Cách nuôi chuột hamster và những kinh nghiệm cho người mới tập nuôi

CẬP NHẬT 08/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Chuột hamster là một trong những thú cưng mới nổi, được giới trẻ yêu thích và tập nuôi nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, chuột hamster là loại thú cưng khó chăm sóc hơn các con vật khác, đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cùng Vua Nệm tìm hiểu cách nuôi chuột hamster và những kinh nghiệm cho người mới tập nuôi!

1. Cách nuôi chuột hamster cho người mới tập nuôi

Để chuột hamster có một cuộc sống khỏe mạnh, người nuôi cần phải áp dụng nuôi đúng cách. Các hướng dẫn chi tiết về cách nuôi chuột hamster cho người mới tập nuôi:

Nuôi chuột hamster
Nuôi chuột hamster cần phải thực hiện đúng cách để chuột khỏe mạnh, vui vẻ

1.1. Loại thức ăn và chế độ ăn uống của chuột hamster

Là một loài vật thuộc bộ gặm nhấm, thức ăn yêu thích nhất của chuột hamster là các loại hạt, như: hạt hướng dương, hạt bí, hạt dẻ…Chuột hamster thường ăn rất ít, bạn chỉ cần cho chúng ăn 2 lần/ ngày vào khung giờ cố định. Ví dụ, cử ăn đầu ngày là vào 8 giờ sáng và cử ăn cuối ngày vào 8 giờ tối. Việc ăn uống có giờ giấc sẽ giúp rèn luyện nề nếp cho chuột hamster trong suốt quá trình nuôi sau này.

Bên cạnh các loại hạt, bạn cũng có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chuột hamster với các loại thức ăn như: bông cải, dưa leo, hay cà rốt…Với các thức ăn dặm thêm này, người nuôi phải bỏ vỏ, lấy hạt và có thể cho chuột hamster ăn với tần suất 3 ngày/ lần.

Chế độ ăn uống của chuột hamster
Chế độ ăn uống của chuột hamster hoàn toàn nói không với các loại thịt động vật.

Ngoài ra, để chuột hamster phát triển tốt và lông mượt mà, mềm mại hơn, chủ vậy nuôi có thể bổ sung các thực phẩm như: hạt ngô, sữa chua hay phô mai với tần suất 2 lần/ tuần. Lưu ý, chỉ nên cho chuột hamster ăn dặm thêm các loại thức ăn này với lượng nhỏ, vừa đủ.

Chế độ ăn uống của chuột hamster hoàn toàn nói không với các loại thịt động vật. Khi ăn thịt, chuột hamster sẽ trở nên dữ hơn, thậm chí chúng có thể cắn chút hoặc ăn thịt đồng loại khi đói.

1.2. Chỗ ở cho chuột hamster

Với kích thước nhỏ, nơi ở của chuột hamster thường là những chiếc chuồng nhỏ, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Hiện nay trên thị trường, chuồng cho chuột hamster có 3 loại phổ biến:

  • Chuồng sắt: Đây là loại chuột phổ biến nhất cho chuột hamster. Chuồng sắt có ưu điểm là rất bền, thiết kế đẹp cũng như đem lại không gian thoáng mát cho chuột hamster. Tuy nhiên, chuồng sắt khá bất tiện để vệ sinh, thậm chí nhiều chưa chuột còn cắn vào các thanh sắt làm tróc màu sơn của chuồng.
  • Chuồng mica: Loại chuồng này cũng được ưa chuộng thời gian gần đây nhờ vào mức giá thành hợp lý, nhiều mẫu mã đẹp cũng như tiện lợi hơn trong quá trình vệ sinh chuồng. Với khả năng giữ ấm tốt, loại chuồng này phù hợp vào thời tiết mùa đông se lạnh. Lưu ý khi sử dụng chuồng mica, người nuôi phải đậy nắp để chuột hamster không chạy ra ngoài. Tuy nhiên, đậy nắp quá kín có thể gây stress cho chuột hamster.
  • Chuồng nhựa: Với kích thước nhỏ gọn cùng thiết kế linh hoạt, chuồng nhựa thích hợp để đưa chuột hamster đi du lịch, cắm trại cùng với chủ. Mặc dù vậy, nếu để hamster trong chuồng nhựa quá lâu, chúng sẽ cảm thấy hầm bí, khó chịu.
Chuồng của chuột hamster
Chuồng của chuột hamster phải dễ vệ sinh và có không gian thoáng đãng

Không chỉ chuẩn bị chuồng làm nơi ở chính cho chuột hamster, người nuôi còn phải chuẩn bị thêm một số vật dụng khác như: nhà ngủ để giữ ấm mùa đông, wheel chạy để tập thể dục, hay mùn cưa nén/cát nén để lót chuồng cho chuột hamster… 

Một lưu ý nữa là chuồng cho chuột hamster phải được đặt ở nơi thoáng mát, nhằm tránh ánh nắng trực tiếp khiến chuột không thoải mái. Nhiệt độ lý tưởng nhất để đặt chuồng của chuột hamster là từ 20 đến 28 độ C.

Chuồng cho chuột hamster cũng không nên để gần TV, máy tính, máy lạnh hoặc các dàn âm thanh lớn để tránh các yếu tố xung quanh ảnh hưởng tiêu cực đến chuột. 

1.3. Cách vệ sinh cho chuột hamster

Chuột hamster là loài vật rất sợ nước, chính vì thế, người nuôi tuyệt đối không tắm cho chuột hamster trực tiếp dưới nước. Hãy trang bị khay cát tắm trong chuồng và chuột hamster sẽ tự làm sạch cơ thể khi nó có nhu cầu.

Chủ vật nuôi lưu ý phải thay cát tắm sau khoảng 1-2 tuần sử dụng. Nếu chuột quá hôi, người nuôi mới nên vệ sinh chuột bằng nước và sữa tắm chuyên dụng. Đặc biệt, không được để nước ngập quá cơ thể chuột cũng như tránh để sữa tắm dính vào mắt chuột và phải sấy khô cho hamster sau khi tắm.

cách vệ sinh chuột hamster
Người nuôi tuyệt đối không tắm cho chuột hamster trực tiếp dưới nước

1.4. Các loại bệnh và cách điều trị cho chuột hamster

Là một loài vật có kích thước nhỏ, chuột hamster thường gặp một số vấn đề về sức khỏe. Các căn bệnh phổ biến mà chuột hamster hay mắc phải:

  • Táo bón: Nguồn thức ăn chính của chuột hamster chính là các loại hạt, khiến cơ thể của loài vật này rất nóng. Do đó, hamster thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Để chữa trị và khắc phục triệt để, chủ vật nuôi nên cho chuột ăn dặm thêm các loại rau xanh để làm mát cơ thể.
  • Tiêu chảy: Ăn nhiều rau, trái cây, hoặc stress thời gian dài chính là các nguyên nhân khiến chuột hamster bị tiêu chảy. Điều đầu tiên mà chủ nuôi cần làm chính là tách chú chuột bị tiêu chảy ra khỏi đàn để tránh lây lan. Sau đó, cho chuột hamster uống thuốc tiêu chảy chuyên dụng được mua ở các cửa tiệm thú cưng để trị dứt điểm triệu chứng.
Chuột hamster có thể tự vệ sinh bản thân
Chuột hamster thường tự vệ sinh thân thể khi có nhu cầu
  • Cảm lạnh: Điều kiện thời tiết thay đổi thất thường hoặc tiếp xúc với người bị cảm lạnh cũng khiến chuột hamster nhiễm bệnh. Để điều trị, chủ nuôi nên mua thuốc kháng sinh chuyên dụng cho chuột, kết hợp với các biện pháp giữ ấm cùng các thức ăn bồi dưỡng cơ thể chuột như: sữa ấm, bánh, phô mai…
  • Sốc nhiệt: Chuột thường gặp tình trạng nếu nếu người chủ thường xuyên di chuyển chúng với nhiệt độ ở các nơi khác nhau, gây ra tình trạng sốc nhiệt ở hamster. Để điều trị tình trạng sốc nhiệt, bạn nên bố trị hamster ở nơi có nhiệt độ ổn định, mát mẻ và bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng, giúp hệ đề kháng của chúng cải thiện hơn như: bột yến mạch, phô mai hay ruột bánh mì…
  • Ướt đuôi: Đuôi chuột hamster bị ướt là do tiêu chảy kéo dài hoặc do chúng bị stress lâu ngày. Khi phát hiện chuột hamster bị ướt đuôi, hãy đưa chúng đến phòng khám thú y để được thăm khám và cho thuốc. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây tử vong cho chuột hamster.

2. Một số loại hamster được ưa chuộng tại Việt Nam

Có rất nhiều giống chuột hamster trên thế giới. Tại Việt Nam, các giống chuột hamster được nuôi phổ biến, bao gồm:

2.1. Hamster Robo

giống chuột hamster robo
Trên thế giới có nhiều giống chuột hamster khác nhau

Là giống chuột Hà Lan, Hamster Robo có kích thước rất nhỏ và là loại chuột được mệnh danh sạch sẽ nhất trong họ nhà chuột. Ở giai đoạn trưởng thành, chuột Hamster Robo cũng chỉ nặng khoảng 50g và dài khoảng 4-5 cm. Loài chuột này ngủ ít, có tính cách năng động và thích vui chơi. 

2.2. Hamster Bear

Có nguồn gốc từ Syria, Hamster Bear có kích thước lớn, nặng trung bình từ 100 – 200 gram/ con với chiều doài khoảng 15cm. Với dáng vẻ mũm mĩm cùng nét mặt ngây thơ, Hamster Bear được nhiều người yêu thích và nhận nuôi.

2.3. Hamster Winter White

giống Chuột Hamster Winter White
Chuột Hamster Winter White sở hữu ngoại hình thon gọn

Có xuất xứ từ Châu Á, chuột Hamster Winter White sở hữu ngoại hình thon gọn cùng bộ lông trắng muốt. Chúng có chiều dài trung bình khoảng 8-10cm với cân nặng khoảng 90-120g.

2.4. Hamster Campell

Có ngoại hình khá giống với Hamster Winter White, Campell thường phúng phính và mũm mĩm hơn. Loài chuột này sở hữu chiếc mũi nhọn, tai to và ít lông. Hamster Campell có kích thước khoảng 4,5 – 5 cm và cân nặng trung bình khoảng 20-25g.

giống Chuột Hamster campell
Một số loài chuột hamster phổ biến tại Việt Nam: Campell, Bear hay Winter White

Chuột hamster là một loài thú cưng đáng yêu, đem đến nhiều niềm vui cho chủ nhân. Tuy nhiên, loài vật này rất khó nuôi, đòi hỏi chủ nuôi phải bỏ nhiều công sức và thời gian chăm sóc. Bạn đang sở hữu một bé hamster dễ thương hay đang chuẩn bị rước một em về? Chia sẻ cho Vua Nệm cùng biết với nha!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.