Làm con vật bằng đất nặn là một trong những phương pháp tốt để khiến tuổi thơ của con trở nên nhiều màu sắc hơn. Thay vì sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử, trẻ có thể tự do sáng tạo, nặn các con vật có hình thù đáng yêu mà mình yêu thích. Vì vậy, bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ gợi ý cho bạn Top 10 mẫu làm con vật bằng đất nặn ngộ nghĩnh, sinh động.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Những lợi ích khi làm con vật bằng đất nặn
Không chỉ đơn giản là một trò chơi giải trí, làm con vật bằng đất nặn còn là cách để bé khám phá bản thân và rèn luyện các đức tính tốt. Đây cũng là điều kiện để ba mẹ có thể gần gũi và hiểu con mình hơn.
1.1. Nâng cao sự khéo léo của con trẻ
Lợi ích đầu tiên khi làm con vật bằng đất nặn đó là rèn luyện sự khéo léo và cẩn thận cho các bé. Khi các bé tạo hình con vật bằng đất nặn, cơ tay sẽ hoạt động linh hoạt hơn, bé cũng dần dần hiểu được và điều khiển bàn tay dẻo dai hơn.
Bên cạnh đó, để tạo hình được con vật mình yêu thích, bé sẽ phải nặn và lắp ghép các bộ phận của con vật đó với nhau. Điều này sẽ giúp bé rèn luyện sự tỉ mỉ, chi tiết. Đặc biệt, đây cũng là phương pháp tốt để giúp bé có đôi bàn tay dẻo dai, cầm nắm mọi thứ chắc chắn hơn trước khi bước vào quá trình tập viết.
1.2. Khơi dậy sự sáng tạo, tìm tòi
Điều thích thú nhất khi các bé làm con vật bằng đất nặn đó là trẻ sẽ được tự do sáng tạo, kết hợp màu sắc mà mình yêu thích. Chỉ từ khối đất nặn hình vuông, bé có thể suy nghĩ và tìm tòi ra được nhiều vật thể, sản phẩm giống với con vật bé mong muốn nhất.
Đây chính là thời điểm tốt để các bé khơi gợi sự sáng tạo và bắt đầu tập luyện khả năng ghi nhớ, nhận biết các con vật.
1.3. Giúp trẻ thư giãn, giải trí
Lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất của hình thức này đó là bé sẽ được thư giãn, giải trí và là hoạt động yêu thích của hầu hết trẻ em. Làm con vật bằng đất nặn sẽ là trò chơi để bé được thỏa sức sáng tạo, làm theo những gì mình muốn và cha mẹ cũng hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là hoạt động lành mạnh.
Các bé và ba mẹ có thể tham gia nặn đất sét ngay tại nhà hoặc trường học. Khi ba mẹ chơi cùng con họ có thể quan sát được khả năng của bé, đồng thời khiến tuổi thơ của bé có thêm kỷ niệm đẹp, giúp tình cảm gia đình khăng khít, gắn bó hơn.
1.4. Nhận diện được các gam màu khác nhau
Bộ đất nặn thường rất nhiều màu sắc khác nhau, qua việc làm con vật bằng đất nặn bé có thể nhận diện được các màu sắc từ cơ bản đến nâng cao. Hoặc thậm chí bé có thể tự pha trộn các khối đất nặn có các gam màu khác nhau để ra được màu sắc mà mình mong muốn.
Bé sẽ lựa chọn màu sắc phù hợp với từng bộ phận của con vật mà mình muốn nặn. Theo thời gian, con trẻ sẽ tự nhận biệt được các màu sắc khác nhau.
1.5. Tăng cường khả năng quan sát của não bộ, mắt và hoạt động tay
Trước khi nặn theo hình thù con vật yêu thích, các bé sẽ sử dụng khả năng quan sát và phân tích của não bộ để suy nghĩ về con vật đó, màu sắc sẽ như thế nào. Sau đó bé sẽ dùng mắt và tay để khéo léo tạo ra các bộ phận của con vật và ghép chúng lại với nhau theo tưởng tượng.
Như vậy, các bé không chỉ sử dụng bộ não, khả năng quan sát mà còn cần phải kết hợp nhuần nhuyễn các cơ quan khác nhau. Đây sẽ là tiền đề để giúp bé phát triển khả năng thiên bẩm của mình.
2. Top 10 mẫu làm con vật bằng đất nặn ngộ nghĩnh
2.1. Làm con trâu bằng đất nặn
Trâu là một con vật gắn liền với hình ảnh đồng quê ở nông thôn. Vì vậy với các bé ở thành phố thì con vật này có thể sẽ hơi lạ lẫm. Vì vậy cha mẹ có thể cùng bé sáng tạo hình con trâu theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Lựa chọn đất nặn màu đen và nhào nặn phần thân con trâu thành hình chữ nhật có các góc bo tròn
- Bước 2: Tiếp tục nặn phần đầu, đuôi, 4 chân của con trâu và ghép chúng lại
- Bước 3: Sử dụng đất nặn màu đen để tạo hình 2 cái sừng, 2 đôi tai và gắn vào đầu của chú trâu
- Bước 4: Cuối cùng cha mẹ hãy hướng dẫn bé làm đôi mắt, sử dụng que tăm để tạo lỗ mũi và miệng xinh xắn cho chú trâu của mình
2.2. Làm con rùa bằng đất nặn
Rùa cũng là con vật được rất nhiều các bé yêu thích và cách làm con rùa bằng đất nặn cũng không quá phức tạp.
- Bước 1: Sử dụng đất nặn màu xanh lá đậm để tạo hình đầu rùa và mai rùa. Phần đầu rùa chúng ta sẽ tạo thành một hình tròn, thân rùa sẽ có hình tròn lớn hơn và được ấn hơi dẹt xuống
- Bước 2: Tiếp tục sử dụng đất nặn màu xanh lá nhạt hơn để tạo thành 4 chiếc chân cho chú rùa, đất nặn màu vàng sẽ được dùng để tạo thành các chấm nhỏ dẹt ở phần mai rùa
- Bước 3: Gắn các bộ phận của con rùa lại với nhau
- Bước 4: Có thể sử dụng cọ màu để vẽ mắt, miệng cho con rùa của mình
2.3. Làm chuồn chuồn từ đất nặn
Trong mắt trẻ thơ, chuồn chuồn là một loại vật nhỏ xinh và các bé có lẽ đã được nhìn thấy nhiều lần. Cách làm một chú chuồn chuồn bằng đất nặn cũng khá dễ.
- Bước 1: Sử dụng đất nặn màu đỏ, hồng, cam (tùy theo màu bé thích) và nặn thành 1 hình tròn lớn và 6 hình tròn nhỏ dần
- Bước 2: Hình tròn lớn là phần đầu của chuồn chuồn, gắn 6 hình tròn nhỏ dần lại với nhau
- Bước 3: Tiếp tục lựa chọn các khối đất sét màu sắc khác nhau để tạo cánh cho chuồn chuồn
- Bước 4: Tạo hình mắt cho chú chuồn chuồn với đất màu đen và trắng rồi gắn vào phần đầu để hoàn thành tạo hình
2.4. Làm con heo bằng đất nặn
Một chú heo xinh xắn màu hồng chắc chắn là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều bạn nhỏ. Hãy cùng tham khảo các bước để tạo hình chú heo bằng đất nặn dưới đây:
- Bước 1: Tạo phần thân cho chú heo bằng đất nặn màu hồng và vo tròn chúng
- Bước 2: Tiếp tục sử dụng đất nặn màu hồng để tạo thành 4 cái chân gắn phía dưới thân chú heo
- Bước 3: Nặn đất sét thành hình tam giác cho phần tai heo và gắn vào phần đầu
- Bước 4: Sử dụng đất nặn màu trắng và đen để làm mắt cho chú heo
- Bước 5: Cuối cùng sử dụng đất nặn màu hồng tạo hình elip, ấn 2 lỗ nhỏ và gắn dưới phần mắt để làm mũi cho con heo
2.5. Làm con gấu trúc bằng đất nặn
Gấu trúc với hai màu đen trắng cũng là loại vật quen thuộc, thường hay xuất hiện trên các bộ phim hoạt hình của trẻ. Ba mẹ có thể cùng bé tạo hình chú gấu trúc theo các bước sau:
- Bước 1: Nặn phần đầu chú gấu trúc hình tròn và tiếp tục nặn thêm một hình tròn đen, nhấn hơi lõm xuống gắn lên phần đầu
- Bước 2: Lựa chọn đất nặn màu trắng và tạo thành 2 hình tròn gắn vào phần mắt đen
- Bước 3: Nặn chiếc mùi màu đen hình tam giác và gắn dưới mắt
- Bước 4: Vo tròn đất nặn màu trắng để làm thân chú gấu trúc và nặn hai hình tròn đen để làm chân, tai của con vật
- Bước 5: Lấy đất nặn đen tạo thành hình tròn và kéo dài ra làm tay rồi gắn các bộ phận vào thân của chú gấu trúc để hoàn thành
2.6. Làm con cá bằng đất nặn
Cá cũng là loài vật có màu sắc đa dạng, kích thích sự sáng tạo của bé. 5 bước làm con cá bằng đất nặn như sau:
- Bước 1: Sử dụng đất nặn có màu sắc bé thích để làm thân hình elip dẹt cho chú cá
- Bước 2: Tạo 2 hình elip nhỏ, 1 tam giác nhỏ để làm mang cá
- Bước 3: Nặn một tam giác lớn để làm đuôi và sử dụng tăm để tạo các đường thẳng ở đuôi
- Bước 4: Ngăn cách đầu và thân cá bằng một sợi dây dài, tạo các hình tròn nhỏ nhiều màu để làm vảy cá
- Bước 5: Tạo phần mắt cho chú cá với các màu đất nặn khác nhau để hoàn thành
2.7. Làm con chó bằng đất nặn
Chú chó có khá nhiều chi tiết và cách nặn cũng phức tạp hơn so với các con vật khác. Tuy nhiên ba mẹ có thể hướng dẫn con tạo hình chú chó siêu đơn giản theo các bước sau:
- Bước 1: Nặn phần đất sét màu nâu thành hình chữ nhật với các góc cạnh được bo tròn
- Bước 2: Tạo hình 4 cái chân và đuôi dài cho chú chó
- Bước 3: Tạo hình elip có 1 bên thon lại sao cho giống đầu của chú chó, tạo thêm 2 chiếc tai dài xinh xắn
- Bước 4: Cuối cùng kết hợp đất nặn màu trắng, xanh, đen để làm đôi mắt cho chú chó
2.8. Làm con cua bằng đất nặn
Ba mẹ hãy giúp bé tạo hình chú cua với 8 càng nhỏ và 2 càng lớn theo các bước như sau:
- Bước 1: Chọn đất nặn màu đỏ nặn thành hình tròn dẹt để làm thân và càng cua
- Bước 2: Nặn thêm 8 chiếc càng nhỏ và 2 càng cua lớn rồi gắn vào thân chú cua. Trang trí thêm cho chú cua với đất nặn xanh và trắng làm mắt, miệng
2.9. Làm con sao biển bằng đất nặn
Sao biển có hình dáng giống hình ngôi sao 5 cánh nên các bé chắc chắn sẽ cảm thấy quen thuộc khi nặn hình loài vật này.
- Bước 1: Lựa chọn đất nặn có màu sắc bất kỳ và nặn thành một hình trong dẹp, sử dụng que tăm hoặc cây bút vẽ hình ngôi sao 5 cánh rồi tách phần đất nặn viền ngoài ra
- Bước 2: Sử dụng đất nặn màu trắng, đen để làm mắt cho sao biển là đã hoàn thành
2.10. Làm con thỏ bằng đất nặn
Nếu các bé mới tập nặn con vật bằng đất sét thì thỏ là một trong những con vật dễ làm với cá bước đơn giản:
- Bước 1: Làm phần đầu chú thỏ bằng cách vo tròn đất nặn màu trắng, 2 hình elip để làm tai và 2 hình elip nhỏ hơn để làm phần tay
- Bước 2: Tiếp tục nặn 2 hình tròn nhỏ để làm chân thỏ, nặn phần thân hình vuông với góc cạnh bo tròn rồi kết hợp các bộ phận với nhau
- Bước 3: Thêm đôi mắt, 2 má hồng là hoàn thành chú thỏ xinh xắn
3. Một số lưu ý khi cho trẻ làm con vật bằng đất nặn
Làm con vật bằng đất nặn là trò chơi thú vị, mang lại nhiều lợi ích cho các bé. Tuy nhiên để các bé có thể vui chơi an toàn, cha mẹ nên chú ý một số điều sau:
- Lựa chọn đất nặn có thành phần phù hợp, không độc hại, đạt chuẩn về chất lượng, mềm dẻo để bé dễ thao tác
- Giám sát quá trình chơi đối với các bé nhỏ để đảm bảo bé không nuốt hay cho đất nặn lên mũi, miệng
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi bé chơi xong để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của bé
Bài viết trên của Vua Nệm đã giới thiệu đến cha mẹ 10 cách làm con vật bằng đất nặn nhanh chóng, dễ dàng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ và các bé có được khoảng thời gian vui chơi bổ ích, vui vẻ.