Thuỷ triều là một hiện tượng thiên nhiên khá quen thuộc đối với dân cư ở các vùng sông nước và biển cả. Song đối với một số người thì đây là hiện tượng khá kỳ lạ. Vậy thuỷ triều là gì, và thuỷ triều sẽ lên xuống vào thời gian nào trong một ngày? Thuỷ triều gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Đừng vội lướt qua mà hãy theo dõi tiếp bài viết này của Vua Nệm!
Nội Dung Chính
- 1. Thủy triều là gì?
- 2. Đặc điểm của thuỷ triều như thế nào?
- 3. Nguyên nhân hình thành thuỷ triều?
- 4. Thuỷ triều mạnh nhất khi nào?
- 5. Thuỷ Triều sẽ lên xuống vào thời điểm nào trong ngày?
- 6. Hiện tượng thuỷ triều đen và thuỷ triều đỏ là gì?
- 7. Ảnh hưởng của thuỷ triều đến cuộc sống con người
- 8. Lợi ích của việc theo dõi thuỷ triều
1. Thủy triều là gì?
Bên cạnh hiện tượng tự nhiên như động đất, núi lửa hay sóng thần… thì thuỷ triều cũng là một vấn đề rất được quan tâm. Vậy thuỷ triều là gì? Đây là hiện tượng tự nhiên nhằm nói về mực nước của sông, biển dâng lên và hạ xuống vào một chu kỳ thời gian cố định theo sự biến đổi của thiên văn.
2. Đặc điểm của thuỷ triều như thế nào?
Thuỷ triều được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn có cách đặc tên khác nhau, đó là:
- Khi mức nước biển dâng nhanh trong vài giờ, khiến vùng gian triều bị ngập gọi là triều lưu hay ngập triều. Ở một số địa phương sẽ gọi đây là con nước lớn.
- Khi mực nước biển hạ thấp nhanh trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều nên được gọi là triều rút hoặc con nước ròng.
- Ở thời điểm nước dâng lên điểm cao nhất được đặt tên là triều cao hoặc triều cường. Trong khi mực nước hạ xuống ở mức thấp nhất được gọi là triều thấp.
3. Nguyên nhân hình thành thuỷ triều?
Tại tâm của Trái Đất, lực ly tâm cùng lực hút đến từ Mặt Trăng bù vào nhau, tuy nhiên nó không diễn ra ở một thời điểm mà hai lực này sẽ thay đổi theo chiều ngược nhau. Lúc này, một điểm càng xa tâm của Trái Đất và Mặt Trăng thì lực ly tâm của nó phải chịu càng lớn và ngược lại, sức hút từ Mặt trăng cũng được giảm dần theo khoảng cách. Bởi vì không bù cho nhau nên trên bề mặt của Trái Đất cùng sự chênh lệch của hai loại lực này đã tạo ra thuỷ triều.
Nói một cách đơn giản, hiện tượng thuỷ triều được lý giải do lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất và lực ly tâm gây ra. Theo đó, thuỷ quyển có hình cầu dẹt nhưng khi bị kéo cao lên ở hai miền tạo nên hình elip.
Trong đó, một đỉnh của elip sẽ nằm trực diện với mặt trăng nên gọi là miền nước lớn thứ nhất do lực hấp dẫn tạo nên. Ở miền nước thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất đi qua tâm Trái Đất do lực li tâm tạo ra.
4. Thuỷ triều mạnh nhất khi nào?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi thuỷ triều như sự tự quay quanh trục của Trái Đất, hay khoảng cách giữa Mặt Trăng và Mặt Trời so với Trái Đất và đường xích đạo cũng độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo.
Tại thời điểm Mặt Trăng nằm thẳng hàng cùng với Mặt Trời và Trái Đất, thuỷ triều có những hiệu ứng riêng của nó, cụ thể vào lúc trăng non và trăng tròn thì thuỷ triều là mạnh nhất. Sẽ có một chút độ lệch nhưng có thể tính ngày mùng 1 âm lịch là ngày Trăng Non và ngày 15 âm lịch là ngày Trăng Tròn.
5. Thuỷ Triều sẽ lên xuống vào thời điểm nào trong ngày?
Thuỷ triều sẽ được phân làm hai dạng phổ biến là bán nhật triều và dạng thứ hai là nhật triều:
Bán nhật triều là hiện tượng chỉ mức nước dâng cao đến 2 lần trong một ngày và có các đỉnh triều không bằng nhau, bao gồm cả mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp. Dạng này chỉ xảy ra ở khu vực xích đạo. Theo đó hằng ngày sẽ có hai lần thuỷ triều lên và hai lần thuỷ triều xuống. Thời gian của 2 lần thủy triều lên xuống cách nhau khoảng 12 giờ 25 phút.
Nhật triều cũng chính là dạng tương tự bán nhật triều nhưng sẽ gồm nước ròng cao và nước ròng thấp. Mỗi ngày sẽ chỉ có 1 lần triều lên và triều xuống đối với nhật triều, thời gian triều lên xuống mỗi ngày cách nhau trong khoảng 1 giờ. Chẳng hạn như khi thuỷ triều xuống lúc 10 giờ sáng thì đến ngày mai thuỷ triều sẽ xuống vào lúc 11 giờ sáng, điều này cũng tương tự như khi thuỷ triều lên.
6. Hiện tượng thuỷ triều đen và thuỷ triều đỏ là gì?
Bên cạnh thuỷ triều là gì, hãy tìm hiểu thêm về thuỷ triều đen và thủy triều đỏ. Theo đó, cả hai hiện tượng này đều là những sự bất thường, gây ảnh hưởng tới môi trường sinh vật biển cả. Tuy nhiên chúng lại chẳng hề liên quan đến mực nước lên xuống của biển và đại dương.
Thuỷ triều đen dùng để chỉ thảm họa dầu tràn ở trên biển trong khi đó thuỷ triều đỏ là thuật ngữ đề cập đến một loại tảo tên là Karenia brevis.
7. Ảnh hưởng của thuỷ triều đến cuộc sống con người
Chắc hẳn bạn vẫn chưa thể quên sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc khi cha ông ta đã nắm bắt dòng nước thuỷ triều, cắm cọc để đánh đuổi quân Nam Hán ở trên sông Bạch Đằng.
Thuỷ triều là hiện tượng tự nhiên có tính lặp đi lặp lại nên có lợi cho người dân ở vùng sông nước, ven biển. Nhờ vào đó mà các công việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản và trồng trọt cũng trở nên dễ dàng hơn.
Khi thuỷ triều đi qua những vùng đất này trở nên màu mỡ và phi nhiêu rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, người dân có thể tận dụng cho việc tưới tiêu. Ngư dân cũng thuận lợi hơn trong việc đánh bắt hải sản, bởi thuỷ triều sẽ mang đến nguồn thuỷ hải sản phong phú từ biển cả vào đất liền.
Về địa hình, nhờ vào việc lên xuống từ dòng chảy của thuỷ triều hình thành dạng địa hình xâm thực, tạo địa hình độc đáo để phát triển du lịch, hấp dẫn du khách.
Dù vậy, thuỷ triều cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ven biển như xảy ra thiên tai lũ lụt, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến mùa màng và đánh bắt thuỷ hải sản.
>>> Đọc thêm: Tìm hiểu ngập úng và biện pháp phòng chống ngập úng hiện nay
Do đó việc chung sống với hiện tượng thiên nhiên này bao giờ cũng sẽ có hai mặt và chúng ta cần tận dụng các mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng thuỷ triều bằng nhiều cách khác nhau.
8. Lợi ích của việc theo dõi thuỷ triều
Đầu tiên, xác định được chu kỳ thuỷ triều sẽ giúp điều hướng ngành giao thông và vận tải hàng hải.
Hai là, kết hợp khả năng dự báo của thuỷ triều cùng sự chuyển động nhanh của dòng nước cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú cho dân cư sinh sống ở ven biển hay nhà máy của thuỷ điện.
Ba là, thuỷ triều cũng ảnh hưởng đến sinh thái ven biển, cung cấp thức ăn cho môi trường sống và các sinh vật ven biển, từ đó đưa ra cảnh báo cùng bảo tồn các hệ sinh thái ven biển.
Trên đây là thông tin về thuỷ triều là gì, hy vọng rằng sẽ giúp độc giả thu thập được kiến thức hữu ích nhất. Sẽ thật tuyệt vời hơn khi bạn chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn bè.