Mách mẹ cách chọn cua biển ngon, tươi, không tanh hôi

CẬP NHẬT 29/11/2022 | Bài viết bởi: Dương Dương

Là một loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, cua biển được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt. Bạn đã biết cách chọn cua biển ngon, chắc thịt và không tanh hôi, cùng tham khảo ngay bài viết sau nhé!

1. Cách chọn cua biển ngon

1.1 Cách chọn cua biển ngon qua đặc điểm bên ngoài

cách chọn cua ghẹ biển ngon
Cách chọn cua biển ngon qua đặc điểm bên ngoài
  • Cách chọn cua biển ngon dựa vào phần càng cua: Nếu phần da giữa cùi chỏ (kẹt khuỷu) ở phần càng cua có màu hồng tươi, hồng đỏ thì đây là những con cua nên mua vì chúng có nhiều thịt và ngọt thanh. Bên cạnh đó, nếu phần da chỗ này trông trơn bóng thì chứng tỏ cua ngon, nặng ký, nhiều thịt, ngược lại, nếu bị nhăn thì chứng tỏ cua bị ốm, bị rọng lâu ngày.   
  • Cách chọn cua biển ngon dựa vào phần yếm cua: Phần mai cua cũng là vị trí giúp bạn nhận biết cua tươi ngon hay không. Nếu cua có phần yếm chắc chắc và cứng cáp khi bóp thì cho thấy cua rất chắc thịt. Ngược lại, nếu yếm cua mềm, không chắc thì chúng có ít thịt hơn. 
  • Cách chọn cua biển ngon dựa vào phần mai cua: Bạn dùng tay sờ vào phần mai cua. Nếu phần mai có độ mềm thì chứng tỏ con cua này không ngon, phần gạch cũng không ngon. Bên cạnh đó, bạn nên bóp nhẹ phần đùi của que đầm bơi, nếu cua có cử động đạp nhẹ thì là những con cua tươi thịt, ngon. Còn nếu chúng có vẻ yếu và lịm đi, không cử động nổi thì không nên mua. 

1.2 Cách chọn cua biển ngon theo loại

1.2.1 Cua gạch

Cua gạch là loại cua có giá thành đắt hơn các loại cua khác trên thị trường. Khi chọn mua cua gạch, để chọn được con cua có thịt ngon, nhiều gạch nhất.

cách lựa chọn cua biển ngon
Cua gạch là loại cua có giá thành đắt hơn các loại cua khác

Bạn nên chọn mua những con cái thay vì cua đực. Phân biệt giữa cua gạch cái và cua gạch đực cũng khá dễ dàng. Bạn hãy vào phần yếm dưới bụng cua. Nếu cua có phần yếm hình đa giác, phình to thì đó là cua cái. Trong khi cua đực sẽ có phần yếm hình tam giác.

1.2.2 Cua cái so

Cua cái so là cái tên dùng để chỉ những con cua cái chưa từng trải qua sinh sản và đang trong giai đoạn trưởng thành. Do sản lượng ít nên cua có giá thành cao, khó tìm, khó mua. Thông thường, người ta phải nuôi hoặc canh đúng thời điểm để bắt đúng cua cái đang trong giai đoạn trưởng thành. Theo kinh nghiệm chị em nội trợ chia sẻ, những con cua như vậy sẽ có phần thịt thơm ngon, chất lượng và thịt rất chắc.

1.2.3 Cua y

Cua y có giá thành tầm trung bình và dễ tìm, dễ mua nên được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng cho các bữa ăn gia đình. Loại cua này có lượng gạch và thịt không nhiều như 2 loại phía trên.

cách chọn cua biển ngon nhiều thịt
Cua y có giá thành tầm trung bình và dễ tìm, dễ mua

1.3 Cách chọn cua biển ngon đúng thời điểm

Theo kinh nghiệm chia sẻ, để mua được cua tươi ngon, nhiều thịt, gạch thì bạn nên mua cua vào mùa nước nổi, đó là những ngày đầu tháng, cuối tháng hoặc những đêm tối trời không trăng. Còn vào những ngày giữa tháng thì cua đang trong thời điểm chuẩn bị hoặc đang thay vỏ nên cua thường ốm, ít thịt. 

1.4 Cách chọn cua biển ngon ở những nơi uy tín

Cua mua ở những cửa hàng uy tín thường có xác suất tươi ngon cao hơn so với các địa điểm như chợ cóc, chợ trời. Nguyên nhân là các hệ thống cửa hàng này thường có 1 quy chuẩn chung cho hàng hóa khi nhập vào cửa hàng cũng như hệ thống kiểm soát chất lượng, hạn sử dụng,…

Chính vì thế bạn có thể an tâm sẽ mua được cua tươi ngon, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, khi mua cua ở chợ, hãy chọn những gian hàng thân quen và lựa chọn kỹ càng để tránh rơi vào tình trạng mua phải cua “3 nghìn xôi 7 nghìn lá”. 

cách chọn cua biển ngon nhất
Khi mua cua ở chợ, hãy chọn những gian hàng thân quen

2. Cách sơ chế cua sạch, đúng cách

Khi đã mua được cua ngon theo mẹo Vua Nệm mách phía trên, điều tiếp theo bạn cần lưu ý chính là cách chế biến đúng để đảm bảo các bữa cơm nhà từ nguyên liệu cua luôn thật thơm ngon, tươi mát: 

  • Cua mới mua về không cho vào trong nước ngay vì như vậy, chúng sẽ rất dễ chết do “sốc nhiệt”. Nếu để cua chết, bạn hãy nhanh chóng bắt tay vào chế biến luôn. Nếu càng để lâu thì phần thịt cua, gạch sẽ không còn tươi ngon, ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
  • Cua mới mua từ nơi bán về nhà nên được đặt ở nơi thoáng mát, phẩy thêm 1 chút nước lên thân cua để cua không bị “chết khô” nhé!
  • Cua biển sau khi mua về không cắt bỏ dây cua khi chúng còn sống vì cua biển có kich thước lớn, khá hung hăng nên việc gỡ bỏ dây khi chúng còn “khỏe” sẽ khiến bạn khó thao tác và rất dễ bị chúng tấn công, gây thương tích. 
  • Tốt hơn hết, khi sơ chế cua biển, bạn nên dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cua trước để hủy tủy. Khi này, cua sẽ không còn cử động được nên việc tháo bỏ phần dây dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể cho cua (khi còn buộc dây) vào nước đá. 

Để cua sơ chế đúng cách và thơm ngon khi chế biến, bạn thực hiện theo các bước sau: 

Cách chế biến cua đúng
Cách chế biến cua đúng

Bước 1: Giữ nguyên phần dây buộc cua và dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cho đến khi cua chết hẳn thì mới gỡ dây. 

Bước 2: Tháo bỏ phần dây buộc cua. Ở bước này bạn nên cẩn thận vì nếu không, rất dễ làm gãy càng và chân. Bạn nên vệ sinh cua dưới vòi chảy mạnh để rửa trôi bùn đất. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm 1 chiếc bàn chải đánh răng để chà kỹ từng ngóc ngách. 

Bước 3: Tách rời phần mai và thịt cua, sau đó bỏ đi phần lông tơ và phần phổi bên trong. Lấy phần gạch cua ra khỏi thân cua, có thể tách đôi hoặc giữ nguyên phần thân cua tùy mục đích sử dụng. 

3. Cách bảo quản cua biển

3.1 Cách bảo quản cua biển tươi

Để cua biển luôn tươi, ngon, bạn có thể tham khảo 2 cách sau: 

Cách 1: Dùng hộp đựng thực phẩm hoặc khay đá, khay nhựa để cua vào trong họp, sau đó đậy nắp và trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Phương pháp này phù hợp với cua chế biến trong ngày, giúp giữ nguyễn hương vị của cua. 

Cách bảo quản cua biển tươi
Cách bảo quản cua biển tươi

Cách 2: Để cua vào túi nylon hoặc túi zip rồi hút chân không và cất vào ngăn mắt tủ lạnh. Phương pháp này giúp bạn có thể bảo quản được cua từ 2-3 ngày và hạn chế được tình trạng mất nước của cua. 

Tuy vậy, cách này chỉ phù hợp với cua vừa ngộp hoặc cua lột. Nếu bạn mua cua tươi, thì hãy chế biến cua ngay khi có thể để có được hương vị thơm ngon nhất nhé!

3.2 Cách bảo quản cua biển đã chín

Nếu chưa ăn hết phần cua chế biến, bạn có thể bảo quản chúng bằng cách sau: 

Đầu tiên, bạn cần để nguyên phần cua, hạn chế bóc/tách thành các phần riêng lẻ. Điều này sẽ khiến thịt cua bị khô và không giữ được hương vị thơm ngon như lần đầu. 

Phần cua dùng còn dư bỏ vô hộp thực phẩm hoặc túi nylon, sau đó hút chân không và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi có nhu cầu sử dụng thì bạn rã đông hoặc cho vào lò vi sóng trong khoảng 2-3 phút. 

Tốt hơn hết, bạn nên ăn hết phần cua đã nấu trong 1 lần. Vì với phương pháp bảo quản nào thì chất lượng thịt cua đều không thể thơm và bổ dưỡng như ban đầu. Hơn nữa, một số vi khuẩn có thể xâm nhập trong quá trình bảo quản không tốt cho sức khỏe.  

lưu ý khi ăn cua
Ăn hết phần cua đã nấu trong 1 lần là cách bảo quản tốt nhất

4. Lưu ý khi ăn cua biển và cách bảo quản cua biển

Một số lưu ý khi ăn cua biển là: 

  • Cua là món ăn có tính hàn, nên mỗi lần ăn, bạn nên giới hạn trong số lượng 1-2 là đủ. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… 
  • Sau khi ăn cua, không nên uống trà vì nước trà sẽ làm loãng lượng axit trong dạ dày, gây đau bụng. 
  • Người cảm sốt, hệ tiêu hóa yếu, mắc các bệnh dạ dày như viêm loét, tiêu chảy,… không nên ăn cua.
  • Người tiểu đường hoặc đang mắc các vấn đề về tim mạch, huyết áp cũng không nên ăn cua. 
  • Người có tiền sử dị ứng hải sản hoặc có cơ địa mẫn cảm cũng không nên ăn cua. 

XEM THÊM:

Trên đây là các thông tin về cách chọn cua biển ngon mà Vua Nệm muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn áp dụng thành công, mua 10 trúng 10 nhé!

Đánh giá post