Giọng mũi là gì? Cách nhận biết, nguyên nhân và khắc phục hiệu quả

CẬP NHẬT 30/06/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Nhiều người hát bằng giọng mũi, thậm chí sử dụng chất giọng này để giao tiếp hàng ngày khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Vậy giọng mũi là gì và có thể gây ra những hậu quả gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng nói giọng mũi? Tìm hiểu cùng Vua Nệm nhé!

1. Giọng mũi là gì?

Giọng mũi (nasal voice) là giọng nói được tạo từ âm thanh ở dưới đường hô hấp chuyển vào khoang mũi thay vì cổ họng và miệng. Đây là loại giọng cao nhưng âm thanh phát ra bị nghẹn lại ở mũi khiến cho giọng không được tròn trịa, rõ ràng, đôi khi khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc chói tai.

Hiện có nhiều kiểu giọng mũi như giọng mũi thường, giọng mũi cao, giọng mũi trầm, giọng mũi nhẹ, giọng mũi nặng, giọng mũi phản xạ.

giọng mũi là gì
Người nói giọng mũi có âm thanh được tạo ra từ khu vực mũi

2. Dấu hiệu nhận biết giọng mũi

Giọng mũi phát ra âm thanh gần giống với tiếng nghẹt mũi. Bạn có thể test bằng cách vừa  bịt mũi lại vừa nói chuyện.

Ngoài ra, tiếng từ giọng mũi nghe tương tự như khi phát âm phụ âm kép “ng” mà không mở miệng vậy. Khi đó, lưới gà áp sát vào lưỡi, đẩy không khí trong khoang miệng phát ra từ mũi thay vì miệng như thường lệ.

Những người bị giọng mũi thường có xu hướng gặp các vấn đề như khó phát âm các phụ âm cần nhiều hơi như k, t và p hoặc khí thoát ra từ mũi khi phát âm các phụ âm ch, s, x.

3. Nguyên nhân của giọng mũi

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng giọng mũi như:

  • Do yếu tố bẩm sinh hay có tên khoa học là Hyponasal khi có quá ít không khí lọt vào mũi khi nói chuyện gây ra tình trạng âm thanh không đủ độ vang. Đối với trường hợp này, bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Do bạn đẩy hơi quá nhiều vào phần thoát khí khiến âm thanh bị bóp lại nghe như tiếng ngạt mũi.
  • Do bạn không điều khiển được lực nén trong hơi thở. Nói một cách dễ hiểu thì hơi thở chưa thể kết nối với cơ hoành.
  • Do một số tình trạng khác như vòm miệng mềm bị thấp, thang âm làm sai lệch, thanh quản cao.
nguyên nhân hình thành giọng mũi
So sánh nguyên lý hoạt động của âm thanh phát ra từ người nói giọng mũi (bên trái) và giọng bình thường

4. Tác hại của giọng mũi 

4.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe

Trước tiên, những người sử dụng giọng mũi quá mức sẽ có nguy cơ làm căng các cơ họng và âm thanh gây tình trạng đau họng.

Thậm chí nếu sử dụng không đúng cách bạn có thể gặp các vấn đề khi nói chuyện như giọng khó nghe, hay bị giật, giọng bị khàn. Thậm chí có thể gây mất giọng do tác động tiêu cực tới cơ họng, phổi, dây thanh quản hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.

tác hại sử dụng giọng mũi
Việc sử dụng giọng mũi quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

4.2. Ảnh hưởng đến tâm lý

Khoa học cũng đã chứng minh, những người nói giọng mũi trong thời gian dài có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thân như căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, khó ngủ, giảm năng suất làm việc, thậm chí dẫn tới trầm cảm. 

4.3. Ảnh hưởng tới cuộc sống

Nếu trở thành thói quen, chất giọng này sẽ khiến cho lời nói của bạn trở nên khó nghe, gây cản trở tới giao tiếp. Thực tế cho thấy, nhiều người nói giọng mũi cảm thấy tự ti khi giao tiếp, đặc biệt là các tình huống đòi hỏi sự nghiêm túc như thuyết trình, giao tiếp với khách hàng hay phỏng vấn. 

Ngoài ra, giọng mũi cũng gây khó chịu đối với người nghe khiến họ căng thẳng hoặc gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ xã hội của hai phía hoặc gây hiểu lầm, bất hòa vì không hiểu rõ ý người nói đang truyền đạt.

sử dụng giọng mũi ảnh hưởng đến giao tiếp
Việc sử dụng giọng mũi quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

5. Mẹo khắc phục tình trạng giọng mũi

Vua Nệm xin mách bạn một số cách cải thiện tình trạng giọng mũi như sau:

5.1. Tập nâng vòm miệng lên

Vòm miệng là khu vực mềm nhất của miệng chứa các lỗ thông khí. Vòm miệng sẽ di chuyển bất cứ khi nào bạn sử dụng miệng như ăn uống, nói chuyện, cười, ngáp… 

Vì thế, để tránh sử dụng giọng mũi, bạn cần luyện cách nâng vòm miệng mềm lên. Thêm vào đó bạn có thể khắc phục giọng mũi bằng cách ngáp đều đặn mỗi ngày, vì khi ngáp vòm miệng sẽ được nâng lên một cách có kiểm soát.

5.2. Chỉnh lại tư thế hàm

Tình trạng chung của những người bị giọng mũi là có hàm bị kéo về phía trước khiến lưỡi bị đẩy về sau. Lúc này, nếu cổ họng không có đủ nơi thoát khí thì âm thanh sẽ phát ra tương tự như âm mũi. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể xem một số video luyện tập hạn chế giọng mũi trên Youtube hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia nhé. 

5.3. Kiểm soát tốt hơi thở

Khi hát hoặc nói chuyện bằng giọng mũi, bạn sẽ phải nín thở. Việc này gây ra nhiều khó khăn cho quá trình hô hấp. Bạn có thể kiểm soát tốt hơi thở của mình thông qua các bài tập như:

  • Rung môi: Với bài tập này, bạn hãy tưởng tượng mình là một đứa trẻ đang chơi trò phun mưa bằng miệng vậy.
  • Ngáp: Khi ngáp, cơ thể sẽ được cung cấp oxy và giúp bạn lấy hơi tốt hơn, thúc đẩy sự hoạt động của cơ hoành. 
  • Luyện tập với nói nguyên âm không mở miệng.
cách khắc phục giọng mũi
Thực hiện kiểm soát tốt hơi thở để khắc phục giọng mũi

5.4. Đặt lưỡi đúng vị trí khi nói chuyện

Thêm một bí kíp giúp bạn loại bỏ giọng mũi là hãy học cách đặt lưỡi nằm đúng vị trí khi nói chuyện. Trước tiên, hãy thử giữ hàm cố định và cố gắng đẩy đầu lưỡi chạm vào môi dưới. Tiếp đó, học phát âm từ “gah” nhiều lần. Sau một thời gian luyện tập, chắc chắn âm thanh phát ra từ bạn sẽ cân bằng hơn nhiều đấy!

5.5. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học không chỉ góp phần cải thiện giọng mũi mà còn giúp bạn nâng cao sức khỏe toàn diện. Bạn hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ như:

  • Tìm hiểu về lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh trên các tạp chí, tài liệu y khoa hoặc tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để có động lực cố gắng.
  • Lên kế hoạch thực hiện với mục tiêu cụ thể. Trước khi bắt đầu, bạn cần vạch ra những mục tiêu cụ thể như hạn chế hút thuốc lá, hạn chế chất kích thích, đi ngủ sớm hơn, bổ sung nhiều vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây. Trong đó cai thuốc lá là mục tiêu hàng đầu vì khói từ thuốc lá do bạn tiêu thụ mỗi ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp.
  • Hãy lên lộ trình thật khoa học, chi tiết và đừng quên theo dõi tiến độ nhé!
  • Tìm những giải pháp thay thế. Nếu bạn đang cai nghiện thuốc lá thì có thể chuyển qua nhai kẹo cao su, siêng tập thể dục hoặc đơn giản là tìm kiếm các hoạt động thư giãn, giảm stress khác như ngồi thiền, tập yoga, đọc sách. Thay vì ăn thức ăn không lành mạnh, sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga thì bạn hãy thử sinh tố, nước ép, ăn nhiều rau xanh…
Tăng rau củ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng là cách cải thiện giọng mũi tốt.
Tăng rau củ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng là cách cải thiện giọng mũi tốt
  • Nhờ sự hỗ trợ của người thân hoặc chuyên gia y tế. Việc thay đổi lối sống, thói quen xấu không hề dễ dàng. Tuy nhiên bạn cần nhớ là bản thân không hề đơn độc. Bạn hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè mỗi khi gặp khó khăn hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý, chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên bổ ích.
  • Hãy kiên trì đến cùng nhưng cũng đừng quá khắt khe với bản thân bởi thay đổi thói quen là hành trình đòi hỏi thời gian dài. Vì thế, đừng nản lòng mà hãy tiếp tục cố gắng kiên định với mục tiêu ban đầu!

Trên đây là tất cả những thông tin về giọng mũi là gì được Vua Nệm tổng hợp lại nhằm mang tới cho bạn cái nhìn tổng quan về chủ đề này cũng như cách khắc phục hiệu quả.

>>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách phân loại giọng hát nam và nữ đơn giản, hiệu quả

Đánh giá post