Những khu công nghiệp lớn chính là hình ảnh phản ánh rõ nhất tình hình kinh tế của một địa phương, khu vực hay quốc gia. Với nhiều sự thuận lợi từ vị trí địa lý, con người và khí hậu, miền Bắc nước ta đã, đang và sẽ trở thành nơi thu hút nhiều nguồn đầu tư vào khu công nghiệp.
Hiện nay, hòa vào quá trình phát triển của đất nước, các tỉnh miền Bắc cũng đang đẩy mạnh công nghiệp hóa bằng các khu công nghiệp quy mô lớn. Hãy cùng điểm danh TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc qua bài viết bên dưới.
Nội Dung Chính
- 1. Khu công nghiệp Yên Phong
- 2. Khu công nghiệp Cộng Hòa – Chí Linh
- 3. Khu công nghiệp Đồng Văn 2
- 4. Khu công nghiệp Tràng Duệ
- 5. Khu công nghiệp Thăng Long
- 6. Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
- 7. Khu công nghiệp Phú Nghĩa
- 8. Khu công nghiệp Hòa Xá
- 9. Khu công nghiệp Việt Hưng
- 10. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ
- 11. Khu công nghiệp DEEP C
1. Khu công nghiệp Yên Phong
Yên Phong là khu công nghiệp được thành lập từ năm 2006. Nơi đây chủ yếu sản xuất gốm xây dựng và thủy tinh. Đây được xem là một trong những khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng hiện đại. Khi làm việc tại đây, các công nhân sẽ được hít thở bầu không khí trong lành và tiếp cận với những công nghệ tiên tiến. Hiện tại, khu công nghiệp này đang nằm ở tỉnh Bắc Ninh.
Khi quyết định làm việc tại đây, các nhân công và kỹ sư sẽ được sinh sống tại khu đô thị sầm uất và hiện đại do chính Yên Phong xây dựng. Nếu xét về vị trí địa lý thì Yên Phong là một trong những nơi có nhiều ưu thế. Nó chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 30km và ga Hà Nội 35 km.
2. Khu công nghiệp Cộng Hòa – Chí Linh
Công nghiệp Cộng Hòa – Chí Linh được thành lập vào năm 2007 tại tỉnh Hải Dương. Nơi đây xứng đáng là một trong những khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc vì có tổng diện tích lên đến 700 ha. Là một trong những đứa con được sinh ra bởi Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng ở đây được đầu tư đúng chuẩn và mang lại môi trường làm việc tốt cho công nhân. Với hệ thống giao thông và điện nước tiên tiến, khu công nghiệp Cộng Hòa – Chí Linh thu hút được rất nhiều ngành nghề như cơ khí, ô tô, tin học, viễn thông,… Ngoài ra, một trong những điểm khiến khu công nghiệp này trở thành lựa chọn ưu tiên là nó có những khu đất được quy hoạch để phù hợp với nhiều mô hình nhà máy.
3. Khu công nghiệp Đồng Văn 2
Được thành lập cách nay khoảng 2 thập kỷ, khu công nghiệp Đồng Văn 2 đã trở thành địa điểm nổi tiếng tại Hà Nam. Tính đến nay, khu công nghiệp có tổng diện tích khoảng 300 ha. Đồng Văn 2 có vị trí địa lý nằm cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 65km và cảng Hải Phòng 125 km.
Khu công nghiệp này đều đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng như hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, hệ thống xả thải,… Khu công nghiệp Đồng Văn 2 chủ yếu thu hút những ngành công nghiệp nhẹ và ít gây ô nhiễm môi trường.
4. Khu công nghiệp Tràng Duệ
Khu công nghiệp Tràng Duệ được thành lập từ năm 2013 tại thành phố cảng Hải Phòng. Điểm đặc biệt đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy khi nói về vị trí địa lý của nơi đây chính là thuận tiện vận chuyển hàng hóa từ bến cảng. Tuy so với những nơi khác, Tràng Duệ thành lập chưa lâu, nhưng quy mô của nó lại rất lớn, lên đến 600 ha.
Vốn của Tràng Duệ khá mạnh mẽ khi công ty đứng sau đầu tư cho nó chính là tập đoàn INVEST. Hiện nay, đối tác lớn nhất của Tràng Duệ chính là LG và những công ty vệ tinh.
5. Khu công nghiệp Thăng Long
Khu công nghiệp Thăng Long được hình thành nhờ nguồn vốn của Bộ xây dựng và Nhật Bản. Đây được xem là một trong những khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc và có tuổi đời khá lâu vì xuất hiện từ năm 1997. Tổng diện tích của khu công nghiệp này nằm ở khoảng 300 ha.
Vị trí địa lý của Thăng Long nằm ngay bên cạnh cao tốc Thăng Long – Nội Bài nên cực kỳ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Không chỉ tập trung vào doanh thu mà khu công nghiệp Thăng Long còn quan tâm đến đời sống của công nhân khi đặc biệt bố trí những tiện ích như ngân hàng, khu nhà ở tiện nghi, hệ thống phòng cháy chữa cháy,…
6. Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh
VSIP Bắc Ninh là một trong những khu công nghiệp có sự đầu tư của doanh nghiệp Singapore. Diện tích của nơi đây là khoảng 700 ha với số vốn đầu tư 169 triệu USD. Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp này đạt độ đồng nhất cao.
Tính đến nay, ngoài Singapore, khu công nghiệp cũng nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,… Nhờ vậy mà VSIP Bắc Ninh đã tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân ở khu vực xung quanh.
7. Khu công nghiệp Phú Nghĩa
Phú Nghĩa đã đi vào hoạt động khoảng 20 năm nay và hiện đang tọa lạc tại tỉnh Hà Tây. Nơi đây có tổng diện tích khoảng 700 ha và được coi là khu công nghiệp lớn nhất của thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý của Phú Nghĩa cũng rất thuận lợi cho việc vận chuyển khi chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 40km và cảng Hải Phòng 120 km.
Người dân Hà Tây luôn cảm thấy tự hào về khu công nghiệp này vì nó giống như một thành tựu giữa sự liên kết của nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
8. Khu công nghiệp Hòa Xá
Tuy khu công nghiệp Hòa Xá nằm ở tỉnh Nam Định nhưng nó lại là cầu nối giữa 3 tỉnh Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình. Nơi đây có tổng diện tích khoảng 326 ha và có số vốn đầu tư 347 tỷ. Hệ thống giao thông, điện nước và xử lý nước thải của khu công nghiệp đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hòa Xá là một trong những khu công nghiệp tiềm năng của Nam Định và cả miền Bắc hiện nay.
9. Khu công nghiệp Việt Hưng
Khu công nghiệp Việt Hưng có tổng diện tích là 300 ha và xây dựng từ năm 2006 theo sự cho phép của thủ tướng chính phủ. Tọa lại tại tỉnh Quảng Ninh, Nơi đây có vị trí đắc địa khi nằm gần cao tốc Móng Cái – Nội Bài, tiện lợi cho việc trao đổi hàng hóa.
Hệ thống giao thông ở đây được tổ chức theo dạng bàn cờ nên đi lại dễ dàng và nhanh chóng. Điều này góp phần thúc đẩy năng suất làm việc của các nhà máy.
10. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ
Nếu top 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc thiếu đi cái tên Nam Đình Vũ sẽ là một thiếu sót. Bởi lẽ khu công nghiệp này có diện tích lên đến 1370 ha. Nơi đây nằm ở địa thế không còn gì thuận lợi hơn. Nó có mối liên hệ mật thiết với cảng biển Hải Phòng và cảng Nam Đình Vũ. Khu công nghiệp này được đánh giá là hiện đại và đầu tư rất kỹ lưỡng cho hệ thống xả thải nhằm bảo vệ môi trường.
11. Khu công nghiệp DEEP C
Khu công nghiệp DEEP C được thành lập theo kiểu tổ hợp tại 2 tỉnh là Hải Phòng và Quảng Ninh. Diện tích tổng của nơi đây thuộc hạng lớn nhất với con số 3400 ha. DEEP C là niềm hy vọng vô cùng lớn của kinh tế miền Bắc khi có nguồn đầu tư khủng. Hiện nay, nơi đây chính là đầu mối của nhiều hợp đồng về logistics và nhận được sự quan tâm lớn từ Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
Mỗi khu công nghiệp khi được thành lập đều có 2 mục đích trọng điểm là phát triển kinh tế và tạo ra nhiều việc làm. Trên đây là TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc vẫn ngày đêm tạo giá trị cho xã hội và đất nước. Hy vọng rằng chúng sẽ đạt được sự phát triển bền vững và thành công hơn nữa.
XEM THÊM: Điểm danh TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc hiện nay