngày?

Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ mấy ngày? Ngày Tết năm nay rơi vào ngày mấy Dương lịch… là những câu hỏi mọi người thường rất băn khoăn về lịch nghỉ Tết năm nay.

Theo Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 gồm 2 ngày trước Tết, 2 ngày sau Tết và 3 ngày nghỉ tương ứng với 22 (Chủ Nhật), 23 (Thứ Hai) và 24 (Thứ 3). Như vậy, Tết Nguyên Đán 2023 được nghỉ tổng cộng là 7 ngày.

Năm 2022 người lao động sẽ được nghỉ tết Nguyên Đán 9 ngày
Năm 2023 người lao động sẽ được nghỉ tết Nguyên Đán 7 ngày

Cụ thể, người lao động là công chức, viên chức hay người làm việc tại cơ sở, công ty có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần sẽ được nghỉ 7 ngày Tết liên tục từ thứ hai (ngày 20-1-2023) đến hết thứ 6 (ngày 26-1-2023), tức là ngày 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão. Phương án nghỉ Tết Nguyên Đán phải thông báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

2. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết Ta, Tết âm Lịch, Tết Cổ Truyền hay đơn giản là Tết. Đây là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của những dân tộc nằm trong vùng văn hóa Đông Á, bao gồm các quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Theo biến động của lịch sử, người Nhật Bản nay đã bỏ Tết Nguyên Đán, còn người Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam vẫn giữ truyền thống đón Tết này ngay cả khi định cư ở nước ngoài.

Tìm hiểu về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán thì đây vẫn là vấn đề đang được tranh cãi. Nhiều nguồn thông tin cho rằng ngày Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào nước ta trong 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt ta đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.

Tết được bắt nguồn tự sự tích bánh chưng bánh dày
Tết được bắt nguồn tự sự tích bánh chưng bánh dày

Nga cả Khổng Tử cũng đã viết trong cuốn Kinh Lễ “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Trong sách Giao Chỉ Chí cũng đã có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.

Song chúng ta không thể phủ nhận rằng Tết âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Dù vậy, Tết Nguyên Đán ở mỗi quốc gia vẫn có những đặc trưng, văn hóa riêng biệt.

3. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Đối với người dân Việt, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới âm Lịch, nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa… Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên Đán là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt Trời… để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới” để mọi người hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Vì vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa và trang hoàng nhà cửa trên thật đẹp.

Đặc biệt, Tết là dịp để mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để những mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái và tươi vui hơn. Trong dịp Tết, những gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và tạ ơn tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua.

Tết Nguyên Đán là dịp để gia đình sum họp
Tết Nguyên Đán là dịp để gia đình sum họp

4. Những phong tục tập quán của người dân Việt trong Tết cổ truyền

Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt có rất nhiều phong tục tập quán cực kỳ ý nghĩa thể hiện nền văn hóa có đặc trưng riêng biệt. Dưới đây là những phong tục tập quán nổi bật có thể kể đến là:

4.1. Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống của người Việt, đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người thường sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, nếu mâm cỗ và mua cá vàng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

4.2. Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Vào những ngày trước Tết, các gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập cùng nhau để trò chuyện, gói bánh và luộc bánh thâu đêm.

Gói banh chưng bánh tét
Gói banh chưng bánh tét

4.3. Lau dọn nhà cửa

Trong những ngày cuối năm, các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và đồ vật sạch sẽ. Hoạt động này không chỉ để trang hoàng lại nhà cửa đón Tết mà nó còn mang nghĩa sắp xếp lại điều chưa ổn thỏa, xóa bỏ những điều không tốt đẹp của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

4.4. Bày mâm ngũ quả cúng gia tiên

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán Của người Việt. Theo đó, mỗi vùng miền sẽ có cách đặt mâm ngũ quả khác nhau, sử dụng loại trái cây khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa chung là cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang và phú quý.

Các gia đình sẽ bày mâm ngũ quả cúng gia tiên
Các gia đình sẽ bày mâm ngũ quả cúng gia tiên

4.5. Thăm mộ tổ tiên

Trong dịp Tết Nguyên Đán này, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau viếng thăm, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây cũng là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và bậc tổ tiên đã khuất.

4.6. Cúng tất niên

Bữa cơm cúng tất niên là một nghi lễ vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong dịp Tết Cổ Truyền của người Việt. Trong ngày 30 Tết, gia đình thường làm những mâm cỗ tươm tất thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết. Đồng thời cũng là bữa cơm gia đình sum vầy kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào một năm mới đến.

Mâm cơm cúng tất niên
Mâm cơm cúng tất niên

4.7. Đón giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc được mong chờ nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là thời khắc đất trời giao thoa, thiên nhiên cùng vạn vật trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa sẽ có rất nhiều hoạt động hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa…

Bắn pháo hoa vào khoảnh khắc giao thừa
Bắn pháo hoa vào khoảnh khắc giao thừa

4.8. Xông đất

Sau thời điểm giao thừa và bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng lời chúc mừng năm mới sẽ được gọi là người xông đất. Theo quan niệm của ông bà ta, người xông đất đầu năm rất quan trọng. Do đó, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt và tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

4.9. Đi chùa, hái lộc

Đi chùa, hái lộc là những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật. Trong đêm giao thừa, khi đi chùa mọi người sẽ kết hợp hái lộc để cầu may mắn và rước lộc vào nhà.

Đi chùa cầu mong sự an yên và may mắn cho một năm mới đến
Đi chùa cầu mong sự an yên và may mắn cho một năm mới đến

4.10. Chúc Tết và mừng tuổi

Khi nhắc đến Tết, bất kỳ trẻ em nào cũng háo hức chờ đợi những phong bao lì xì đỏ tươi. Đi chúc Tết và mừng tuổi là những hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu tiên năm mới. Thông thường, vào ngày đầu tiên của năm mới, con cháu trong gia đình sẽ tụ họp cùng nhau chúc thọ, mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ. Sau đó, người lớn sẽ mừng tuổi lại cho con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ để lấy may mắn và chúc con cháu ngoan ngoãn, học giỏi và hạnh phúc trong năm mới.

Chúc tết và mừng tuổi là nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết
Chúc tết và mừng tuổi là nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết

4.11. Xuất hành

Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt sẽ thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với hy vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.

Trên đây là lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2023 cũng như là nguồn gốc, ý nghĩa và hoạt động nổi bật trong dịp lễ này mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu thêm về phong tục, tập quán của người Việt nam để từ đó có thể chuẩn bị cho một mùa lễ, Tết sắp tới.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng