Trên thế giới hiện nay có tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi quốc gia lại có số tổng số dân số khác nhau. Dân số chính là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của quốc gia đó. Vậy đâu là những quốc gia có dân số đông nhất? Dưới đây là cập nhật mới nhất về TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới mà bạn nên biết!
Nội Dung Chính
1. Trung Quốc
Theo thống kê mới nhất thì tính tới tháng 12/2020 quốc gia có dân số đông nhất thế giới đó là Trung Quốc, với khoảng 1,44 tỷ người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Trong đó, dân tộc Hán chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới 90%. Còn lại 10% là các dân tộc khác như Tạng, Hồi,…
Đất nước tỷ dân này không chỉ có dân số cao nhất thế giới mà còn có tỷ lệ dân số trẻ đáng ngưỡng mộ. Chính vì vậy, Trung Quốc luôn là thị trường hàng đầu của các doanh nghiệp nước ngoài nhắm tới để phát triển thị trường cũng như tìm kiếm nguồn lao động.
2. Ấn Độ
Đứng thứ 2 trong TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới cũng là một đất nước tỷ dân khác tới từ châu Á, đó là Ấn Độ. Theo thống kê thì hiện quốc gia này có khoảng 1,41 tỷ dân. Dân số đông cộng với sự đa dạng về văn hóa, chủng tộc và tôn giáo đã mang tới cho quốc gia này những ưu thế riêng.
Tương tự như Trung Quốc, Ấn Độ cũng là một quốc gia thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới khi số lượng dân đông đồng nghĩa với sức mua lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Tuy nhiên, quốc gia này cũng phải đối mặt với không ít vấn đề như môi trường ô nhiễm, đất nông nghiệp suy thoái, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,… và cả sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ trong xã hội.
3. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ hay Mỹ cũng là một trong những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, với khoảng 331 triệu dân phân bố ở 50 tiểu bang. Do có lượng dân nhập cư lớn nên dân số tại Hoa Kỳ không chỉ đông mà còn rất đa chủng tộc và đa văn hóa.
Mặc dù điều kiện về thị thực khi nhập cảnh tại Mỹ rất khắc nghiệt, khó khăn nhưng số lượng người muốn nhập cư vào quốc gia này vẫn không ngừng tăng lên mỗi năm.
4. Indonesia
Tại châu Á còn có một cái tên nữa lọt vào TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, đó chính là Indonesia. Theo thống kê vào cuối tháng 12/2020 thì quốc gia này có tổng dân số vào khoảng 274 triệu người.
Trong các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia là nước đa chủng tộc nhất, trong đó, chủ yếu là người dân thuộc đạo Hồi. Đồng thời, quốc gia vạn đảo này cũng rất đa sắc tộc, với tổng số khoảng 300 sắc tộc khác nhau. Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo cho đất nước xinh đẹp này.
5. Pakistan
Quốc gia tiếp theo có số dân đông nhất thế giới là Pakistan. Dựa trên những thống kê mới nhất thì đất nước này có khoảng 223 triệu dân thuộc 50 chủng tộc khác nhau. Đồng thời, lượng dân di cư của quốc gia này rất lớn và dân số chủ yếu là các tín đồ Hồi giáo.
Tuy có dân số rất đông nhưng diện tích của Pakistan lại chỉ đứng thứ 33 thế giới. Do đó, mật độ dân số của đất nước này khá dày, vào khoảng 287 người/km2. Mặt khác, tốc độ phát triển kinh tế tại đây vẫn còn chậm nên tỷ lệ mù chữ, đói nghèo cao.
6. Brazil
Trong TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới còn có một cái tên quen thuộc nữa, đó là Brazil. Quốc gia này có khoảng 213 triệu dân và rất đa dạng chủ tộc. Trong đó, người da đen và da trắng chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, 49,7% dân số là da trắng, 42,6% da lai, 6,9% da đen, 0,5% da vàng và 0,3% da đỏ.
Dân số đông nhưng diện tích của quốc gia này cũng khá rộng nên mật độ dân số tại Brazil thấp hơn nhiều Pakistan, chỉ khoảng 25 người/km2.
7. Nigeria
Nhắc tới các quốc gia có dân số đông nhất thế giới thì chắc chắn không thể thiếu được Nigeria. Đây cũng là quốc gia có dân số đông nhất tại khu vực châu Phi với khoảng 208 triệu người (tháng 12/2020).
Với tổng diện tích quốc gia vào khoảng 910.770km2, mật độ dân số tại quốc gia này khá cao, lên tới 226 người/km2. Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia đông dân khác, Nigeria có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn đã giúp thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Từ đó có phương pháp đối phó với các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm,… và tạo điều kiện cho chính phủ xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo cho đời sống của người dân.
8. Bangladesh
Bangladesh cũng nằm trong TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Cụ thể, theo thống kê vào tháng 12/2022 thì Bangladesh có khoảng 165 triệu người. Tuy nhiên, diện tích đất nước này lại chỉ đứng thứ 93 trên thế giới, khoảng 130.170km2 và thuộc một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Người dân tại Bangladesh chủ yếu là theo đạo Hồi. Đây cũng là quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo lớn thứ 3 trên thế giới. Dân số tại quốc gia này chủ yếu là người dân gốc Bangladesh, chỉ có khoảng 2% dân số là dân di cư từ nơi khác tới.
9. Nga
Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, vào khoảng 16.376.870km2, trong khi dân số chỉ ở khoảng 145 triệu người (tháng 12/2020). Vì vậy, mật độ dân số tại quốc gia này cực kỳ thưa thớt, chỉ khoảng 9 người/km2 mà thôi. Trong đó, dân số chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Vì vậy, có thể nói, dân số Liên Bang Nga có sự phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
Xứ Bạch Dương cũng là nơi có ngành kinh tế đang trên đà phát triển mạnh và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất dầu mỏ, vũ khí, lương thực, công nghiệp, nông nghiệp,… Họ cũng rất giàu có cả về thành tựu nghệ thuật.
10. Mexico
Dựa trên thống kê vào tháng 12/2020 của Liên Hợp Quốc thì Mexico đã vượt qua Nhật Bản, trở thành quốc gia đứng thứ 10 trong TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới với tổng số 129 triệu người. Đây cũng là quốc gia có những khu đô thị đông dân nhất thế giới.
Dân số tại Mexico rất đa dạng về chủng tộc và văn hóa, trong đó có sự ảnh hưởng mạnh từ văn hóa bản địa truyền thống và văn hóa Tây Ban Nha. Được biết, Mexico cũng là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới và dân số phần lớn là theo công giáo Roma.
11. Nhật Bản
Cái tên cuối cùng nằm trong danh sách TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới chính là Nhật Bản. Từ thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc thì Nhật Bản có khoảng 126 triệu dân, kém Mexico khoảng 2 triệu dân.
Tuy nhiên, diện tích của quốc gia này lại nhỏ hơn Mexico nhiều nên mật độ dân số khá dày và đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số. Đây cũng là vấn đề khiến giới chức trách Nhật Bản phải đau đầu tìm cách giải quyết.
Trên đây là cập nhật mới nhất về danh sách TOP 11 quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Các nước đông dân có khá nhiều lợi thế như sức mua lớn, nguồn lao động dồi dào, thu hút sự đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới,… Tuy nhiên, dân số đông cũng khiến cho chính phủ các nước phải đối mặt với những vấn đề nan giải như tạo ra nguồn việc làm, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, hệ thống y tế,…