Vocal là gì? Sự khác biệt của vocal và singer?

CẬP NHẬT 25/09/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Chúng ta đã rất quen thuộc với thuật ngữ singer để chỉ một người ca sĩ. Bên cạnh đó, chắc hẳn nhiều người cũng từng nghe tới thuật ngữ vocal hay main vocal, nhất là khi là fan của Kpop thì sẽ nghe rất nhiều về cụm từ này. Vậy vocal là gì? Có gì giống và khác nhau so với singer? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Vocal là gì?

Vocal là một chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về cách sử dụng giọng hát của họ để tạo nên những bài hát hay nhất, ấn tượng nhất. Họ biết cách biểu diễn, thể hiện các kỹ năng âm nhạc bằng giọng hát của mình, chẳng hạn như phát âm và thể hiện cảm xúc trong bài hát…

Vocal có thể sử dụng giọng hát của họ như một nhạc cụ, họ cũng có thể làm beatbox hoặc là một rapper. Nhìn chung, vocal thường là người có giọng hát hấp dẫn và đánh giá cao cả trong kỹ năng biểu diễn.

Theo đó ta cũng có khái niệm main vocal – giọng ca chính hoặc ca sĩ chính của một nhóm hoặc ban nhạc. Main vocal đóng vai trò là giọng ca nổi bật nhất trong buổi biểu diễn hoặc trong một bài hát nhất định.

khái niệm vocal là gì
Vocal là giọng ca chính có giọng hát ấn tượng và kỹ năng hát tốt nhất của một nhóm nhạc

Chúng ta thường nhắc đến một singer là một cá nhân, một ca sĩ hát. Một ca sĩ thường sẽ hát một mình, biểu diễn solo. Trong khi vocal thường hát cùng với các thành viên khác. Họ có thể hát trong ban nhạc, nhóm nhạc, vở kịch, nhạc kịch, phim và cho các bản nhạc thu âm.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể ca hát như một sở thích, nhưng danh hiệu vocal thường được dành cho những người coi ca hát là sự nghiệp và có sự chuyên nghiệp cao.

2. Sự khác biệt của vocal và singer

2.1. Về mặt đào tạo

Các vocal được đào tạo nâng cao về kỹ thuật thanh nhạc và giọng hát rất bài bản và chuyên nghiệp. Họ có kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến kỹ năng thanh nhạc, phong cách âm nhạc, cách trình bày, cách xử lý âm lượng và hơi thở.

Một vocal thường học bài bản về âm nhạc, chẳng hạn như nhịp điệu, giai điệu và nhịp phách. Trong khi đó, các singer – ca sĩ đôi khi được không đào tạo bài bản trước khi bắt đầu sự nghiệp, thậm chí có nhiều người bắt đầu từ không chuyên, sau đó trở thành một người đi hát và được gọi là ca sĩ – singer.

2.2. Kỹ năng của vocal và singer

Singer và vocal có một số khả năng giống nhau. Ví dụ, cả hai phải có khả năng hát đúng giai điệu và đúng ý nghĩa, đúng lời mà nhạc sĩ sáng tác bài hát muốn thể hiện. Tuy nhiên, một vocal có nhiều kỹ năng hơn cho phép họ kiểm soát giọng hát của mình tốt nhất cho các buổi biểu diễn trực tiếp hoặc ghi âm.

Các kỹ năng của vocal có thể bao gồm phát âm và truyền đạt cảm xúc thông qua các kỹ năng điều khiển giọng hát của họ. Trong khi các singer có thể không có được đầy đủ những kỹ năng này.

Sự khác biệt của vocal và singer
Các vocal có kỹ năng toàn diện hơn so với singer

2.3. Khả năng kiểm soát tình huống

Các vocal được đào tạo nhiều hơn để giúp họ có những màn trình diễn xuất sắc trên sân khấu hoặc tại một địa điểm biểu diễn trực tiếp. Ví dụ: họ có thể tìm hiểu về cách duy trì, kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng tới cảm xúc, nhận thức của khán giả trong buổi biểu diễn.

Họ nhanh chóng phản ứng với những thay đổi nhỏ về nhịp độ hoặc cường độ âm thanh. Mặc dù các singer cũng có thể biểu diễn trên sân khấu và có khả năng trình diễn, nhưng họ thường không trau dồi khả năng của mình nhiều như một vocal.

2.4. Kiến thức về âm nhạc

Các vocal thường có kiến ​​thức sâu rộng hơn về âm nhạc. Họ hiểu các khái niệm và kỹ năng âm nhạc như đọc nhạc, điều chỉnh cao độ và thích ứng với các cấu trúc hoặc cách sắp xếp bài nhạc khác nhau.

Một singer thường cũng có một số kiến ​​thức về âm nhạc để thu âm hoặc biểu diễn các bài hát của họ một cách hiệu quả, nhưng thông thường, kiến ​​thức của họ ít chuyên sâu hơn.

2.5. Cấp bậc khác nhau

Hầu hết các vocal đều là một singer. Các vocal thường có thể hát các bài hát theo giai điệu và theo một phong cách âm nhạc nhất định, giống như một singer thông thường. Tuy nhiên, một singer không phải lúc nào cũng có thể trở thành một vocal.

Nếu một singer muốn trở thành một vocal, trước tiên họ cần phải trải qua quá trình đào tạo và phát triển các kỹ năng và kiến ​​thức âm nhạc đa dạng hơn.

2.6. Thể loại âm nhạc

Một số vocal có thể sử dụng giọng hát của họ để thực hiện một kỹ thuật khác ngoài ca hát. Ví dụ, các beatboxer, rapper và yodeler đều là những ca sĩ không nhất thiết phải hát theo nghĩa truyền thống. Nếu những ca sĩ này được đào tạo và dành thời gian để trau dồi kỹ năng của họ, thì họ vẫn có khả năng được coi là vocal.

3. Làm sao để trở thành vocal?

Nếu bạn muốn trở thành vocal, hãy phát triển các kỹ năng sau:

3.1. Học cách kiểm soát và điều chỉnh cơ thể

Các vocal cần tự nhận thức về giọng hát để chú ý đến cách sử dụng giọng hát của mình. Cần phải biết cách đánh giá và thay đổi các yếu tố khác nhau trong giọng hát của họ, chẳng hạn như âm lượng và nhịp độ.

Việc tự nhận thức về cơ thể của họ và biết tư thế của họ ảnh hưởng như thế nào đến ca hát hoặc hiệu suất của họ cũng là một điều rất quan trọng. Ví dụ, một vocal có nhận thức về bản thân có thể cảm nhận được sự căng thẳng ở vai và biết cách thả lỏng chúng để tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn.

Làm sao để trở thành vocal
Các vocal cần học cách kiểm soát giọng hát và hình thể

3.2. Học cách ghi nhớ

Khi ở trong phòng thu âm, các vocal thường nhận được bản nhạc đầy đủ. Tuy nhiên, khi biểu diễn trên sân khấu, vocal cần phải ghi nhớ các bài hát mà mình sẽ thể hiện. Ghi nhớ không chỉ bao gồm nhớ lời bài hát mà còn nhớ những ý nghĩa ẩn sâu bên trong của bài hát, cả những hòa âm và nhịp điệu.

3.3. Suy nghĩ sáng tạo

Các vocal cần phải sử dụng các kỹ năng tư duy sáng tạo để cá nhân hóa âm nhạc. Nghĩa là trong mỗi bài hát họ thể hiện đều mang đậm dấu ấn cá nhân của họ.

Cá nhân hóa âm nhạc giúp những vocal phát triển phong cách âm nhạc cá nhân và khiến bài hát đó trở ấn tượng, thu hút và khiến khán giả nhớ tới bài hát đó bằng cách của riêng mình. Thậm chí, khán giả có thể nhớ tới một vocal nào đó khi nghe tới một bài hát, bản nhạc mà vocal đó đã từng thể hiện.

Một vocal cũng có thể cần kỹ năng tư duy sáng tạo để ứng biến trong một buổi biểu diễn với những thử thách, sự cố bất ngờ có thể xảy ra.

3.4. Tạo động lực cho bản thân

Là một vocal có thể là một “nghề” đầy thách thức. Họ phải đam mê theo đuổi một nghề trong ngành giải trí với nhiều khó khăn, vấp ngã. Điều quan trọng là họ cần tự tạo động lực để theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp, chẳng hạn như các buổi thử giọng hoặc thu âm, sẽ giúp những người muốn trở thành vocal tiến gần hơn tới ước mơ.

4. Các vị trí khác trong một nhóm nhạc K-POP

4.1. Leader – Trưởng nhóm

Trong hầu hết các nhóm nhạc K-Pop đều có một trưởng nhóm được chỉ định, người này thường (nhưng không phải luôn luôn) là thành viên lớn tuổi nhất hoặc ít nhất là một trong số các thành viên lớn tuổi nhất. (Ví dụ: trưởng nhóm của Red Velvet là Irene, của Stray Kid là Bang Chan, v.v.).

Đôi khi trưởng nhóm có thể là thành viên đã từng là thực tập sinh trong thời gian dài nhất trong số tất cả các thành viên của nhóm, ví dụ: Jihyo của Twice. Tuy nhiên, có một số nhóm không có trưởng nhóm, ví dụ: Blackpink.

Vai trò của trưởng nhóm là động viên và chăm sóc các thành viên khác, đồng thời đại diện cho nhóm theo nhiều cách khác nhau – như phát biểu trên sân khấu/lễ trao giải…

vị trí leader trong nhóm nhạc K-POP
Leader – trưởng nhóm là người đại diện cho nhóm trong nhiều trường hợp như phát biểu trong lễ trao giải

4.2. Các vocal trong nhóm

  • Main vocal: Ca sĩ chính thường là thành viên có kỹ thuật hát tốt nhất, là người có phần hát khó nhất, ví dụ: The Boyz’s New, Twice’s Jihyo… Mail vocal thường có nhiều câu hát và thường hát phần điệp khúc. Đôi khi, main vocal hát phần điệp khúc, trong khi lead vocal thực hiện phần đệm.
  • Lead vocal: Lead vocal thường là thành viên có kỹ thuật hát tốt thứ 2. Họ thường hát trước main vocal, ví dụ như: Nayeon và Jeongyeon của Twice, Jacob và Hyunjae của The Boyz.
  • Sub vocal: Sub vocal hỗ trợ các main vocal và lead vocal, họ có phần hát ít hơn. Một nhóm có thể có nhiều main vocal, lead vocal hoặc sub vocal.

4.3. Rapper trong nhóm

  • Main rapper: Đảm nhận hầu hết các phần đọc rap và được coi là người có kỹ năng đọc rap tốt nhất. Các main rapper có thể viết lời bài hát của riêng họ. Ví dụ: Yeeun của CLC, RM của BTS…
  • Lead rapper: Các lead rapper được coi là người giỏi thứ 2 sau main rapper. Họ thường bắt đầu phần đọc rap của bài hát, ví dụ: Dahyun của Twice, Suga của BTS…
  • Sub rapper: Sub rapper được cho là giỏi hơn các thành viên không đọc rap nhưng không giỏi bằng các main rapper hoặc lead rapper, ví dụ: Yeji của ITZY, J-Hope, Jungkook của BTS…

4.4. Dancer trong nhóm nhạc K-Pop

  • Main Dancer: Main dancer thường là thành viên có kỹ năng nhảy tốt nhất. Main Dancer thường nhận các phần nhảy solo, ví dụ: Momo của TWICE, Taemin của SHINee…
  • Lead dancer: Lead dancer thường là vũ công giỏi thứ 2 trong nhóm. Khi cả nhóm nhảy cùng nhau, họ sẽ thường nhảy ở phía trước, ví dụ: May của Cherry Bullet, Jin Jin của Astro…

4.5. Visual của nhóm

Visual thường là thành viên được đánh giá là có ngoại hình hấp dẫn nhất trong nhóm (theo tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc), ví dụ như Irene của Red Velvet, Kai của EXO, Cha Eun Woo của Astro…

vị trí Visual trong nhóm nhạc kpop
Visual của nhóm thường là thành viên có ngoại hình hấp dẫn nhất

4.6. The Face of The Group

Face của nhóm không ít lần bị nhầm lẫn với visual, bởi vai trò chính của họ là thu hút sự chú ý của công chúng cho nhóm. Trong khi Visual thường là thành viên ưa nhìn nhất, thì Face Of The Group là gương mặt đại diện của ban nhạc, người thường được mời tham gia các chương trình tạp kỹ hoặc đại diện cho ban nhạc trong các sự kiện công cộng khác nhau, vì vậy họ thường là thành viên nổi tiếng nhất.

Đôi khi visual và Face của nhóm trùng nhau, cùng một thành viên giữ cả hai vị trí. Cũng có trường hợp leader nhóm cũng có thể giữ vị trí gương mặt đại diện của nhóm. Về cơ bản nó là một vị trí liên quan đến sự nổi tiếng, bộ mặt của nhóm có thể thay đổi liên tục.

Gương mặt đại diện của nhóm không phải là một vị trí bắt buộc, một số ban nhạc quảng bá đồng đều tất cả các thành viên của họ và không có gương mặt đại diện nhóm riêng biệt.

Có những ban nhạc mà 1 thành viên cụ thể công khai đại diện cho ban nhạc trong các chương trình tạp kỹ trong 90% trường hợp. Do đó thành viên đó trở thành đại diện của ban nhạc, “bộ mặt của nhóm”, ví dụ LOONA Chuu…

4.7. Center

Thường thì một thành viên nào đó được đặt ở giữa nhóm trong các đợt quảng bá, chụp ảnh, quay video thì chính là center của nhóm. Vì ngoại hình đẹp, tài năng nhảy hay, hát hay vì sự nổi tiếng của họ, một thành viên cụ thể luôn được chọn làm center, được đặt ở trung tâm, được chú ý nhiều nhất.

Center có thể thay đổi theo các đợt quảng bá hình ảnh. Ví dụ, Red Velvet – trong đợt quảng bá “Ice Cream Cake” Irene là center, nhưng trong đợt quảng bá “Dumb Dumb” thì Seulgi là center.

vị trí center trong nhóm nhạc kpop
Center là người giữ vị trí trung tâm, được chú ý nhiều nhất

4.8. Maknae – em út trong nhóm

Maknae là thành viên nhỏ tuổi nhất của nhóm nhạc. Maknae thường được cho là dễ thương và nhút nhát, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số maknae trở nên nổi tiếng vì hoàn toàn trái ngược với hình tượng này, ví dụ Kyuhyun của Super Junior.

Chúng ta đã vừa tìm hiểu vocal là gì và sự khác biệt của vocal với singer. Để trở thành một vocal cần phải học hỏi, nâng cao kỹ năng hát cũng như những kỹ năng khác như sự sáng tạo, khả năng kiểm soát giọng hát và cơ thể cũng như khả năng ghi nhớ.

XEM THÊM: 

Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn về vocal cũng như các vị trí khác trong một nhóm nhạc K-Pop.

Đánh giá post