Cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác nhất 

CẬP NHẬT 31/01/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Đồng hồ điện chắc hẳn đã không còn quá xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Đây chính là thiết bị đo điện năng tiêu thụ, mang đến khả năng tính các chi phí sử dụng điện của từng hộ gia đình. Để có thể tự mình nắm được lượng điện đã tiêu thụ trong tháng vừa rồi, bạn hãy tham khảo qua cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác được Vua Nệm chia sẻ sau đây nhé.

Cách xem các loại đồng hồ đo điện đơn giản và chính xác nhất
Cách xem các loại đồng hồ đo điện đơn giản và chính xác nhất

1. Cấu tạo của đồng hồ điện như thế nào?

Đồng hồ điện hay còn được biết đến với một tên gọi quen thuộc khác là công tơ điện. Hiện trên thị trường đang có 3 kiểu loại chính, bao gồm: đồng hồ điện 1 pha, đồng hồ điện 2 pha và đồng hồ điện 3 pha. Mỗi loại đồng hồ điện sở hữu những đặc trưng và tính năng riêng. Tuy nhiên, về cơ bản chúng đều được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

  • Cuộn dây điện áp: Bộ phận này bao gồm nhiều vòng dây, chúng nằm song song với phụ tải của dây.
  • Đĩa nhôm: Chúng nằm ở vị trí trên trục đồng, thông thường tùy vào trục mà bộ phận này có thể tự do quay trong từ trường của nó. 
  • Hộp số cơ khí: Đây được biết đến là bộ phận gắn với trục của đĩa nhôm, chức năng của chúng là hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm.
  • Nam châm vĩnh cửu: Khi đồng hồ điện hoạt động, nam châm vĩnh cửu tạo ra momen, từ đó cản trở bộ phận đĩa nhôm quay trong từ trường của nó.

2. Đặc trưng của các loại đồng hồ điện

Nhìn chung, mỗi kiểu loại đồng hồ điện sẽ sở hữu những đặc trưng riêng biệt. Chính vì vậy, để biết được cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác nhất bạn cần phải thực sự hiểu rõ về chúng. 

2.1. Đồng hồ điện 1 pha 2 dây

Đây là loại đồng hồ điện phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Chúng thường được dùng do điện lưới 1 pha. Ý nghĩa thông số của loại đồng hồ điện 1 pha 2 dây như sau:

  • Điện áp: 220V (Điện áp định mức của công tơ điện – giá trị bắt buộc người dùng phải tuân thủ).
  • Dòng điện: 5(20)A, 10(40)A và 20(80)A
  • Vòng/kWh: 225 vòng/kWh, 450 vòng/kWh và 900 vòng/kWh
  • Tần số : 50Hz

2.2. Đồng hồ điện 3 pha

Hiện tại, đồng hồ điện 3 pha đang được chia làm nhiều kiểu loại khác nhau như: Đồng hồ điện 3 pha cơ, đồng hồ điện 3 pha cơ điện tử, đồng hồ điện 3 pha điện tử, đồng hồ điện 3 pha 1 giá và đồng hồ điện 3 pha 3 giá. Tuy nhiên, nếu chia theo cách đo lường chúng ta sẽ có 2 dòng sản phẩm chính bao gồm: đồng hồ điện 3 pha trực tiếp và đồng hồ điện 3 pha gián tiếp.

Đồng hồ điện 3 pha trực tiếp:

  • Đây là dạng đồng hồ điện 3 pha thông thường. 
  • Chúng được thành các loại: 10 (20)A, 20 (40)A, 30 (60)A, 50 (100)A.
  • Thông thường, đồng hồ điện 3 pha trực tiếp gồm có 6 chữ số.

Đồng hồ điện 3 pha gián tiếp:

  • Đặc trưng của loại đồng hồ này chính là có cách đấu dây khác biệt với số lượng chân nối nhiều hơn, đặc biệt chúng còn cần dùng đến biến dòng. 
  • Đồng hồ điện 3 pha gián tiếp thường được dùng cho các tải có công suất lớn.
Công tơ điện 1 pha 2 dây
Mạch công tơ điện 1 pha 2 dây

3. Cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác nhất

Đối với nhiều người cấu tạo của chiếc đồng hồ điện tương đối phức tạp, chính vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn khi xem chúng. Vậy đâu là cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác nhất hiện nay? Nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo qua những chia sẻ bên dưới đây của chúng tôi.

3.1. Cách xem đồng hồ điện 1 pha

Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại nhưng không phải bất kỳ ai cũng đều biết cách xem dạng đồng hồ này. Như được biết, những chiếc đồng hồ điện (công tơ điện) 1 pha sẽ có 6 chữ số, trong đó:

  • 5 Chữ số đầu sẽ có màu đen – Chúng được dùng để biểu thị cho lượng điện từng hộ gia đình đã sử dụng.
  • 1 Chữ số cuối cùng màu đỏ – Con số này được dùng để biểu thị chữ số thập phân. 

Ở đây, 5 số màu đen ghép lại sẽ được giá trị từ 00000 -> 99999 kWh, số đầu tiên trước dấu “phẩy”. Nghe có vẻ tương đối khó hiểu nhưng bạn sẽ giải đáp được thắc mắc này thông qua ví dụ sau:

  • Trong trường hợp công tơ điện cho chỉ số là “456789,” thì giá trị đó sẽ được đọc là 45678,9 kWh. 
  • Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mọi người đều có xu hướng lược bỏ chữ số thập phân sau dấu “phẩy”, do đó giá trị trên sẽ được đọc là 45678 kWh. 
  • Số bị lược bỏ bên trên sẽ chủ động được cộng vào lần tính tiền sau.
Cách xem đồng hồ điện 1 pha đơn giản
Cách xem đồng hồ điện 1 pha đơn giản

3.2. Cách xem đồng hồ điện 3 pha

Các loại đồng hồ điện 3 pha bao gồm 6 chữ số đo điện năng tổng. Chúng được tính dựa trên lượng điện năng tiêu thụ trong 3 thời điểm: Sử dụng vào những giờ bình thường (T1), sử dụng vào những giờ cao điểm (T2) và sử dụng vào giờ ít người sử dụng, thấp điện (T3). Chỉ số điện năng của T2 và T3 sẽ được hiển thị trên màn hình. Trong khi đó, điện năng T1 sẽ bằng tổng điện năng trừ cho T2 và T3.

Vậy cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác như thế nào? Cụ thể, mỗi loại đồng hồ điện 3 pha sẽ có cách đọc khác nhau, vì thế bạn cần phải nắm rõ những thông tin sau.

3.2.1. Cách xem đồng hồ điện 3 pha trực tiếp

Công tơ điện 3 pha trực tiếp trên thị trường hiện tại được chia thành những loại 10(20)A, 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A và cách đọc thông tin trên chúng tương đối giống nhau. Loại công tơ điện này sẽ có 6 chữ số, trong đó:

  • 5 Chữ số đầu có màu đen được dùng để biểu thị cho giá trị kWh.
  • Số màu đỏ cuối cùng được dùng để biểu thị giá trị 0.1kWh.

Một ví dụ tương đối dễ hiểu:

  • Trong trường hợp đồng hồ điện cho chỉ số 654321 thì giá trị đó sẽ được đọc là 65432.1 kWh. 
  • Khi lược bỏ chữ số thập phân cuối cùng còn lại 65432 kW.
Cách xem đồng hồ điện 3 pha không quá khó
Cách xem đồng hồ điện 3 pha không quá khó

3.2.2. Cách xem đồng hồ điện 3 pha gián tiếp

Thông thường, chỉ số đồng hồ điện 3 pha gián tiếp sẽ có định mức là 5A và có thêm nhiều ký hiệu gián tiếp khác. Về cơ bản, chỉ số công tơ điện của chúng cũng có 6 số tương tự như loại đồng hồ 3 pha trực tiếp. Cụ thể, khi màn hình hiển thị 345678 thì giá trị cần đọc là 34567.8 kWh. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng đây chỉ là chỉ số đọc được. 

Thực tế cho thấy nếu muốn tính chỉ số điện sử dụng thực tế, các chủ hộ cần nhân thêm những hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường. Tuy nhiên ở mạng hạ thế dường như không dùng biến áp đo lường, thay vào đó chỉ sử dụng 3 biến dòng đo lường. 

Chính vì vậy , nếu chỉ số công tơ điện là 123456, chỉ số biến dòng điện là 100/5A = 20 lần thì chỉ số điện năng thức tế là: 12345,6 x 20 = 246,912kWh. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách tính đơn giản này cho những lần sau nếu muốn tính lượng điện tiêu thụ.

4. Lời kết

Với những thông tin bên trên bạn đã biết cách xem các loại đồng hồ điện đơn giản và chính xác hay chưa? Trông có vẻ phức tạp nhưng chỉ cần nắm rõ các thông số bạn hoàn toàn có thể đọc được chúng một cách đơn giản đấy. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi Vua Nệm có thể giúp bạn không còn bối rối trong việc xác định lượng điện tiêu thụ của gia đình mình.

>>>Đọc thêm: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? 10 mẹo tiết kiệm điện năng hiệu quả

Đánh giá post