Tiết lộ tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả

CẬP NHẬT 03/11/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Đau đầu là một trong những vấn đề bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, những cơn đau đầu thường ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vậy đâu là tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả nhất? Cần làm gì khi bị đau đầu? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Đau đầu là triệu chứng của bệnh gì?

Theo nguyên cứu khoa học, có đến 70 nhóm nguyên nhân khác nhau gây đau đầu. Trong đó, hơn 80% trường hợp đau đầu là lành tính. Tuy nhiên, chứng đau đầu kéo dài có thể là tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Người thường xuyên bị đau đầu có thể đang mắc phải các chứng bệnh sau đây:

  • Viêm xoang
  • Đau nửa đầu Migraine
  • Tăng nhãn áp
  • Thiếu máu nặng
  • Các bệnh mạn tính khác
  • Khối u não
  • Nhiễm trùng não – màng não
  • Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
  • Di chứng của chấn thương hoặc tai nạn
Đau đầu có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề về sức khỏe
Đau đầu có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề về sức khỏe

Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, một vài vấn đề dưới đây cũng có thể là lý do khiến bạn đau đầu thường xuyên:

  • Thường xuyên suy nghĩ và lo âu về nhiều vấn đề trong cuộc sống
  • Tình trạng stress, căng thẳng kéo dài do áp lực công việc, cuộc sống hoặc vấn đề tâm lý
  • Rối loạn giờ giấc và thói quen sinh hoạt (Tình trạng gặp phải ở những người hay thức khuya hoặc thường xuyên di chuyển giữa các múi giờ khác nhau)
  • Cơ thể bị mất nước dẫn đến thiếu máu và oxy lên não
  • Hormone có sự thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh
  • Lạm dụng cà phê, chất kích thích liên tục

2. Gợi ý tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả

Đau đầu có thể không gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đau đầu kéo dài sẽ gây ra không ít phiền toái như khó ngủ, suy giảm tinh thần, thể trạng… Cơn đau đầu có thể được giải quyết tạm thời bằng việc uống thuốc giảm đau đầu. Tuy nhiên, bạn không thể phụ thuộc hoàn toàn vào công dụng của thuốc. Thay vào đó, hãy thử rèn luyện cơ thể bằng cách áp dụng các tư thế nằm giảm đau đầu. 

Các chuyên gia gợi ý tư thế ngủ phù hợp nhất khi bị đau đầu chính là nằm ngửa, để hai tay thẳng ở hai bên. Khi đó, đầu, cổ và cột sống của bạn được giữ thẳng hàng, tạo nên tư thế tốt nhất để thư giãn vùng đầu và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. 

Tư thế nằm thẳng giảm đau đầu hiệu quả
Tư thế nằm thẳng giảm đau đầu hiệu quả

Mặt khác, gối ngủ cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau đầu của bạn. Một số người gặp phải vấn đề đau đầu do nằm gối quá cứng hoặc không phù hợp. Về lâu dài, tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn và chỉ được giải quyết khi bạn thay đổi gối nằm phù hợp. 

Hãy chọn gối ngủ có độ cao tương thích với đường cong ở vùng cổ của bạn. Cách làm này sẽ giúp nâng đỡ vùng đầu và cổ một cách tự nhiên nhất, hỗ trợ làm giảm áp lực lên vùng đầu hiệu quả hơn. Từ đó, cơn đau đầu của bạn sẽ được giảm nhẹ. 

Gối ngủ có thể là lý do khiến bạn bị đau đầu
Gối ngủ có thể là lý do khiến bạn bị đau đầu

Ngoài ra, bạn nên thử các tư thế nằm giảm đau đầu trên một chiếc nệm ngủ thoải mái và tạo môi trường nghỉ ngơi phù hợp. Theo đó, nệm ngủ có khả năng nâng đỡ tốt sẽ góp phần làm giảm áp lực lên những vùng như cổ, vai, gáy, cột sống và giúp máu lưu thông lên não dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một căn phòng có nhiệt độ vừa ấm, đủ tối cũng giúp bạn dễ dàng thư giãn và quên đi cơn đau đầu đang gặp phải.

3. Làm gì khi bị đau đầu?

Tình trạng đau đầu thông thường có thể được giải quyết bằng cách sử dụng thuốc giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, việc đau đầu kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời nếu cơn đau đầu diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của bạn. 

Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra cơ thể để xác định nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu. Từ đó, bạn sẽ được kê thuốc theo đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm cơn đau đầu. 

Bạn nên lưu ý không lạm dụng thuốc giảm đau khi bị đau đầu kéo dài và lặp lại nhiều lần. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng tạm thời mà không hoàn toàn loại bỏ được nguyên gây thực sự. 

Việc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau còn có thể khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn, cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Do đó, hãy dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học hơn để tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Cơn đau đầu kinh niên cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Cơn đau đầu kinh niên cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Với những trường hợp bị đau đầu nhẹ và không xuất phát từ vấn đề bệnh lý, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp hỗ trợ làm giảm đau đầu như sau:

  • Nghỉ ngơi và hạn chế làm việc quá sức vì hệ thần kinh có cơ chế phục hồi khỏi cơn đau sau giấc ngủ dài
  • Kiểm soát căng thẳng, giữ cho tình thần lạc quan và thư giãn
  • Sử dụng một số thực phẩm có khả năng giảm đau tự nhiên như trà nóng, nước gừng ấm, nước cam, anh đào…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng thiếu nước dẫn đến đau đầu
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là rau xanh
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để rèn luyện cơ thể và sức đề kháng
  • Che chắn cơ thể khi đi ra ngoài trời nắng
  • Giảm tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Dưa hấu có 92% thành phần là nước. Ăn dưa hấu được xem là liều thuốc giảm đau tự nhiên vô cùng hiệu quả. 
  • Thử chườm đá ở thái dương để giảm sưng tấy màng não, giúp làm giảm cảm giác đau nhói
  • Xoa bóp, bấm huyệt vùng bị đau đầu cũng giúp giảm đau hiệu quả. Nếu đau nửa đầu, bạn nên massage vùng thái dương với dầu nóng. Còn đau đỉnh đầu sẽ được cải thiện nếu bấm 2 huyệt “toàn trúc” ở hai đầu chân mày hoặc huyệt “ấn đường” ở giữa chân mày.

4. Các tư thế yoga giảm đau đầu nhanh chóng

Yoga được xem là một trong những môn thể thao có khả năng hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả cũng như tác động tích cực đến cơ thể của bạn. Dưới đây là một vài tư thế yoga sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu thường xuyên gặp phải: 

4.1 Tư thế nằm im

  • Bước 1: Nằm ngửa thoải mái trên thảm, hai chân dang rộng bằng vai và hai tay đặt song song với cơ thể.
  • Bước 2: Nhắm mắt thư giãn và tập trung thở đều, cảm nhận từng nhịp thở của cơ thể.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế nằm im trong 4 – 5 phút.
  • Bước 4: Ngồi dậy từ từ, chậm rãi lắc nhẹ các ngón tay, ngón chân và thực hiện một vài động tác kéo giãn người. 
Tư thế yoga nằm im (xác chết)
Tư thế yoga nằm im (xác chết)

4.2 Tư thế cây cầu

  • Bước 1: Nằm ngửa thẳng người trên thảm, từ từ gập gối lại và đặt tay song song với cơ thể.
  • Bước 2: Thở ra và từ từ nâng hông lên khỏi mặt đất. Khi đó, đầu gối và bàn chân sẽ tạo thành một đường thẳng vuông góc với sàn. 
  • Bước 3: Hít thở đều, chậm rãi và giữ tư thế này khoảng 1 phút.
Tư thế yoga cây cầu
Tư thế yoga cây cầu

4.3 Tư thế hoa sen

  • Bước 1: Ngồi trên thảm và duỗi thẳng hai chân. 
  • Bước 2: Nhẹ nhàng uốn cong đầu gối và từ từ đưa cẳng chân vào trong.
  • Bước 3: Đặt chân trái lên đùi phải và chân phải lên đùi trái. Sau đó, đặt hai tay trên hai bên đầu gối.
  • Bước 4: Thư giãn và tập trung vào hơi thở. Giữ cơ thể ở tư thế này trong 10 phút. 
Tư thế yoga hoa sen
Tư thế yoga hoa sen

4.4 Tư thế nửa con cá

  • Bước 1: Ngồi trên sàn thảm với tư thế hai chân duỗi thẳng trước mặt. 
  • Bước 2: Uốn cong chân và giữ gót chân trái bên cạnh hông phải.
  • Bước 3: Đặt chân phải về dưới dưới đầu gối trái. 
  • Bước 4: Giữ tay trái trên đầu gối trái và tay phải ở phía sau. 
  • Bước 5: Xoay nhẹ eo, cổ và vai về phía sau. Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 60 giây. 
Tư thế yoga nửa con cá
Tư thế yoga nửa con cá

4.5 Tư thế gác chân lên tường

  • Bước 1: Nằm trên sàn gần tường, cố gắng để mông áp sát từ từ vào tường và hướng đầu ra ngoài.
  • Bước 2: Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho hai chân áp chặt vào tường và vuông góc với mặt đất.
  • Bước 3: Đặt hai tay lên bụng.
  • Bước 4: Nhắm mắt lại và tập trung hít thở đều. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 – 10 phút.
Tư thế yoga gác chân lên tường
Tư thế yoga gác chân lên tường

Đọc thêm: 7 nguyên nhân ngủ dậy đau đầu và cách chữa trị hiệu quả tại nhà

Trên đây là bài viết gợi ý các tư thế nằm giảm đau đầu và một số biện pháp bổ trợ giúp bản cải thiện tình trạng đau đầu đang gặp phải. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, thói quen sinh hoạt và ăn uống cũng là một trong những vấn đề cần được chú trọng. Hy vọng những lời khuyên do Vua Nệm tổng hợp có thể giúp bạn nhanh chóng “tạm biệt” những cơn nhức đầu khó chịu.

Tham khảo: 

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/thuong-xuyen-dau-dau-canh-bao-benh-gi/Thường xuyên đau đầu cảnh báo bệnh gì? | Vinmec

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.