Khi muốn tổ chức các sự kiện quan trọng như lễ hỏi, lễ cưới, động thổ, khai trương,… người Việt ta thường có thói quen xem và chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo. Vậy ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là gì, có ý nghĩa như thế nào? Làm sao để có thể xác định ngày giờ nào là hoàng đạo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Nội Dung Chính
1. Ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là gì?
1.1. Ngày hoàng đạo
Dựa theo Thiên văn học cổ đại thì có thể hiểu rằng ngày hoàng đạo được dùng để chỉ quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Dựa trên quỹ đạo này các nhà Thiên văn học có thể xác định hướng đi của mặt trời và tìm ra được sự thay đổi giữa các mùa trong năm cũng như quy luật ngày – đêm cũng như sự biến đổi của những yếu tố tự nhiên, khí hậu.
Trong các truyền thuyết Hy Lạp cổ đại vẫn còn lưu truyền tới ngày nay thì vị thần tối cao trong các vị thần là thần Mặt Trời. Đây là vị thần có quyền cai quản vạn vật trong vũ trụ. Và trên đường đi theo quỹ đạo thần Mặt Trời sẽ được các thần hộ mệnh khác bảo vệ.
Nhiệm vụ của các thần hộ mệnh là luân phiên canh giữ các ngày trong tháng. Tuy nhiên, trong các thần hộ mệnh này sẽ có cả thần thiện lẫn thần ác. Người ta quan niệm rằng những ngày mà thần hộ mệnh thiện canh giữ sẽ là ngày hoàng đạo. Còn ngày mà thần hộ mệnh ác canh giữ là ngày hắc đạo. Cũng từ đây mà khái niệm về ngày hoàng đạo đã ra đời.
Bên cạnh đó, tử vi Lục Diệu cũng chỉ ra rằng có 6 ngày hoàng đạo tất cả và mỗi ngày mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể:
- Ngày Minh đường hoàng đạo
- Ngày Kim đường hoàng đạo
- Ngày Tư mệnh hoàng đạo
- Ngày Ngọc đường hoàng đạo
- Ngày Kim quỹ hoàng đạo
- Ngày Thanh long hoàng đạo
1.2. Giờ hoàng đạo
Bên cạnh ngày hoàng đạo thì còn có giờ hoàng đạo. Ngày xưa dân gian đã quan niệm rằng một ngày có tổng cộng 12 giờ tương ứng với 12 con giáp. Cụ thể gồm:
- Giờ Tý: Từ 23h00 – 01h00
- Giờ Sửu: Từ 01h00 – 03h00
- Giờ Dần: Từ 03h00 – 0h500
- Giờ Mão: Từ 05h00 – 07h00
- Giờ Thìn: Từ 07h00 – 09h00
- Giờ Tỵ: Từ 09h00 – 11h00
- Giờ Ngọ: Từ 11h00 – 13h00
- Giờ Mùi: Từ 13h00 – 15h00
- Giờ Thân: Từ 15h00 – 17h00
- Giờ Dậu: Từ 17h00 – 19h00
- Giờ Tuất: Từ 19h00 – 21h00
- Giờ Hợi: Từ 21h00 – 23h00
Trong 12 giờ lại có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Các giờ hoàng đạo sẽ là giờ may mắn, tốt lành, thích hợp để làm những công việc đại sự ví dụ như khởi hành, bắt đầu tổ chức tiệc tùng, cưới hỏi, khởi công, động thổ,…
Người ta quan niệm rằng khi bắt đầu các công việc vào giờ hoàng đạo mọi chuyện sẽ diễn ra thuận lợi, gặp được nhiều may mắn và tài lộc. Ngược lại, nếu bắt đầu vào giờ hắc đạo, thậm chí là ngày hắc đạo sẽ dễ gặp xui xẻo, vận hạn. Vì vậy, cần phải tránh làm việc quan trọng vào ngày hắc đạo, giờ hắc đạo.
2. Ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo có thực sự tốt không?
Vậy liệu rằng tổ chức những sự kiện quan trọng vào đúng ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo có thực sự tốt không? Như đã chia sẻ, ngày hoàng đạo chính là ngày mà các vị thần hộ mệnh tốt canh giữ. Vì vậy, người ta quan niệm đó là ngày đại cát, đại lợi, thích hợp tổ chức những sự kiện như khai trương, động thổ, khởi hành đi làm ăn xa,…
Khi tổ chức sự kiện vào những ngày hoàng đạo sẽ được thần hộ mệnh tốt phù trợ, giúp mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, gặp nhiều may mắn, thành công. Đặc biệt, nếu lại chọn được cả giờ hoàng đạo nữa thì lại càng tốt lành hơn.
Bên cạnh đó, chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo còn có thể mang lại sự an tâm, giúp chúng ta suy nghĩ mọi chuyện lạc quan hơn, không còn cảm thấy băn khoăn, lo lắng.
3. Những sự kiện nên xem ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo trước khi thực hiện
Người Việt ta cho rằng, trước khi tổ chức những sự kiện, công việc mang tính trọng đại trong cuộc đời cần phải xem ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo để tăng thêm vượng khí, giúp mọi chuyện diễn ra thuận buồm xuôi gió. Đó là:
- Động thổ, khởi công
- Mua nhà, mua xe
- Khai trương công ty, cửa hàng
- Đám cưới, đám hỏi
- Khởi hành đi làm ăn xa
- …
4. Hướng dẫn cách tính ngày hoàng đạo từ chuyên gia phong thủy, tử vi
4.1. Bảng tính ngày hoàng đạo trong tháng
Cách tính ngày hoàng đạo không hề khó. Bạn hoàn toàn có thể tự mình tính toán được ngày nào là ngày hoàng đạo, tốt lành để triển khai công việc của mình dựa theo bảng tính sau:
Ngày | Thần | Tháng âm lịch | |||||
1 & 7 | 2 & 8 | 3 & 9 | 4 & 10 | 5 & 11 | 6 & 12 | ||
Ngày hoàng đạo | Thanh long | Tý | Dần | Thìn | Ngọ | Thân | Tuất |
Ngày hoàng đạo | Minh đường | Sửu | Mão | Tỵ | Mùi | Dậu | Hợi |
Ngày hắc đạo | Thiên hình | Dần | Thìn | Ngọ | Thân | Tuất | Tý |
Ngày hắc đạo | Chu tước | Mão | Tỵ | Mùi | Dậu | Hợi | Sửu |
Ngày hoàng đạo | Kim quỹ | Thìn | Ngọ | Thân | Tuất | Tý | Dần |
Ngày hoàng đạo | Kim đường | Tỵ | Mùi | Dậu | Hợi | Sửu | Mão |
Ngày hắc đạo | Bạch hổ | Ngọ | Thân | Tuất | Tý | Dần | Thìn |
Ngày hoàng đạo | Ngọc đường | Mùi | Dậu | Hợi | Sửu | Mão | Tỵ |
Ngày hắc đạo | Thiên lao | Thân | Tuất | Tý | Dần | Thìn | Ngọ |
Ngày hắc đạo | Nguyên vũ | Dậu | Hợi | Sửu | Mão | Tỵ | Mùi |
Ngày hoàng đạo | Tư mệnh | Tuất | Tý | Dần | Thìn | Ngọ | Thân |
Ngày hắc đạo | Câu trần | Hợi | Sửu | Mão | Tỵ | Mùi | Dậu |
Như vậy, nếu dựa theo bảng trên thì có thể nhận thấy rằng các ngày hoàng đạo của mỗi tháng là:
- Tháng 1 & 7 ngày: Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất
- Tháng 2 & 8 ngày: Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý
- Tháng 3 & 9 ngày: Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần
- Tháng 4 & 10 ngày: Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn
- Tháng 5 & 11 ngày: Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ
- Tháng 6 & 12 ngày: Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân
4.2. Hướng dẫn cách tính ngày hoàng đạo bằng bấm tay
Ngoài ra bạn cũng có thể tự tính được ngày hoàng đạo bằng cách bấm tay. Đây là cách đã được người xưa truyền lại cho tới ngày nay. Cách tính này được xây dựng dựa trên phương pháp Lục Diệu. Trong đó, Lục có nghĩa là 6 và Diệu có nghĩa là tinh tú hay vì sao. Lục Diệu chính là dùng để ám chỉ các vì sao trong quỹ đạo trời đất.
Các vì sao này sẽ chuyển động đúng theo quỹ đạo của nó và chúng ta có thể dựa vào quỹ đạo này để tính được ngày hoàng đạo trong tháng. Cụ thể, cách bấm tay tính ngày hoàng đạo như sau:
- Để tính ngày hoàng đạo bạn sử dụng 2 ngón trỏ và ngón giữa
- 2 ngón tay có tổng cộng 6 đốt tay, tương ứng với 6 sao trong Lục Diệu
- Vòng tuần hoàn được tính theo chiều kim đồng hồ và lần lượt là: Đại An, Lưu niên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát, Không vong
Ví dụ, ngày 01/01 Âm lịch bắt đầu từ cung Đại An. Như vậy, đốt thứ 2 sẽ là ngày mùng 02/01, còn gọi là Lưu Niên. Ngày thứ 3 sẽ là cung Tốc Hy. Cứ tính như vậy cho tới hết các đốt ngón tay thì lại quay lại ngày Đại An. Tính tương tự cho tới hết tháng. Các ngày hoàng đạo sẽ rơi vào: Đại An, Tốc Hy, Tiểu Cát. Vậy là chỉ cần 2 ngón tay bạn đã có thể xác định được ngày hoàng đạo rồi.
4.3. Bảng tính giờ hoàng đạo trong ngày
Dưới đây là bảng tính giờ hoàng đạo trong ngày, bạn có thể tham khảo để chọn được giờ đại cát:
Giờ | Dần, Thân | Mão, Dậu | Thìn, Tuất | Tỵ, Hợi | Tý, Ngọ | Sửu, Mùi |
Tý | Đi | Đến | Ai | Cuối | Đẹp | Sẵn |
Sửu | Đứng | Cửa | Ngóng | Đất | Đẽ | Kẻ |
Dần | Bình | Động | Đợi | Cùng | Tiền | Đưa |
Mão | Yên | Đào | Ai | Trời | Đồ | Đường |
Thìn | Đến | Có | Đường | Đến | Qua | Băng |
Tỵ | Đâu | Tiên | Đi | Nơi | Sông | Đèo |
Ngọ | Cũng | Đưa | Suôn | Đắc | Đừng | Vượt |
Mùi | Được | Đón | Sẻ | Địa | Vội | Suối |
Thân | Người | Qua | Đẹp | Còn | Đợi | Đem |
Dậu | Quen | Đèo | Đôi | Ngồi | Đò | Sang |
Tuất | Đón | Thiên | Bạn | Đắn | Sang | Đồn |
Hợi | Chào | Thai | Đời | Đo | Ngang | Điền |
Các giờ hoàng đạo là những chữ có phụ âm đầu chữ “Đ”. Ví dụ, như bảng trên có thể thấy ngày Dần và ngày Thân các giờ hoàng đạo là Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi và Tuất.
XEM THÊM:
- Cách tính 12 cung hoàng đạo theo ngày sinh
- Bí mật 12 cung hoàng đạo năm 2022: Cung nào gặp thời, cung nào khó khăn?
- Cung hoàng đạo thứ 13: Giải mã những điều bí ẩn!
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho những ai đang băn khoăn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là gì và có ý nghĩa như thế nào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hướng dẫn cách tính ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo ra sao. Bạn nên chú ý chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành các công việc đại sự giúp mọi chuyện hanh thông, gặp nhiều may mắn.