Hướng dẫn cách vệ sinh nệm foam đơn giản và hiệu quả

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

 

 Hướng dẫn vệ sinh nệm foam tại nhà

Hướng dẫn vệ sinh nệm foam tại nhà

Mặc dù mới có mặt trên thị trường nhưng nệm foam đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng nhờ độ êm ái và chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, là sản phẩm mới, các thông tin về nó còn hạn chế, nên người tiêu dùng vẫn đang băn khoăn rằng: liệu khâu vệ sinh nệm foam có đơn giản không, có thể tự vệ sinh tại nhà hay phải thuê dịch vụ giặt là,… 

Chính vì vậy, ở bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó, đồng thời gợi ý những cách vệ sinh nệm foam đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng, sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình sử dụng nệm.

1. Nệm foam là gì?

Nệm foam là loại đệm có phần lõi được làm từ chất liệu foam (hay thường được gọi là bọt, mút, xốp). Đây là chất liệu được NASA sử dụng đầu tiên trong ngành hàng không vũ trụ vào năm 1960 để gia tăng độ an toàn cho phi hành gia. Sau đó, chúng được nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống, và nệm foam chính là sản phẩm của nghiên cứu này.

Ngay khi ra mắt dòng nệm này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lựa chọn của người dân châu Âu, vì nó khắc phục được hầu hết các điểm yếu của những dòng nệm phổ thông là: lò xo, cao su và bông ép. Tại thị trường Việt Nam, nệm foam cũng bắt đầu được ưa chuộng trong vài năm gần đây.

 Nệm foam ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam

Nệm foam ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam

Trong quá trình sử dụng, nệm ôm sát vào cơ thể người dùng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng cong vẹo cột sống do nằm sai tư thế. 

Điểm khác biệt lớn nhất của nệm foam so với nệm cao su chính là độ đàn hồi. Nếu như nệm cao su nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu ngay khi có lực tác dụng, thì đệm foam lại cần một khoảng thời gian ngắn để quay lại trạng thái bình thường. 

1.1. Ưu điểm

Nệm foam đã chinh phục khách hàng của mình bằng hàng hoạt những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Nệm có độ mềm mại cao, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho người dùng trong suốt thời gian ngủ, nên rất phù hợp với những người muốn nằm đệm mềm.
  • Độ cứng của nệm rất đa dạng, tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và hàm lượng foam sử dụng trong mỗi tấm nệm.
  • Nệm foam có thiết kế rất hiện đại và tối giản phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay.
  • Nệm có trọng lượng nhẹ, lại có thể gấp hoặc cuộn lại gọn gàng nên việc vận chuyển hoặc vệ sinh nệm không gây ra khó khăn nào cho người dùng.
  • Nệm sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn và nấm mốc gây hại nên bạn có thể an tâm sử dụng hoặc mua cho người thân và gia đình của mình.
  • Những tấm nệm foam của các thương hiệu cao cấp đều được đựng trong hộp rất đẹp và sang trọng nên bạn có thể sử dụng là món quà sức khỏe vô cùng hợp lý.
  • Nệm foam có mẫu mã và kích thước đa dạng giúp người dùng thoải mái lựa chọn sản phẩm mình yêu thích.
  • Ngoài ra, giá thành của nệm foam cũng rất hấp dẫn, đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng từ thấp đến cao, có tấm chỉ 2.000.000đ, 3.000.000đ nhưng cũng có những tấm nệm lên tới hàng trăm triệu.

 Nệm foam có nhiều ưu điểm nổi bật

Nệm foam có nhiều ưu điểm nổi bật

1.2 Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật, song nệm foam vẫn có những hạn chế nhất định như:

  • Về độ thoáng mát, nhiều tấm nệm sẽ gây ra cảm giác bí nóng khi thời tiết oi bức, làm gián đoạn giấc ngủ, gây khó chịu cho người dùng.
  • Những tấm nệm quá mềm sẽ không thích hợp với người có thói quen nằm đệm cứng.

2. Các bước vệ sinh nệm foam

Nếu bạn đang băn khoăn về việc vệ sinh nệm foam có phức tạp không, có thể tự làm hay phải thuê dịch vụ đắt đỏ, thì Vua Nệm sẽ báo cho bạn một tin vui là bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh nệm tại nhà một cách hiệu quả với các dụng cụ đơn giản. Việc của bạn là chuẩn bị dụng cụ và làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Tháo riêng phần ruột nệm foam ra khỏi áo nệm. Giặt riêng phần áo nệm, chăn, ga, gối bằng tay hoặc máy tùy ý bằng nước và bột giặt, nước giặt để làm sạch. Phần ruột nệm foam để riêng và thực hiện các bước tiếp theo.
  • Bước 2: Sử dụng một chiếc gậy nhỏ để đập vào mặt nệm, cách làm này sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn bám chặt ở thành, khe nệm. Sau đó, dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn.
  • Bước 3: Tiến hành làm sạch các vết ố, bẩn cứng đầu còn bám trên bề mặt nệm. Ở bước này, bạn cần xác định được vết bẩn đó do nguyên nhân nào gây ra để tìm giải pháp xử lý cho phù hợp và hiệu quả nhất.
  • Bước 4: Hút bụi lần cuối. Bước này có thể làm hoặc không. Bạn cần làm nếu thấy nệm còn bụi bẩn, hoặc không làm nếu nó đã sạch.
  • Bước 5: Làm khô nệm bằng cách phơi nó tại những nơi khô thoáng, có gió mát, không nên phơi đệm dưới ánh nắng gay gắt. Chú ý: cần làm khô nệm hoàn toàn trước khi dùng để tránh bị ẩm mốc trong thời gian sử dụng.

 Các bước vệ sinh nệm foam tại nhà

Các bước vệ sinh nệm foam tại nhà

3. Những cách vệ sinh nệm foam đơn giản và hiệu quả

Sau một thời gian sử dụng, việc xuất hiện các vết ố, bẩn trên bề mặt đệm foam là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ hay tè dầm. Và tất nhiên, lúc này việc cần làm là phải vệ sinh để làm sạch nệm, tránh ẩm mốc và phát sinh vi khuẩn gây hại cho người dùng. Vậy, vệ sinh nệm foam thế nào?

Với mỗi loại vết bẩn khác nhau, sẽ có những cách vệ sinh khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau: 

3.1. Cách vệ sinh nệm foam với các vết bẩn thông thường

Vết bẩn thông thường là những vết bẩn có thể làm sạch dễ dàng như: nước lọc, bụi, vết ố nhẹ, lông động vật như chó, mèo,… Với những vết bẩn này bạn có thể sử dụng khăn bông để thấm khô, chà nhẹ lên vết bẩn để làm sạch. Và cuối cùng, dùng máy hút bụi để làm sạch nệm tối đa.

3.2. Cách vệ sinh nệm foam với các vết bẩn cứng đầu

Với những vết bẩn cứng đầu, thì baking soda là lựa chọn hàng đầu cho nệm foam. Bởi chất liệu này có khả năng tẩy rửa vết bẩn cực mạnh nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng của nệm nên rất được ưa chuộng sử dụng.

 Dùng baking soda để làm sạch nệm

Dùng baking soda để làm sạch nệm

Để làm sạch vết bẩn, hãy pha bột baking soda với giấm để tạo thành hỗn hợp đặc sánh. Sau đó, dùng hỗn hợp này để chà lên các vết bẩn cứng đầu, đợi từ 30-60 phút. Nếu vết bẩn vẫn còn rõ tiếp tục lặp lại quá trình trên hoặc để qua đêm để đệm được sạch hoàn toàn.

Cuối cùng dùng khăn ẩm lau sạch nệm và dùng máy hút bụi để hút hết phần bột còn sót lại trên nệm.

3.3. Cách vệ sinh nệm foam với nước tiểu của trẻ nhỏ

Với những gia đình có trẻ nhỏ thì các vết bẩn từ việc tiểu của trẻ tè dầm là điều xảy ra thường xuyên. Và nếu không xử lý kịp thời sẽ vừa tạo ra vết ố cho nệm, vừa gây mùi khai khó chịu. Do đó, bạn có thể tham khảo những cách làm sạch sau đây:

  • Nếu là nước tiểu trẻ vừa tè xong, bạn cần dùng khăn bông để thấm sạch nước tiểu, đổ nước sạch lên và thấm lại một lần nữa để bớt mùi. Sau đó, dùng bột baking soda rắc lên vị trí bẩn, đợi trong khoảng 30 phút rồi lau lại cho sạch. Dùng máy hút bụi để loại bỏ phần bột còn sót lại trên nệm và đem đi phơi khô.
  • Cách này bạn vẫn làm tương tự cách trên, nhưng thay vì dùng baking soda bạn hãy dùng cồn đổ lên mặt nệm. Sau đó đợi cồn và nước bay hơi hết, thì lau sạch bằng khăn và quạt khô.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra nước tiểu có dính trên chăn, ga, gối hay không để làm sạch, điều này rất quan trọng với trẻ nhỏ, góp phần tạo môi trường sống lành mạnh cho bé phát triển toàn diện.

3.4. Cách vệ sinh nệm foam với các vết bẩn có màu

 Làm sạch các vết bẩn có màu trên nệm foam

Làm sạch các vết bẩn có màu trên nệm foam

Vết bẩn có màu là những vết bẩn khó làm sạch và dễ phát hiện nhất. Vì vậy, để làm sạch các vết bẩn này, có một số cách như sau:

  • Với vết bẩn do rượu vang đỏ gây ra: Bạn nên sử dụng muối trắng để chà xát lên mặt nệm, sau đó đợi từ 5-10 phút dùng khăn lau lại. Nếu chưa sạch, tiếp tục dùng hỗn hợp bột giặt và nước ấm để tẩy vết bẩn này, cuối cùng hãy đem nệm phơi khô.
  • Với vết bẩn do nước trái cây, cafe gây ra: Pha dung dịch gồm: muối, xà phòng và nước ấm đổ lên bề mặt nệm, dùng khăn chà nhẹ nhiều lần để làm sạch vết bẩn.
  • Với vết bẩn là dầu mỡ: Bạn hãy đổ bột mì lên nệm để thấm hút toàn bộ lượng dầu mỡ có trên nệm, sau đó dùng máy hút bụi hút hết phần bột mỳ đi. Dùng nước giặt để làm sạch nệm, có thể sử dụng khăn bông thấm nước ấm chà lên mặt nệm. Cuối cùng là phơi khô nệm trước khi tiếp tục sử dụng

3.5. Cách vệ sinh nệm foam với các vết nấm mốc

Các vết nấm mốc thường xảy ra khi nệm bị ẩm lâu ngày, không được làm khô, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và sinh ra các vết bẩn. 

Với loại vết bẩn là nấm mốc này, bạn có thể xử lý bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Dùng chanh tươi: lấy nước cốt chanh đổ trực tiếp lên vết bẩn, đợi 15-20 phút, sau đó dùng bàn chải mềm và xà bông chà nhẹ lên mặt nệm để làm sạch vết ố.
  • Dùng chất tẩy chuyên dụng là: Amoniac hoặc Chlorine Dioxide nhỏ trực tiếp lên vết bẩn, lấy bàn chải mềm hoặc khăn bông chà nhẹ lên bề mặt nệm để làm sạch. Cuối cùng, dùng máy hút bụi để làm sạch nệm lần cuối

. Nên sử dụng dịch vụ giặt là công nghiệp từ 1-2 lần/1 năm.Nên sử dụng dịch vụ giặt là công nghiệp từ 1-2 lần/1 năm

Ngoài những phương pháp tự vệ sinh nệm tại nhà này ra, Vua Nệm khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ giặt là công nghiệp tối thiểu từ 1-2 lần/1 năm để làm sạch nệm foam tốt nhất. Đây là cách vừa giúp kéo dài tuổi thọ của nệm, vừa đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho cả gia đình.

4. Tổng kết

Như vậy, Vua Nệm vừa giới thiệu cho bạn cách làm sạch từng loại vết bẩn cứng đầu trên bề mặt nệm foam một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hy vọng với những mẹo nhỏ này, bạn có thể yên tâm mua sắm và sử dụng nệm foam mà không cần lo tới chi phí vệ sinh nệm đắt đỏ nữa nhé!

Hãy tiếp tục theo dõi Vua Nệm để nhận nhiều thông tin hữu ích trong thời gian tới nhé!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM