Bước vào mùa đông, trời mưa gió lạnh và ít nắng vẫn luôn là nỗi lo cho chị em phụ nữ trong việc giặt giũ và phơi phóng quần áo. Hơn nữa, quần áo mùa đông thường vừa dày, vừa nhiều nên mỗi khi giặt quần áo cho cả gia đình chẳng khác nào một nỗi “cực hình”. Đừng bỏ lỡ cách giặt phơi quần áo mau khô vào mùa đông để giữ cho quần áo luôn có mùi hương thơm ngát trong bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
- 1. Nên giặt quần áo vào buổi sáng sớm
- 2. Giặt đúng với khối lượng quần áo được quy định trên máy giặt
- 3. Cách giặt quần áo mau khô vào mùa đông: Giặt bằng nước nóng
- 4. Sử dụng thêm nước xả vải để phơi quần áo mau khô
- 5. Dụng cụ phơi quần áo mau khô vào mùa đông
- 6. Phơi ngược quần áo
- 7. Sử dụng máy sấy hoặc máy giặt sấy giúp phơi quần áo mau khô
- 8. Là/ủi quần áo trước khi phơi quần áo
- 9. Sấy khô quần áo bằng máy sấy tóc
- 10. Ưu tiên những bộ quần áo quan trọng
- 11. Lưu ý khi phơi quần áo trong nhà
- 12. Bảo quản quần áo
1. Nên giặt quần áo vào buổi sáng sớm
Nhiều người vẫn thường dành thời gian buổi tối để giặt quần áo, tuy nhiên buổi tối thường không có gió và ánh nắng mặt trời, không gian lại bị hạn chế cùng độ ẩm tăng cao sẽ khiến cho quần áo bị ẩm và gây mùi khó chịu.
Thời điểm tốt nhất để giặt và phơi quần áo mau khô vào mùa đông là buổi sáng sớm, bởi ban ngày thường ít có mưa và cũng có đủ thời gian cả ngày để quần áo được khô đều nhất.
2. Giặt đúng với khối lượng quần áo được quy định trên máy giặt
Dù là giặt bằng tay hay máy giặt thì việc giặt cùng một lúc quá nhiều đồ khiến cho quần áo không được vắt kỹ hay không sạch. Điều này khiến quần áo lâu khô hơn, cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
3. Cách giặt quần áo mau khô vào mùa đông: Giặt bằng nước nóng
Để quần áo nhanh khô, bạn có thể sử dụng máy giặt với chế độ giặt nước nóng. Nước nóng giúp quần áo vừa được khử sạch vi khuẩn cũng như khô nhanh hơn.
Nếu nhà không có máy giặt hoặc máy giặt không có chế độ giặt nước nóng thì bạn cũng có thể sử dụng nước ấm trong bình nóng lạnh. Sau khi giặt xong hãy nhúng quần áo vào rồi vắt trước khi phơi, mẹo làm này sẽ khiến hơi nước bốc hơi nhanh, giúp quần áo mau khô hơn.
4. Sử dụng thêm nước xả vải để phơi quần áo mau khô
Hiện nay, một số nước xả vải chuyên biệt có thể giúp phơi quần áo mau khô hơn. Đặc biệt, một số loại nước xả còn có thêm tính năng xả 1 lần, sẽ tiết kiệm thời gian và tăng khả năng hấp thụ ánh nắng tốt hơn, nhờ vậy quần áo nhanh khô hơn so với thông thường. Đồng thời, chúng còn giúp quần áo được thơm tho và sạch sẽ.
5. Dụng cụ phơi quần áo mau khô vào mùa đông
Nếu nhà bạn có khoảng ban công, sân rộng để phơi quần áo, hãy giăng thêm vài sợi dây thiếc hoặc cây sào dài để phơi. Với cách này, quần áo được trải rộng nhất nhằm tăng thêm diện tích tiếp nhận ánh nắng. Ngoài ra, lưu ý là nên dùng kẹp để kẹp và tránh cho quần áo bị gió thổi bay.
Nếu diện tích nhà chật hẹp hoặc ban công nhỏ, bạn có thể sử dụng móc để treo đồ, lưu ý rằng không gian cũng cần thông thoáng, có luồng thông gió và đảm bảo khoảng cách phơi ít nhất là 5cm giữa 2 móc.
Đặc biệt, không sử dụng quạt để hong khô quần áo, cách này sẽ chỉ khiến hơi nước xung quanh ngưng tụ lại nhiều hơn.
6. Phơi ngược quần áo
Trước khi phơi quần áo, bạn hãy vắt thật ráo nước, giũ thật mạnh để đồ không nhăn nhúm, sau đó treo lên móc hoặc trải rộng ra dây phơi. Đối với quần jean, quần tây, áo thun tay dài… bạn nên treo dốc ngược quần áo, rồi dùng kẹp ghim lại, như vậy sẽ giúp đồ nhanh ráo và dễ khô hơn.
Ngoài ra, nếu nhà không có máy móc hay đồ dùng hỗ trợ, bạn có thể dùng chiếc khăn bông dày, ủ đồ cần phơi 1 lúc cho khăn hút bớt ẩm rồi mới đem đi phơi.
7. Sử dụng máy sấy hoặc máy giặt sấy giúp phơi quần áo mau khô
Ngày nay, việc giặt giũ đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều bởi sự góp mặt của những chiếc máy giặt, đặc biệt là máy giặt có kèm thêm chức năng sấy. Hoặc nếu có điều kiện, bạn cũng có thể sắm riêng một chiếc máy sấy cho gia đình của mình.
Việc sử dụng máy giặt sấy giúp quần áo khô ngay lập tức, hoặc chỉ cần phơi thêm vài phút thì chúng sẽ khô. Hơn hết, máy sấy còn giúp quần áo không bị ám mùi ẩm mốc của những ngày nồm gió lạnh và giữ cho mùi hương luôn thơm ngát.
8. Là/ủi quần áo trước khi phơi quần áo
Nếu không có máy sấy, bạn có thể sử dụng bàn ủi đa năng để là thẳng và giúp quần áo nhanh khô hơn. Sau khi giặt xong đồ, bạn vắt thật ráo nước sau đó trải đồ ra mặt phẳng, sử dụng bàn ủi khô hoặc chức năng ủi khô để ủi quần áo.
Khi hơi nóng phủ khắp quần áo, hãy đem ra phơi, lúc này đồ sẽ khô rất nhanh. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng khi bạn cần quần áo khô gấp, hãy nhớ vắt thật ráo nước trước khi ủi để tránh bị chập điện.
Ngoài ra, bạn nên tập thói quen là/ủi quần áo trước khi mặc, nhất là áo sơ mi. Thói quen này không chỉ giúp trang phục thẳng thớm và đẹp đẽ hơn, mà chúng còn giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trên quần áo.
9. Sấy khô quần áo bằng máy sấy tóc
Đây là mẹo vặt cực kỳ đơn giản và hữu ích giúp quần áo nhanh khô và không bị ám mùi khó chịu.
Chỉ cần cho chiếc áo/quần bị ướt vào một chiếc túi nilon, sau đó dùng kéo cắt 1 góc đáy túi khoảng 5cm để đầu máy sấy tóc vào. Hãy túm đầu nilon lại cho kín và bật nút khởi động máy. Trong lúc máy khởi động, bạn cũng cần xoay đầu máy qua lại để hơi nóng tỏa đều. Chỉ cần vài phút là áo quần sẽ khô hoàn toàn.
10. Ưu tiên những bộ quần áo quan trọng
Bạn nên dành ít nhất hai chiếc giỏ đựng đồ bẩn. Trong đó một giỏ dành cho bộ quần áo cần giặt gấp như áo đồng phục, áo sơ mi… và một giỏ để đựng quần áo giặt lần sau. Ngoài ra, vì độ ẩm cao, bạn nên có giỏ dành riêng cho quần áo trắng để tránh dính màu.
11. Lưu ý khi phơi quần áo trong nhà
Để quần áo mau khô, không nên phơi quần áo gần nhà bếp hoặc nhà vệ sinh. Bởi vì nếu phơi trong nhà bếp thì mùi thức ăn sẽ dễ bám vào, còn trong nhà tắm thường ẩm thấp, khiến quần áo lâu khô, thậm chí còn sinh ra nhiều vi khuẩn.
Do đó, nếu bạn muốn phơi trong nhà thì nên phơi gần cửa sổ hoặc dùng đinh để nối hai đầu sợi dây thép lại với nhau và phơi trong nhà. Hơn nữa, bạn nên tranh thủ thời tiết có nắng hoặc tạnh ráo để mang quần áo ra sân vườn, sân thượng giúp quần áo nhanh khô hơn.
12. Bảo quản quần áo
Vào mùa này, giặt quần áo thường rất khó khô, tuy nhiên, bạn không được “đốt cháy giai đoạn”, cho quần áo chưa khô hẳn vào tủ mà phải sấy, phơi cẩn thận trước khi cất. Chăn gối hay quần áo nếu ít được sử dụng đến nên cất gọn vào túi nilon để tránh độ ẩm, tốt nhất là những loại túi hút chân không, chống lại mùi mồ hôi và hạn chế nấm mốc có thể sinh sôi phát triển. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cho vài viên chống ẩm vào tủ quần áo nhé.
Đồ lót cũng giống như quần áo cần được giặt giũ và bảo quản cẩn thận trong thời tiết giá lạnh này. Khi giặt cũng nên giặt riêng từng đồ lót và ngâm với nước xả vải để loại bỏ mùi hôi trên quần áo. Khi phơi nên phơi từng chiếc riêng lẻ và trải rộng chứ không nên phơi chung cùng các loại quần áo khác. Quần áo lót sẽ dễ khô hơn những đồ khác, tuy nhiên bạn cũng cần phải đợi đến khi đồ khô rồi mới đem đi cất.
Tìm hiểu ngay 9 cách giữ ấm cơ thể trong mùa đông giá lạnh tại: https://vuanem.com/blog/giu-am-co-the-vao-mua-dong.html
Trên đây là những cách phơi quần áo mau khô vào mùa đông mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin thú vị và bổ ích, chúc bạn dễ dàng vượt qua mùa đông lạnh lẽo với quần áo thơm phức và dễ chịu.