Nhạc vàng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và cách phân biệt với các dòng nhạc khác

CẬP NHẬT 05/09/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Nhạc vàng là dòng nhạc phổ biến trong đại chúng và được đông đảo khán giả Việt Nam yêu thích. Tuy nhiên, dù khá quen thuộc song không phải ai cũng hiểu được trọn vẹn về khái niệm này. Vậy nhạc vàng là gì? Nhạc vàng có giống với nhạc đỏ và nhạc sến không? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cũng như cách phân biệt nhạc vàng với các dòng nhạc đương thời khác.

1. Nhạc vàng là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia, nhạc vàng là dòng nhạc theo thiên hướng trữ tình lãng mạn, được khai sinh từ thời tiền chiến và phủ sóng mạnh mẽ ở chiến khu miền Nam xuyên suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). So với những dòng nhạc khác, nhạc vàng sở hữu phần tiết tấu, nhịp điệu, chủ đề, tư tưởng sáng tác, lối hát cùng cách hòa âm hoàn toàn riêng biệt.

nhạc vàng là gì
Nhạc vàng là dòng nhạc theo thiên hướng trữ tình lãng mạn ra đời trong thời chiến

Tên gọi ‘nhạc vàng’ vốn được lấy ý tưởng từ Trung Quốc, dựa trên Hán ngữ nhạc màu vàng – tức dòng nhạc đình đám và thời thượng nhất tại Thượng Hải trong thập niên 1930. 

2. Nguồn gốc của nhạc vàng

Ban đầu, dòng nhạc này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng ‘âm nhạc cải cách’, hiểu nôm na là phong cách tân nhạc được định hình trong những năm 30, 40 của thế kỷ trước. Cùng với đó là quá trình pha trộn thêm nguồn cảm hứng tự do từ thể loại dân ca trữ tính đặc trưng của đồng bào Nam Bộ, khéo léo tạo nên một trào lưu văn hóa đại chúng nổi bật lan rộng khắp trong và ngoài nước.

nguồn gốc nhạc vàng
Giai đoạn hoàng kim đầu tiên của nhạc vàng kéo dài từ 1955 – 1975 tại miền Nam

Tương tự như các phân nhánh khác của trường phái tân nhạc ra đời trước 1975, màn ‘thay da đổi thịt’ của dòng nhạc vàng chịu tác động hết sức mạnh mẽ bởi bối cảnh chính trị và lịch sử. Sự chia cắt hai miền cũng đồng thời là một yếu tố chi phối đáng kể đến toàn bộ tiến trình nói trên. 

3. Quá trình hình thành và phát triển của nhạc vàng

3.1 Nhạc vàng trước năm 1975

– Ở miền Nam: Dòng nhạc này phân hóa thành nhiều phong cách khác nhau, tiêu biểu là biến thể dân ca Nam Bộ, bolero kể chuyện, nhạc lính và tình tự quê hương,… Chính những chất liệu đa dạng từ cuộc sống đã ‘thổi hồn’ để các nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Phạm Duy,… cho ra đời vô số nhạc phẩm ấn tượng, góp phần nâng tầm ảnh hưởng cho Tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra, các ca khúc cũng được nhiều hãng thu phát hành dưới dạng đĩa nhạc và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán thính giả.

– Ở miền Bắc: Đà phát triển của nhạc vàng bị ‘chặn đứng’ bởi ảnh hưởng từ phong trào ‘bài trừ nhạc màu vàng’ lan sang từ Trung Quốc, chịu chung số phận với nhạc đỏ và dòng nhạc tiền chiến nói chung

nhạc vàng trước năm 1975
Nhạc vàng trước năm 1975 được khán giả hưởng ứng nhiệt tình

3.2 Nhạc vàng từ sau năm 1975

– Trong nước: Nhạc vàng bị gán nhẵn là ‘dòng nhạc phản động’, mang tính chất đồi trụy và dụ dỗ, ‘ru ngủ’ về mặt chính trị, đi ngược lại với những giá trị tinh thần mà một con người của xã hội chủ nghĩa nên có. Nhiều tài liệu, bản ghi cùng băng đĩa nhạc vàng bị mang đi tiêu hủy. Bất chấp những chính sách ngăn cản nói trên, nhạc vàng vẫn được một bộ phận đông đảo khán giả tìm nghe và đón nhận

nhạc vàng sau năm 1975
Nhạc vàng phải trải qua những khó khăn nhất định do sự thay đổi về thị hiếu

Tình cảnh éo le này chỉ bắt đầu được cải thiện vào những năm đầu thời kỳ đổi mới, khi chính phủ xem xét lại chính sách hạn chế văn hóa truyền thông. Dù đã dành nhiều tâm huyết để lăng xê các thể loại nhạc thay thế khác song đến cuối cùng, những người đứng đầu bộ máy vẫn phải bất lực trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng nhạc này. Đến đầu thế kỷ 21, nhạc vàng đã hiên ngang quay trở lại sân khấu, chuyển mình từ chỗ bị cấm đoán quyết liệt sang ‘nhân vật’ được yêu thích ở khắp mọi nơi

– Ở nước ngoài: Không may mắn như tại thị trường nội địa, nhạc vàng hải ngoại đã dần bước vào giai đoạn thoái trào và mất đi vai trò chủ đạo đối với thị hiếu của công chúng. Điều này chủ yếu xuất phát từ sự ra đi của thế hệ người nghe lớn tuổi, thay vào đó là tầng lớp trẻ yêu thích âm nhạc tân thời

4. Một số đặc trưng tiêu biểu của nhạc vàng

Nhạc vàng bao gồm một số đặc trưng tiêu biểu như sau:

– Lời ca mang hơi hướng trữ tình, thường được viết theo giai điệu và tiết tấu chậm buồn, đều đều chứ không sử dụng quá nhiều nhịp phách rõ rệt

– Hát bằng giọng thứ ở quãng trung hoặc quãng trầm

– Nổi bật hơn là cả âm hưởng dân ca gần gũi; hệ thống ngôn ngữ bình dị, dễ nghe, dễ thuộc và phần nào phản ánh những tâm tư, tình cảm của một tầng lớp nhất định trong xã hội (ví dụ như người nghèo, người lao động,…)

5. Phân biệt giữa nhạc vàng, nhạc sến và nhạc đỏ

Bên cạnh câu hỏi ‘nhạc vàng là gì’, nhiều người còn thường xuyên nhầm lẫn giữa nhạc vàng với nhạc sến và nhạc đỏ. Tuy nhiên, mỗi thể loại lại sở hữu những đặc điểm, nguồn gốc và hướng đến đối tượng khán giả khác nhau. Cụ thể:

– Nhạc vàng: Tên gọi khác là nhạc 1954 – 1975, bắt nguồn từ khu vực các tỉnh miền Nam. Giai điệu trầm buồn lãng mạn, tuy đơn giản nhưng vẫn tạo cảm giác da diết, sang trọng đặc trưng. Đa số các nhạc phẩm du nhập lại có tiết tấu êm dịu, giai điệu nhẹ nhàng và tâm tình sâu lắng

– Nhạc sến: Bắt nguồn từ ‘Marri Sến’ – một cụm từ thông dụng và cực kỳ thịnh hành ở Sài Gòn trong những năm đầu thập niên 50, 60. Ít ai biết rằng danh từ này lại được dùng để nói về những con sen (người giúp việc) gốc Bắc vì hoàn cảnh mà phải di cư vào Nam kiếm sống. Nhìn chung, dòng nhạc sến có nội dung tương tự như nhạc vàng, nhưng ca từ bài hát thì có phần dễ nhớ, dễ cảm thụ hơn

nhạc vàng, nhạc sến và nhạc đỏ
Nhạc vàng thường bị nhầm lẫn với nhạc đỏ và nhạc sến

– Nhạc đỏ: Còn gọi là nhạc kháng chiến, có xuất xứ từ miền Bắc trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Đông Dương đang diễn biến phức tạp. Đặc trưng của thể loại này là âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, được sử dụng để nêu cao tinh thần chiến đậu và nhuệ khí của toàn dân, toàn quân. Ngôn ngữ và tiết tấu gợi sự hào sảng, in đậm tinh thần ái quốc nên thường được xem là biểu trưng cho lòng tự hào dân tộc mãnh liệt

Ngoài ba dòng nhạc nói trên, người Việt Nam còn dành tình cảm đặc biệt cho thể loại nhạc xanh – tức nhạc trẻ, hình thành trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21. Đây là kiểu nhạc du nhập mang dấu ấn tổng hợp đa dạng, bao gồm tango, twist, disco, chacha, rock,…

đặc trưng nhạc vàng
Thị trường âm nhạc hiện tại đã thay đổi rất nhiều theo thời gian

6. Một số đại diện nổi bật của dòng nhạc vàng

Sau một quá trình tồn tại lắm thăng trầm, nhạc vàng không chỉ ghi dấu trong lòng công chúng bởi những khúc hát trữ tình mà còn làm nên tên tuổi cho một lớp ca sĩ, nhạc sĩ đình đám. Nhắc đến nhạc vàng là nói đến những Giao Linh, Chế Linh, Kim Tuyến, Hương Lan, Lệ Quyên,… Tính đến thời điểm hiện tại, dòng nhạc này vẫn giữ được một vị trí vững chắc, từ đó thu hút hàng loạt nhân tài trẻ tuổi cống hiến vì nghề.

ca sĩ hát nhạc vàng
Nhạc vàng đã làm nên tên tuổi cho một lớp ca sĩ, nhạc sĩ đình đám

Trên đây là bài viết của Vua Nệm về đề tài ‘nhạc vàng là gì’ được rất nhiều khán thính giả quan tâm. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Xem thêm:

Đánh giá post