Trong bộ hồ sơ xin việc của mỗi người, ngoài một số giấy tờ cần thiết thì CV đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp người lao động tiếp cận doanh nghiệp gần hơn. Và khi làm CV, ngoài các thông tin cá nhân thì mọi người thường quan tâm đến mục người tham chiếu. Vậy người tham chiếu là gì? Làm thế nào để đưa thông tin người tham chiếu vào CV thật hiệu quả? Sau đây, Vua Nệm sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này!
Nội Dung Chính
1. Người tham chiếu là gì?
Đối với những người lần đầu làm CV, có lẽ bạn sẽ khá ngỡ ngàng khi bắt gặp mục người tham chiếu. Vậy người tham chiếu là gì? Hiểu một cách đơn giản thì người tham chiếu CV có thể là cấp trên ở công ty cũ, đồng nghiệp cũ. Là những người từng làm việc hoặc cộng tác trong một kế hoạch hoặc dự án nào đó với bạn.
Người tham chiếu chính là những người mà trước đây từng chứng kiến và ghi nhận sự nỗ lực, quá trình không ngừng vươn lên trong công việc của bạn. Và giờ đây, khi bạn đang tìm kiếm cơ hội tại một môi trường mới, họ sẽ là “người bảo lãnh” năng lực cho bạn với nhà tuyển dụng hoặc lãnh đạo ở nơi mới.
Thông thường, mục Người tham chiếu sẽ được đặt ở cuối CV. Nhà tuyển dụng sau khi xem xét toàn bộ các thông tin về năng lực sẽ kiểm chứng bằng cách đối chiếu cùng người tham chiếu.
2. Người tham chiếu có vai trò gì trong CV?
Có thể nói tất cả các mục trong CV xin việc đều có vai trò quan trọng, trong đó có cả mục người tham chiếu. Vậy thì vai trò của người tham chiếu là gì?
Mục người tham chiếu trong CV có vai trò là mục hỗ trợ thông tin cho ứng viên cùng nhà tuyển dụng. Đối với ứng viên, mục người tham chiếu chính là phần để bạn có thể chứng minh năng lực của mình với nhà tuyển dụng. Bởi trong quá trình viết CV, hầu hết ứng viên đều chú trọng đến các yếu tố như trình độ học vấn, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc,…
Tuy nhiên, tất cả những thông tin này đều không đủ với nhà tuyển dụng nếu thông tin không được xác thực. Vào lúc này, mục người tham chiếu sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Không chỉ tăng thêm sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng, mục người tham chiếu còn giúp CV của bạn thêm đầy đủ cả về nội dung lẫn hình thức.
Về phần doanh nghiệp, đối với những đơn vị có môi trường làm việc chuyên nghiệp, tất cả mọi hoạt động đều được yêu cầu thực hiện theo đúng trình tự. Do đó, trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên hay không, nhà quản lý nhân sự của công ty sẽ tiến hành liên hệ với người tham chiếu. Mục đích của việc này là để kiểm tra thông tin mà ứng viên đã cung cấp đồng thời đánh giá năng lực của lần nữa trước khi quyết định tuyển dụng.
3. Nhà tuyển dụng thường xác nhận những gì từ người tham chiếu?
Trong quá trình liên hệ với người tham chiếu, nhà tuyển dụng thường tìm hiểu những gì? Sau đây là một số vấn đề nhà tuyển dụng quan tâm khi tìm hiểu về ứng viên thông qua người tham chiếu:
3.1. Xác minh tính chính xác những thông tin mà ứng viên cung cấp trong CV
Khi thực hiện liên hệ với người tham chiếu, mục đích đầu tiên của nhà tuyển dụng chính là xác minh xem những thông tin mà ứng viên cung cấp trong CV có chính xác không. Đồng thời, thông qua quá trình này họ cũng xác định được khối lượng công việc ứng viên từng đảm nhận. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể xem xét xem công việc bạn đang ứng tuyển có phù hợp hay không. Ngoài ra, qua cách trả lời của người tham chiếu, nhà tuyển dụng cũng biết được ứng viên có trung thực và đáng tin cậy hay không.
3.2. Tìm hiểu năng lực xử lý công việc của ứng viên
Qua một số câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ biết được KPI của bạn trước đây. Từ đó họ có thể đánh giá được đây có phải là một ứng viên có năng lực hay không. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quyết định có tuyển dụng bạn hay không.
Ngoài ra, trong quá trình xác minh với người tham chiếu, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được những thành tích bạn đã liệt kê trong CV có chính xác không. Nếu người tham chiếu công nhận thông tin, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đưa ra quyết định tuyển dụng bạn.
3.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa ứng viên với đồng nghiệp cũ
Sau khi đã xác nhận xong các vấn đề về chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng sẽ thông qua người tham chiếu để xem xét kỹ năng của ứng viên. Cụ thể đó là kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm. Đây là một trong những kỹ năng được hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn ứng viên. Bởi trong quá trình làm việc, mọi người luôn phải phối hợp ăn ý để cùng nhau hoàn thành công việc thật tốt.
3.4. Tìm hiểu về đạo đức làm việc của ứng viên
Ngoài chuyên môn và kỹ năng thì đạo đức và ý thức kỷ luật là điều nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm khi liên lạc với người tham chiếu của ứng viên. Bởi họ luôn muốn tìm được cho mình một ứng viên có thái độ làm việc tốt, tuân thủ kỷ luật của công ty, có trách nhiệm với công việc. Và đặc biệt, so với kinh nghiệm làm việc thì đạo đức, thái độ làm việc của ứng viên thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
4. Một số lưu ý quan trọng khi chọn người tham chiếu
Vì là một mục rất quan trọng trong CV, do đó mọi người không nên qua loa. Khi chọn người tham chiếu. Chúng ta cần có những tiêu chuẩn nhất định để chọn người tham chiếu tốt nhất cho mình. Vậy lưu ý quan trọng khi chọn người tham chiếu là gì? Sau đây là các lưu ý không thể bỏ qua khi chọn người tham chiếu:
4.1. Đảm bảo các tiêu chuẩn chọn người tham chiếu
Như ở mục trên, chúng ta đều đã hiểu rõ vai trò của người tham chiếu là gì. Đó là những người hiểu rõ năng lực của bạn, có thể “bảo lãnh” năng lực cho bạn trước nhà tuyển dụng mới. Để làm được điều đó, họ cũng phải là người có năng lực vượt trội, kỹ năng chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Do đó, khi lựa chọn người tham chiếu, mọi người cần quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
- Ưu tiên những người có thâm niên làm việc, có trình độ chuyên môn tốt, Đây chính là tiêu chí khiến nhà tuyển dụng tăng độ tin tưởng trong quá trình xác minh thông tin.
- Nhờ các đồng nghiệp đã từng làm việc cùng, hiểu rõ năng lực cũng như cách làm việc của bạn làm người tham chiếu.
- Chọn người có kỹ năng giao tiếp tốt, nói chuyện rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu. Đồng thời người này cũng cần đáp ứng hai iêu chí vừa nêu trên.
4.2. Nhận được sự đồng ý của người tham chiếu trước khi điền thông tin của họ vào CCV
Để thể hiện sự tôn trọng và tránh gây phiền nhiễu cho người tham chiếu, bạn cần nhận được sự đồng ý của họ trước khi điền thông tin vào CV. Sau khi đã chọn được người tham chiếu, bạn có thể liên hệ với họ để xin phép. Điều này còn giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, đồng thời người tham chiếu cũng sẽ cảm thấy thoải mái cũng như sẵn sàng hỗ trợ bạn khi nhà tuyển dụng gọi đến.
4.3. Có một buổi trò chuyện với người tham chiếu
Nếu người tham chiếu sẵn lòng giúp đỡ bạn, hãy nên có một buổi nói chuyện trước với họ. Mục đích của buổi trò chuyện này là để trao đổi một số thông tin nhằm đảm bảo rằng đối phương thực sự hiểu rõ năng lực của bạn. Như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và người tham chiếu tiết kiệm thời gian khi trao đổi thông tin với nhau.
5. Cách trình bày vào CV thông tin của người tham chiếu
Ngoài câu hỏi người tham chiếu là gì thì chắc hẳn cách ghi thông tin người tham chiếu vào CV cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. Đầu tiên, bạn cần liệt kê danh sách những người mà bạn có thể ghi vào mục tham chiếu. Sau đó, tiếp tục cân nhắc và chọn người phù hợp nhất. Sau khi đã xác định được người tham chiếu, hãy điền vào CV những thông tin cơ bản của người đó. Cụ thể:
- Họ, tên người tham chiếu
- Chức vụ
- Mối quan hệ giữa người tham chiếu và ứng viên
- Tên đầy đủ của công ty
- Địa chỉ của người tham chiếu
- Thông tin liên lạc của người tham chiếu: email, số điện thoại.
>> Xem thêm:
- Content Marketing là gì? Muốn làm Content Marketing nên học ngành gì?
- Executive là gì? Tổng hợp những vị trí executive phổ biến, thường gặp nhất!
- JD là gì? Vai trò của JD đối với doanh nghiệp và ứng viên là gì?
Chúng ta vừa cùng nhau hoàn thành bài tìm hiểu người tham chiếu là gì? Giờ thì có lẽ bạn đã tự tin hơn khi hoàn thành mục người tham chiếu trong CV rồi đúng không nào. Chúc mọi người sẽ chuẩn bị CV thật tốt và tìm được công việc như ý nhé.