Mở cửa hàng tạp hóa là một trong những mô hình kinh doanh tương đối phổ biến hiện nay. Đây là một hình thức kinh doanh an toàn, dễ thực hiện, phù hợp phát triển ở cả nông thôn lẫn thành phố. Dưới đây Vua Nệm sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa giúp cửa hàng luôn đông khách mỗi ngày.
Nội Dung Chính
1. Số vốn cần có để mở cửa hàng tạp hóa
Không thể biết chính xác số vốn cần có để mở cửa hàng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mặt bằng, khu vực mở tiệm (thành phố/ nông thôn), khả năng tài chính, đối tượng khách hàng… Thông thường, mở một cửa hàng với diện tích từ 30 – 50m vuông sẽ cần tối thiểu 200 triệu để setup và vận hành.
Một số chi phí cơ bản có thể được ước tính như sau:
- Thuê mặt bằng: Giá thuê dao động từ 5 – 15 triệu/tháng, nếu gần chung cư hoặc mặt đường lớn có thể lên tới 20 – 30 triệu/ tháng.
- Đầu tư nguồn hàng: Tùy vào loại hàng hóa là bình dân hay cao cấp mà số tiền này có sự chênh lệch, khoảng 100 – 250 triệu.
- Trang thiết bị: Tiền mua trang thiết bị cho cửa hàng rơi vào khoảng 60 – 80 triệu, gồm phần mềm bán hàng, máy POS, hệ thống chiếu sáng, giá kệ, tủ đông…
- Tiền thuê nhân viên: Một cửa hàng tạp hóa nhỏ cần 1 – 2 nhân viên. Mức lương trung bình bạn phải chi trả vào khoảng 5 – 7 triệu/người/tháng.
- Chi phí khác: Cần thêm khoảng 20 – 30 triệu cho các hoạt động như tổ chức khai trương cửa hàng, quảng cáo…
2. Quy trình mở cửa hàng tạp hóa
2.1. Chọn vị trí mở cửa hàng
Cửa hàng tạp hóa chủ yếu bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh hàng ngày, vì thế nên chọn mặt bằng, vị trí ở những nơi đông dân cư, gần khu công nghiệp, dưới các tòa chung cư… Không nên chọn mở cửa hàng ở nơi đã có nhiều cửa hàng tạp hóa khác, bạn rất khó có thể cạnh tranh lại.
2.2 Dự tính chi phí mở cửa hàng tạp hoá
Việc mở cửa hàng tạp hóa sẽ tốn của bạn không ít tiền đầu tư. Rất nhiều việc phải cần đến tiền như tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, tiền thuê nhân viên… như chúng tôi đã trình bày ở trên. Do đó phải khảo sát và tính toán kỹ càng, nếu không đủ khả năng tài chính thì nên hoãn lại hoặc tìm kiếm phương án khác.
2.3 Chọn nguồn hàng
Sau khi đã có mặt bằng và chi phí mở cửa hàng, bạn phải tính đến việc nhập nguồn hàng. Hàng hóa cần phải đảm bảo chất lượng đi kèm mức giá hợp lý, rẻ thì mới có lãi. Bạn có thể nhập hàng từ đơn vị sản xuất để được các ưu đãi về giá, các chương trình khuyến mại. Hoặc cùng có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối, siêu thị, nhập thêm hàng xách tay…
2.4 Các loại giấy tờ cần có
Để mở một cửa hàng tạp hóa bạn phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ, pháp lý để tránh các rủi ro, tranh chấp về sau. Các loại giấy tờ cần thiết là:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao CMND hoặc Căn cước công dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
- Hợp đồng thuê mặt bằng (địa điểm sản xuất kinh doanh) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.5 Mua sắm dụng cụ, trang thiết cho cửa hàng
Tiếp đến là mua sắm trang thiết bị, dụng cụ cho cửa hàng. Có khá nhiều thứ sẽ phải mua sắm, bạn nên liệt kê ra để không bị bỏ sót. Một cửa hàng tạp hóa nhỏ cần có những thứ cơ bản như:
- Phần mềm bán hàng, máy POS
- Tủ kệ trưng bày hàng hóa
- Tủ lạnh, tủ đông
- Quầy thu ngân
- Camera giám sát
- Khay, rổ đựng hàng, giỏ xách
- Quầy thu ngân
- Máy lạnh, quạt
- Hệ thống chiếu sáng
- … Và nhiều những thứ khác
Cùng với đó bạn cũng phải thiết kế không gian cửa hàng sao cho hợp lý, tối ưu diện tích mà không chật chội. Nên đi theo lối tối giản mà vẫn logic, chẳng hạn các kệ hàng sẽ được bố trí dọc cửa hàng, quầy thu ngân đặt phía trên gần cửa ra vào để dễ dàng thanh toán và quan sát tổng quan cửa hàng.
2.6 Nhập hàng và trưng bày hàng hóa
Sau khi đã chọn nguồn hàng, bạn cần nhập về để bày bán. Cửa hàng tạp hóa nên có sự đa dạng về hàng hóa để đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng. Cần biết rõ đặc điểm, thị hiếu của khách hàng để lên danh sách mặt hàng sẽ nhập về. Hàng nhập về phải có đầy đủ giấy chứng nhận kèm hóa đơn chứng từ.
3. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cần phải biết
3.1. Nghiên cứu thị trường
Như đã nói, để mở một cửa hàng tạp hóa tốn không ít chi phí. Vì vậy phải có sự nghiên cứu thị trường trước khi đi đến quyết định tiến hành. Bạn cần phải làm rõ:
- Thị hiếu, nhu cầu của khách hàng
- Mức thu nhập và khả năng mua sắm của người tiêu dùng
- Mặt hàng, sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay
- Đối thủ của bạn bán gì? giá bao nhiêu? khả năng cạnh tranh của bạn thế nào?
Dựa vào những nghiên cứu kể trên để lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, phát huy các thế mạnh của cửa hàng mình.
3.2 Dự tính rủi ro
Một kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công đó chính là phải tính đến những rủi ro có thể xảy đến. Một số vấn đề điển hình mà một tiệm tạp hóa thường phải đối mặt như: thất thoát hàng hóa, hàng giả hàng nhái, bán ế, thu hồi vốn chậm, cháy nổ, trộm cắp…
Chính vì vậy, đừng ôm quá nhiều hàng, thay vào đó chỉ nhập về số lượng vừa phải, nếu thấy khách có nhu cầu mua cao thì hẵng nhập thêm về. Khi được tiếp thị các công ty chào mời sản phẩm, bạn nên kiểm tra thông tin, sản phẩm cẩn thận trước khi quyết định có nhập hàng hay không. Đồng thời yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho đơn hàng đó để hạn chế tối đa việc bị lừa đảo.
3.3 Sắp xếp hàng hóa một cách thông minh
Bạn có biết việc sắp xếp hàng hóa thông minh là một trong những cách giúp cửa hàng bán được nhiều sản phẩm hơn không? Đây là một chi tiết nhỏ nhưng có thể giúp cửa hàng của bạn bán thêm được nhiều sản phẩm và gia tăng doanh số. Hãy bố trí hàng hóa như sau:
- Đối với những sản phẩm nhiều người mua, bán chạy của cửa hàng hãy đặt ở nơi dễ trông thấy nhất, ngang tầm mắt khách hàng.
- Phân chia hàng hóa theo từng quầy riêng biệt gồm quầy gia vị, quầy bánh kẹo, quầy mẹ và bé… Việc này nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm cần mua, đồng thời nhân viên cũng dễ dàng quản lý từng hơn, tránh để hàng hóa chồng chéo, lẫn vào nhau.
- Đối với đồ ăn nhanh như bánh mì, bánh ngọt, nước giải khát… nên đặt gần với quầy thu ngân.
- Các sản phẩm như bột giặt, nước xả vải, lau sàn… thường có trọng lượng nặng và chiếm diện tích lớn nên đặt ở phía dưới kệ.
- Mỗi sản phẩm cần có biển tên, giá bán ngay phía dưới để khách hàng thuận tiện trong việc theo dõi.
3.4 Quảng bá, tiếp thị cho cửa hàng
Nếu chỉ phụ thuộc vào lượng khách hàng lân cận xung quanh thì bạn sẽ không bán được quá nhiều hàng. Chính vì vậy, kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa là cần phải đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị cửa hàng trên nhiều kênh khác nhau.
Bạn có thể lập website và fanpage cho cửa hàng, không chỉ để khách tiện theo dõi các thông tin chương trình ưu đãi, khuyến mãi, mà có thể bán hàng trực tiếp trên các kênh online này. Bạn có thể ghi nhận đơn hàng (gồm thông tin khách hàng, địa chỉ, sản phẩm cần mua…) và gửi đến cho khách.
Song song với cửa hàng truyền thống, bạn có thể tạo thêm gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Đây là kênh bán hàng rất phổ biến hiện nay, vừa cho phép bạn tiếp cận nhiều khách hàng, vừa không phải chi phí mặt bằng.
Trước ngày khai trương, bạn cần đẩy mạnh thông báo đến bạn bè, người thân để họ biết và đến chung vui, mua sắm. Có thể nhờ bạn bè chia sẻ thông tin để cửa hàng của bạn được nhiều người biết đến hơn nữa.
Làm biển cửa hàng thật ấn tượng và nổi bật. Điều này giúp khách đi đường dễ dàng trông thấy từ xa, thu hút họ dừng lại và mua hàng khi có nhu cầu.
Trên đây là quy trình và kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mà Vua Nệm giới thiệu đến các bạn. Thời gian đầu kinh doanh có thể chưa đạt được lợi nhuận như mong muốn, tuy nhiên, càng về sau cửa hàng của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn, đông khách hơn. Vua Nệm gửi lời chúc làm ăn phát đạt đến bạn!