Chuyện quanh ta

Kinh nghiệm mở barber shop: những nguyên tắc giúp kinh doanh thành công

CẬP NHẬT 10/09/2022 | BỞI Tiến Kiều

Tại Việt Nam, kinh doanh barber shop đang trở thành xu hướng nổi bật trong thời gian gần đây. Đây là một mô hình cửa hàng chuyên cắt tóc, gội đầu, tạo kiểu và chăm sóc sắc đẹp cho đối tượng khách hàng chính là nam giới. Ngoài ra, những barber shop còn cung cấp các sản phẩm và dụng cụ cần thiết cho nam như tông đơ, dao cạo râu, máy sấy tóc, keo xịt tóc, kem dưỡng tóc, kem cạo râu… 

Mở tiệm cắt tóc của riêng bạn là một quyết định lớn và khó khăn nếu chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn đam mê cắt tóc thì kinh nghiệm mở barber shop mà Vua Nệm sẽ chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn thực hiện kế hoạch kinh doanh này thành công.

1. Kinh nghiệm mở barber shop – Phát triển bộ nhận diện thương hiệu

Mỗi tiệm hớt tóc đều có bản sắc riêng. Những thứ tốt nhất cần được thể hiện mạnh mẽ và nhất quán, ví dụ như: thiết kế shop, điểm nhấn không gian, âm thanh, kết cấu và mùi hương của không gian. Tất cả đều kết hợp với nhau để xác định đặc điểm nhận diện của barber shop.

Theo kinh nghiệm mở barber shop, bản sắc thương hiệu độc đáo có thể đáp ứng sở thích của khách hàng mục tiêu. Với những khách hàng yêu thích sự hoài cổ sẵn sàng chi số tiền nhiều hơn một chút để được làm tóc ở một tiệm yêu thích với phong cách vintage. Trong khi những khách hàng thích sự hiện đại lại thích những tiệm cắt tóc sang trọng, thời thượng. Bằng cách thiết kế một trải nghiệm thú vị và quen thuộc, yêu thích cho đối tượng khách hàng mục tiêu, tiệm hớt tóc sẽ tận dụng sở thích của khách hàng để tăng sức hấp dẫn trên thị trường và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

những kinh nghiệm mở barber shop
Tạo bản sắc thương hiệu riêng và nhất quán

Bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp bạn phải độc đáo và nhất quán – bất kể yếu tố gì cũng nên thể hiện rõ nét phong cách của shop. Tốt nhất là nên tạo một phong cách riêng, không nên sao chép đối thủ cạnh tranh của bạn. Nó không giúp ích cho barber shop của bạn mà còn khiến shop trở nên nhàm chán, kém thu hút. Khách hàng sẽ lựa chọn shop cũ quen thuộc với phong cách họ yêu thích hơn là chọn một shop mới giống hệt.

Khi đã xác định nhận diện thương hiệu của mình là gì, hãy tạo nên sự đồng bộ và thống nhất của đặc điểm nhận dạng này trong mọi khía cạnh. Bao gồm từ logo, tên thương hiệu, slogan, những bài đăng, video trên các tài khoản mạng xã hội, quảng cáo, blog của bạn, hình ảnh và đồ họa của trang web đều có những màu sắc của thương hiệu. Thậm chí là đồng phục nhân viên, màu sắc trang trí trong shop đều phải thể hiện đặc điểm nhận dạng của thương hiệu.

2. Cho phép khách hàng chủ động sử dụng dịch vụ

Nhìn chung, các tiệm cắt tóc không phải là những cơ sở kinh doanh hiện đại nhất về công nghệ, nhưng với kinh nghiệm mở barber shop thì một số đang đổi mới để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chủ động lên lịch và sử dụng dịch vụ.

Đối với nhiều barber shop, khi khách hàng có nhu cầu, phương thức đặt trước hoặc gọi trước đôi khi có thể gây ra nhiều vấn đề. Bởi nhiều khách hàng không đặt lịch hẹn vẫn sẽ đến nhiều vào một ngày nào đó mà shop không thể kiểm soát. Như vậy sẽ không công bằng với những người đã xếp lịch hẹn vì họ không được phục vụ nhanh và hoàn hảo nhất.

Vì vậy, một số tiệm cắt tóc đã xây dựng ứng dụng riêng. Khách hàng có thể lên lịch với thợ cắt tóc mà họ muốn hoặc do chủ tiệm sắp xếp. Không để bị trùng lịch và tránh khách phải chờ quá lâu khi đến tiệm.

mở barber shop
Cho phép khách chủ động chọn lịch và thợ cắt tóc theo ý muốn

Nó không chỉ dễ dàng hơn cho barber shop mà còn tốt hơn cho công việc kinh doanh. Việc sắp xếp một cuộc hẹn không bị mất thời gian tính toán, tiện lợi khi có thể đặt lịch mọi lúc, mọi nơi, khách hàng có thể tìm được một lịch phù hợp với lịch trống của mình. Nhân viên tại tiệm cắt tóc cũng không cần phải mất thời gian trả lời điện thoại đặt lịch mà có thể cập nhật qua hệ thống ứng dụng.

Xem xét và loại bỏ các quy trình vận hành không hiệu quả, đồng thời áp dụng phương pháp mới giúp khách chủ động sử dụng dịch vụ theo thời gian mong muốn là một kinh nghiệm mở barber shop đảm bảo mang tới thành công.

3. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng – kinh nghiệm mở barber shop

Mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ đều mong muốn được trở thành “thượng đế”, không chỉ muốn được phục vụ tốt nhất mà còn muốn có được những trải nghiệm thú vị và vui vẻ. Vì vậy, một cuộc trò chuyện với khách hàng hàng đã quyết định tin tưởng giao mái tóc của họ cho mình có thể mang đến sự thoải mái cho khách hàng.

Một số khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại barbershop của bạn nhiều năm và cắt tóc cùng cùng một thợ cắt tóc. Việc phát triển mối quan hệ gắn bó với khách hàng của mình thông qua cuộc trò chuyện ở tiệm cắt tóc sẽ giúp khách hàng có thiện cảm hơn với thợ cắt tóc cũng như tiệm tóc.

Bạn bắt đầu biết thêm về khách hàng và khách hàng cũng biết thêm nhiều  điều về thợ cắt tóc, về tiệm tóc. Điều đó tốt cho kinh doanh của quán nhờ sự trung thành và thân thiết của khách hàng.

mở barber shop cần chuẩn bị gì
Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Kinh nghiệm mở barber shop là khi bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng, điều đó sẽ làm tăng lòng tin và sự tin tưởng. Họ có thể cảm thấy thoải mái khi thực hiện các giao dịch trong hệ thống ứng dụng của barber shop như đăng ký tài khoản, cung cấp thông tin cá nhân, chuyển khoản…

Xây dựng mối quan hệ cũng nâng cao mức độ dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng của mình. Bạn càng hiểu rõ về họ, bạn càng có thể điều chỉnh các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Từ việc cung cấp các sản phẩm đến việc tạo ra những video, nội dung quảng cáo…để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Cuối cùng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng giúp barber shop giữ chân khách hàng. Những đối thủ cạnh tranh của bạn bằng một cách nào đó sẽ thu hút, lôi kéo khách của bạn. Họ có thể chuyển đến một trang web hoặc ứng dụng khác, chọn một cửa hiệu cắt tóc khác nếu không có sự gắn bó. Nhưng một khi khách hàng có mối quan hệ thân thiết với cửa hàng của bạn, biết và tin tưởng shop của bạn, họ sẽ ít có khả năng rời đi hơn.

4. Cung cấp một sản phẩm cao cấp và hoàn thiện dịch vụ

Một sản phẩm, dịch vụ cao cấp là phần quan trọng để tạo doanh thu hiệu quả cho tiệm làm tóc. Một thợ cắt tóc thân thiện, dễ thương trong một bầu không khí ấm cúng, thú vị là cần thiết để thu hút khách hàng, nhưng nó sẽ không thu được lợi nhuận cao đáng kể.

Việc cung cấp một sản phẩm cao cấp trong dịch vụ của tiệm cắt tóc sẽ đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng cao cấp và mang tới lợi nhuận cao hơn cho tiệm tóc. Theo kinh nghiệm mở barber shop, các bạn có thể tung ra các dịch dịch vụ chăm sóc tóc, tạo kiểu tóc nam đặc biệt, các sản phẩm chăm sóc tóc hàng hiệu xịn sò… 

mở barber shop cần chuẩn bị những gì
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ cao cấp cho khách hàng

Sản phẩm tốt, dịch vụ tốt là lý do khiến khách hàng đến với bạn. Khi cung cấp một sản phẩm giúp khách hàng đạt được mục tiêu, mong muốn sẽ tăng sự hài lòng của khách hàng.

Để đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hãy thu thập ý kiến, phản hồi của khách hàng. Thực hiện các cuộc khảo sát, trò chuyện với khách hàng, tìm ra những gì bạn đang làm tốt và những mặt chưa tốt để hoàn thiện.

5. Kinh nghiệm mở barber shop – để lại cho khách hàng cảm giác tuyệt vời khi đến Barber shop

Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng là một kinh nghiệm mở barber shop giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Chẳng hạn như, một khi đã hoàn thành tất cả việc cắt tỉa, cạo râu…thì nên làm thêm một chút là hỏi khách hàng có muốn dùng sản phẩm nào trên tóc không, như tạo kiểu tóc bằng bất gel, pomade, thuốc xịt…

Kết quả của việc này là khách hàng rời khỏi cửa hàng trông đẹp hơn và cảm có tâm trạng tốt hơn. Nó giúp cho khách hàng bắt đầu một ngày của mình với sự tự tin, vui vẻ. Những khuyến mãi nhỏ đi kèm này có thể không phải là điểm thu hút chính, nhưng chúng tạo ra sự hài lòng của khách hàng.

Một kinh nghiệm mở barber shop là tặng những món quà nhỏ đi kèm vào những ngày đặc biệt dành cho khách hàng. Tạo sự bất ngờ với một món quà cho ngày sinh nhật của khách hoặc sinh nhật của tiệm tóc khiến khách hàng cảm thấy tuyệt vời hơn.

kinh nghiệm mở barber shop hay
Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng

Nếu barber shop của bạn làm tốt những điều này sẽ không chỉ giúp giữ chân khách hàng mà còn giúp lôi kéo thêm khách hàng mới. Nhiều khách hàng sẽ trở thành những người ủng hộ shop, sẽ giới thiệu về tiệm tóc của bạn tới những người khác. Bằng cách này, tiệm tóc sẽ mở ra cánh cửa cho nhiều khách hàng mới hơn.

6. Không ngừng quảng cáo barber shop

Tăng cường độ xuất hiện trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông là cách để khách hàng biết đến tiệm cắt tóc của bạn nhiều hơn. Các bạn sẽ cần một chiến dịch để quảng bá cửa hàng cắt tóc của mình, có thể bao gồm cả quảng cáo trả phí. Việc đặt quảng cáo ở đâu phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà bạn đang định vị cho barber shop của mình và nhóm khách hàng mục tiêu của shop là ai.

Ví dụ, bạn đang định vị shop là một cửa hàng hạng sang, cao cấp thì đối tượng khách hàng của bạn là giới doanh nhân, những người giàu, người thuộc giới thượng lưu. Thì quảng cáo của bạn sẽ ở trên những trang báo, tạp chí, trang web mà nhóm khách hàng này theo dõi.

>> Xem thêm: Top 9 tiệm cắt tóc nam đẹp ở Sài Gòn dành cho phái mạnh

Mở barber là mô hình kinh doanh hấp dẫn và nhiều tiềm năng phát triển khi mà nhu cầu làm đẹp của nam giới ngày càng cao hơn. Hãy tham khảo những kinh nghiệm mở barber shop mà Vua Nệm vừa chia sẻ ở trên để giúp việc khởi nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều