Lễ Phục Sinh là ngày lễ quan trọng trong đạo Thiên Chúa. Hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua ngày lễ này; tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa, nguồn gốc và các hoạt động trong ngày lễ Phục Sinh. Cùng Vua Nệm tìm hiểu về ngày lễ Phục Sinh và các thông tin liên quan đến ngày lễ lớn này nhé!
Nội Dung Chính
1. Lễ Phục Sinh là gì?
Trong Thiên Chúa giáo, có hai ngày lễ lớn là lễ giáng sinh và lễ Phục Sinh. Lễ Phục Sinh là ngày kỷ niệm sự kiện bị xử tử và sống lại của vị ngôn sứ – Chúa Jesus. Đây là ngày lễ trọng của tất cả các tín đồ Thiên Chúa giáo.
Chúa Jesus được mô tả trong kinh thánh là người con của đấng tối cao – đấng tạo nên muôn loài. Cái chết của chúa Jesus được các tín đồ tin rằng đây cách ngài trả nợ cho tất cả tội lỗi mà loài người đã gây ra. Ngoài ra, lễ Phục Sinh còn là dịp kỷ niệm về giao ước giữa đấng tối cao và loài người.
Lễ Phục Sinh hay còn có tên gọi tiếng Anh là Easter, không diễn ra vào ngày cố định. Thông thường, ngày lễ này thường tổ chức vào ngày chủ nhật bất kỳ, thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4. Thời gian diễn ra lễ Phục Sinh được tính theo lịch Gregorian – một loại lịch được sử dụng trong các nhà thờ ở phương Tây.
Ngày lễ Phục Sinh còn được gọi là Ngày chủ nhật phục sinh, là ngày lễ quan trọng của các tôn giáo: Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo, hay Anh giáo…, được gọi chung là Kito giáo.
2. Nguồn gốc của ngày lễ Phục Sinh
Theo nhiều truyền thuyết kể lại, Adam và Eva chính là nguồn gốc, là tổ tiên của loài người theo Thiên Chúa giáo. Sau khi mắc tội và bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, Adam và Eva đã sinh sôi những thế hệ đầu tiên cho loài người.
Mặc dù vậy, cặp đôi vẫn đánh mất ơn nghĩa với Chúa vì những tội lỗi đã gây ra. Tuy nhiên, với sự độ lượng và yêu thương con người vô hạn, Thiên Chúa đã cử Chúa Jesus xuống trần gian và chết thê thảm trên cây thập giá để cứu muôn loài.
Về nguồn gốc của ngày lễ Phục Sinh, theo nhiều giai thoại, Chúa Jesus đã rời quê hương vào năm ngài 30 tuổi và bắt đầu công việc rao giảng tin mừng cho mọi người dân. Vào dịp lễ Vượt Qua – một nghi lễ nổi tiếng của người Do Thái, Chúa Jesus đã vào thành Jerusalem và được người dân đóng tiếp rất nồng hậu, thậm chí họ còn lót đường bằng lá cây để đón tiếp ngài.
Vào ngày thứ 5, cùng các môn đồ của mình, Chúa Jesus thực hiện nghi thức rửa chân và ăn tối. Sau đó, Tòa Công luận đã ra lệnh bắt giữ Chúa Jesus ngay trong tối hôm đó.
Với tội danh phạm thượng, Tòa Công luận đã xin với Đế quốc La Mã ban hành án tử hình cho Chúa Jesus. Chịu nhiều áp lực từ bộ phận lãnh đạo của tôn giáo Do Thái, tổng đốc Philato đã phải đóng đinh Chúa Jesus lên cây thập giá vào ngày thứ sáu.
Điều đáng ngạc nhiên là sau đó khi mọi người đến thăm mộ của ngài thì nó trống rỗng khiến nhiều người tin tưởng rằng Chúa Jesus đã sống lại vào ngày chủ nhật, tức sau 3 ngày kể từ khi chết trên thập tự giá.
Từ đó, ngày lễ Phục Sinh đã ra đời nhằm kỷ niệm sự hồi sinh của Chúa Jesus.
3. Ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh
Đối với những người theo Thiên Chúa giáo, lễ Phục Sinh là dịp để họ tưởng nhớ về Chúa Jesus, người có quyền năng tột bậc khi có thể hồi sinh từ cái chết. Chính từ quyền năng này, các con chiên luôn cảm thấy bình yên, an toàn với một đời sống vĩnh cửu trong vòng tay của Chúa Jesus.
Phục sinh chính là ý nghĩa chính, là niềm tin lớn của hầu hết những người theo Thiên Chúa giáo. Vào dịp này, các con chiên thường hát vang những khúc xướng ca, mừng cho lễ Phục Sinh cũng như mừng cho thời điểm năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Theo những lời giảng dạy trong cuốn kinh Tân Ước, những người có niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Jesus sẽ được ban phước lành với sự sống khỏe mạnh và sau khi chết, sẽ được đón lên thiên đường cùng với ngài.
Ngày lễ Phục Sinh có ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với hầu hết những người theo đạo. Vào những ngày này, họ thường dành thời gian đến nhà thờ, sau đó quây quần bên gia đình, bạn bè.
4. Các hoạt động phổ biến trong ngày lễ Phục Sinh
Là một dịp lễ lớn của Thiên Chúa giáo, ở các nước Châu Âu hoặc Châu Mỹ, có rất nhiều hoạt động diễn ra nhằm bày tỏ lòng biết ơn và sự tưởng nhớ đến Chúa Jesus.
4.1 Hoạt động rửa chân
Hoạt động này thường được tổ chức tại nhà thờ hoặc tại các buổi lễ tại gia của các gia đình theo đạo Thiên Chúa.
Rửa chân bắt nguồn từ câu chuyện có thật của Chúa Jesus. Trước khi bị bắt giữ, Chúa Jesus đã thực hiện rửa chân cho từng môn đồ của mình, với lời căn dặn rằng hãy luôn cố gắng rửa chân cho nhau, bất kể địa vị và chức vụ trong xã hội.
Hoạt động rửa chân được diễn ra như một sự tri ân, tưởng nhớ đến Chúa Jesus. Ngoài ra, hoạt động này cũng mang lại ý nghĩa như gột rửa những điều không vui đã qua đi để chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai.
4.2 Ăn chay
Ăn chay thường được diễn ra vào ngày lễ Tro hoặc ngày thứ 6 của tuần lễ trước ngày lễ Phục Sinh. Khi ăn chay, người theo đạo Công giáo sẽ kiêng các loại thực phẩm như: thịt, đồ ăn vặt…Họ chỉ ăn một bữa no duy nhất trong ngày và uống nước lọc, hạn chế các thức uống có ga và rượu bia.
XEM THÊM: Bạn đã biết: Ăn chay thứ 6 Tuần Thánh kiêng gì?
Việc ăn chay nhằm giúp cơ thể duy trì được sự an yên, thanh lọc của cơ thể trước thềm đón lễ Phục Sinh. Đây cũng là cách con người phát huy tối đa ý nghĩa của từ Phục Sinh, khi đem đến nhiều cơ hội sinh tồn hơn cho vạn vật, cho động vật và cỏ cây, hoa lá.
4.3 Giúp đỡ người khó khăn
Khi ăn chay, những người Công giáo có thể tiết kiệm chi phí ăn uống. Khoản tiết kiệm này sẽ được họ dùng để quyên góp, giúp đỡ cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn. Hành động giúp đỡ người khó khăn trong thời điểm lễ Phục Sinh là truyền thống tốt đẹp cũng như là thói quen của hầu hết những người Công giáo.
4.4 Xếp hình lá (mang về từ lễ Lá)
Nhiều nơi trên thế giới thường tổ chức hoạt động xếp hình lá trong ngày lễ Phục Sinh. Lá được mang về từ lễ Lá sẽ được triển khai xếp thành nhiều hình ảnh khác nhau, tùy theo ý tưởng và sáng kiến của mỗi người. Mỗi hình lá là mỗi sự sáng tạo khác nhau, mang đến ngày lễ nhiều ý nghĩa đặc trưng.
4.5 Trình diễn hoạt cảnh về Chúa Jesus
Vào ngày lễ Phục Sinh, những người Công giáo sẽ diễn lại các hoạt cảnh về Chúa Jesus như một cách để tưởng nhớ và tri ân ngài. Hoạt cảnh được diễn phổ biến nhất chính là Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Một số hoạt cảnh mô tả lại cuộc đời của ngài.
XEM THÊM:
- Lễ Thề Nguyền là gì? Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Thề Nguyền
- Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận
- Tất tần tật các lễ hội Tết trong tháng 1 dương và âm lịch tại Việt Nam
5. Kết luận
Lễ Phục Sinh là ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng đối với người Công giáo. Lễ Phục Sinh không chỉ là dịp tưởng niệm mà còn giúp bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng tối cao cũng như cầu xin thêm nhiều điều tốt lành cho thời gian sắp tới.
Bạn đã hiểu rõ lễ Phục Sinh và các thông tin liên quan đến ngày lễ này phải không? Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp các thông tin bổ ích cho quý độc giả và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ quý vị.