Chuyện quanh ta

Phụ gia thực phẩm – Lợi ích và tác hại khôn lường

CẬP NHẬT 31/05/2022 | BỞI Tiến Kiều

Phụ gia thực phẩm đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong bảo quản và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, các chất phụ gia thực phẩm này cũng có những lợi ích và tác hại nhất định. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ để có thể sử dụng đúng cách, hợp lý, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe!

1. Phụ gia thực phẩm là gì?

Phụ gia thực phẩm là gì? Đây là cách gọi chung cho chất nào đó có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp hóa học hoặc tổng hợp từ vi sinh vật được sử dụng để bảo quản đồ ăn, thức uống lâu hơn. Các chất này khi thêm vào thực phẩm không làm cho thực phẩm bị biến đổi chất lượng, hương vị và tránh bị hư thối. 

Bên cạnh đó cũng có cả chất phụ gia là các vitamin được thêm vào thực phẩm với mục đích tăng thêm tính bổ dưỡng. Cũng có cả chất phụ gia có tác dụng làm cho thực phẩm có màu sắc đẹp hơn, mùi vị thơm hơn, dài và giòn hơn. 

Một số loại thực phẩm thường được thêm chất phụ gia vào có thể kể tới như bột ngũ cốc, kem, mứt hoa quả,… 

Các loại chất phụ gia thực phẩm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, bao gồm: Chất tăng cường hương vị, chất nhũ hóa, chất làm ngọt, chất làm đặc, chất màu, chất chống oxy hóa, chất bảo quản,…

phụ gia thực phẩm là gì
Tìm hiểu phụ gia thực phẩm và lợi ích, tác hại

2. Lợi ích của phụ gia thực phẩm

Sử dụng phụ gia thực phẩm đúng cách có thể mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Tạo ra những sản phẩm khác nhau, đáp ứng tốt nhất nhu cầu, sở thích, khẩu vị của người dùng
  • Tăng thời gian sử dụng sản phẩm, tránh tình trạng bị hư thối mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng
  • Giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn, thúc đẩy cho sự phát triển của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm

3. Tác hại của phụ gia thực phẩm

Tuy nhiên, phụ gia thực phẩm cũng có thể có một số tác hại khôn lường đối với sức khỏe người dùng nhu:

  • Ngộ độc cấp tính: Xảy ra nếu người dùng sử dụng liều lượng vượt mức cho phép
  • Ngộ độc mãn tính: Sử dụng với liều lượng nhỏ nhưng tần suất sử dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến chất phụ gia tích lũy trong cơ thể và gây ngộ độc.
  • Gây bệnh nguy hiểm: Các chất phụ gia tổng hợp chính là nguyên nhân gây ra các bệnh như đột biến gen, dị dạng thai nhi, hình thành khối u, ung thư.
  • Ảnh hưởng chất lượng thực phẩm: Có thể phá hủy các dưỡng chất, vitamin,… trong thực phẩm
chất phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm có những tác hại nhất định khi sử dụng

4. Tổng hợp những chất phụ gia thực phẩm an toàn, được sử dụng

Không phải cứ phụ gia thực phẩm là có tác hại xấu và không được sử dụng. Dưới đây sẽ là một số chất phụ gia thực phẩm an toàn, được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

4.1. Chất bảo quản tự nhiên

Các chất bảo quản tự nhiên có thể giúp hạn sử dụng thực phẩm lâu hơn bằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa có trong thực phẩm, tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. Bên cạnh đó, chất bảo quản tự nhiên còn có tác dụng tạo màu, tăng hương vị cho món ăn. 

Một số chất bảo quản tự nhiên thường được sử dụng có thể kể tới như: Dầu ăn, muối, đường, rau kinh giới,…

4.2. Chất bảo quản nhân tạo

Trong ngành công nghiệp thực phẩm các chất bảo quản nhân tạo được sử dụng rất phổ biến và được coi là một thành phần không thể thiếu. Nhờ có chúng mà thực phẩm được bảo quản tốt hơn, không bị thay đổi tính chất, mùi vị.

Chất bảo quản nhân tạo có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm là:

  • Nhóm được phép sử dụng: Gồm chất thông dụng màu vàng dùng cho đồ uống (E104)
  • Nhóm thực phẩm: Là nhóm có mức độ độc hại thấp với sức khỏe 
  • Nhóm bị cấm: Gồm những chất phẩm màu, chất bảo quản dùng cho sơn màu (E103)

Một số chất bảo quản nhân tạo thường được sử dụng để bảo quản nước giải khát, nước chấm, thức ăn đóng hộp là: Acid Benzoic (E210), Sodium Benzoat, BHT, BHA,…

vai trò của phụ gia thực phẩm
Một số chất bảo quản nhân tạo

4.3. Màu thực phẩm

Màu thực phẩm cũng được xếp vào nhóm chất phụ gia. Chúng được sử dụng để tạo màu sắc cho thực phẩm, khiến thực phẩm trông đẹp mắt, tươi ngon và hấp dẫn hơn.

Cũng có rất nhiều loại màu thực phẩm khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ các màu thực phẩm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) phê duyệt mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể gồm: 

  • Màu đỏ số 3 (Erythrosine): Tạo màu đỏ anh đào. Thường được dùng khi làm kem que, kẹo, gel trang trí bánh
  • Màu đỏ số 40 (Allura Red): Tạo màu đỏ sẫm. Thường được sử dụng khi sản xuất gia vị, đồ uống thể thao, ngũ cốc, kẹo
  • Màu xanh số 1 (Brilliant Blue): Tạo màu xanh lục. Được dùng khi làm kem, đồ đóng gói
  • Màu xanh số 2 (Indigo Blue): Tạo màu xanh dương. Thường được sử dụng khi làm kem, kẹo, đồ ăn nhẹ, ngũ cốc
  • Màu vàng số 5 (Tartrazine): Tạo màu vàng chanh. Thường được sử dụng để sản xuất ngũ cốc, khoai tây chiên, bỏng ngô, nước ngọt, kẹo
  • Màu vàng số 6 (Sunset Yellow): Tạo màu vàng cam. Thường được sử dụng để sản xuất nước sốt, đồ nướng, kẹo, trái cây bảo quản

Lưu ý: Một số quốc gia vẫn cấm sử dụng một trong số các chất màu thực phẩm trên. Ví dụ như, Mỹ cấm màu đỏ tươi, màu vàng Quinoline hay Carmoisine.

4.4. Chất ổn định

Trong tiếng Anh, chất ổn định là food stabilizer. Tác dụng chính của chất này là giúp sản phẩm duy trì cấu trúc và tính đồng nhất. Mặt khác, khi muốn phân tách các nhũ tương thành những thành phần riêng biệt cũng có thể sử dụng chất ổn định.

hương liệu phụ gia thực phẩm
Chất ổn định sử dụng trong sản xuất bánh

Chất ổn định thường được tìm thấy trong nước giải khát, bánh kẹo, gia vị, sữa, mì ăn liền,… Dưới đây là một số chất ổn định được sử dụng phổ biến: 

  • E401: Dùng trong các sản phẩm chế biến từ thị, bơ sữa, bánh nướng, nước sốt
  • E409: Có tác dụng làm dày và thường dùng trong sản xuất bánh mì, bánh kẹo, kẹo cao su, cá đông lạnh,…
  • E410: Được sử dụng trong sản xuất các thực phẩm ngọt để tăng vị ngọt
  • E471, E418: Được dùng để ngăn chặn quá trình phân tách giữa bột sữa với nước hoặc khiến các protein lơ lửng trong sữa

4.5. Chất làm nở

Ví dụ như bột nở, men nở, muối nở đều là các chất làm nở có tác dụng giúp bột nhào khi chiến nấu nở to, xốp giòn hơn. Chúng được sử dụng chủ yếu trong làm bánh.

4.6. Chất tạo hương

Còn được gọi là hương liệu, có tác dụng thay thế hoặc gia tăng hương vị cho thực phẩm khi chế biến. Các chất tạo hương trên thị trường có rất nhiều nhưng chủ yếu chia làm 3 loại sau:

  • Chất tạo hương tự nhiên: Có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật nhưng đã qua quá trình xử lý vật lý, vi sinh và enzym hóa nên rất an toàn. Các chất tạo hương thiên nhiên được sử dụng trực tiếp để chế biến thịt, cá, trứng, sữa,…
  • Chất tạo hương có đặc điểm tự nhiên: Là những chất phụ gia thực phẩm được tạo ra thông qua quá trình tổng hợp, cô đặc các chất
  • Chất tạo hương nhân tạo: Nguyên liệu được sử dụng để tạo ra chất tạo hương nhân tạo là những chất không ăn được nhưng đã trải qua quá trình xử lý hóa học để chúng có mùi tự nhiên của thực phẩm
danh sách các phụ gia thực phẩm
Các chất tạo hương có nguồn gốc tự nhiên

5. Các chất phụ gia thực phẩm có hại cho sức khỏe

5.1. Chất kháng sinh làm từ sữa

Những chất kháng sinh trong thực phẩm làm từ sữa nếu được cơ thể hấp thụ hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúng có thể giết chết những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó khiến hệ miễn dịch suy giảm, vòng eo dễ bị phình và to. Vì vậy, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa mà trên nhãn mác có ghi “không dùng các hormon và chất kháng sinh” để hạn chế nạp vừa có thể hormon và kháng sinh.

5.2. Chất hóa học trong thực phẩm đóng hộp

Rất nhiều đồ ăn đóng hộp đều có chứa những chất phụ gia thực phẩm có hại cho sức khỏe, có thể gây bệnh tiểu đường, ung thư vú hay bệnh về tim mạch. Vì vậy, bạn nên sử dụng các thực phẩm tươi, rau củ quả sạch và hâm nóng thức ăn bằng đồ thủy tinh.

5.3. Natri trong các gia vị trộn xà lách

Những loại gia vị được sử dụng để trộn xà lách thường có chứa hàm lượng muối lớn và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Lượng muối được nạp vào cơ thể nhiều có thể là nguyên nhân dẫn tới suy thận, đột quỵ, tăng huyết áp, đau tim,…

5.4. Đường Fructose trong sản phẩm đóng gói, nước giải khát

Đường Fructose cũng là một phụ gia thực phẩm và có nhiều trong các sản phẩm đóng gói, nước giải khát. Lượng đường Fructose có trong các thực phẩm này với hàm lượng cao. Vì vậy, khi thường xuyên ăn sản phẩm đóng gói, nước giải khát có thể tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp. 

danh sách phụ gia thực phẩm
Trong các loại nước giải khát chứa nhiều đường Fructose

5.5. Đường nhân tạo Acesulfame – K

Loại đường nhân tạo này được sử dụng trong sản xuất nước giải khát, chế biến đồ nướng và cả món tráng miệng. Trong đường nhân tạo Acesulfame – K, K chính là Kali. So với đường thường, Kali có độ ngọt cao gấp 200 lần và nó có thể gây ra bệnh ung thư khi sử dụng nhiều, thường xuyên.

5.6. Các phụ gia thực phẩm khác

Ngoài ra, một số phụ gia thực phẩm khác cũng có thể gây hại với sức khỏe con người như:

  • Olestra: Dạng mỡ tổng hợp xuất hiện nhiều trong các sản phẩm khoai tây chiên
  • Potassium bromated: Được cho là nguyên nhân gây ung thư ở độc vậy và có thể có hại với con người
  • Màu thực phẩm: Gồm các màu xanh số 1, màu xanh số 2, màu xanh lá cây số 3, màu đỏ số 3 và màu vàng số 6

Với những chia sẻ trên chắc bạn đã hiểu phụ gia thực phẩm là gì và lợi ích cùng tác hại mà chúng mang lại. Tuyệt đối không nên sử dụng những loại phụ gia độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Trước khi mua thực phẩm cần kiểm tra kĩ thành phần, đảm bảo thực phẩm không chứa các phụ gia độc hại, bị cấm sử dụng. 

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều