Trong thời gian gần đây, những thông tin về nệm kháng cháy đang được người dùng đặc biệt quan tâm. Vậy nệm kháng cháy là gì và có nên sử dụng sản phẩm này hay không? Cùng Vua Nệm tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Chất chống cháy trong nệm là gì? Hoạt động như thế nào?
Chất chống cháy được hiểu là hóa chất được thêm vào vật liệu dễ cháy, từ đó làm chậm quá trình bắt lửa và lan truyền lửa của sản phẩm. Nói một cách dễ hiểu, chất này đảm nhiệm 1 trong 2 nhiệm vụ, đó là ngăn chặn cháy xảy ra hoặc bắt đầu phản ứng hóa học để ngăn chặn đám cháy lan rộng.
Chất chống cháy ngăn chặn đám cháy lan rộng sẽ làm nguội vật liệu bằng cách tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt vật liệu, giải phóng nước và carbon dioxide ngăn phản ứng hóa học trong ngọn lửa. Còn những chất ngăn chặn đám cháy xảy ra sẽ tạo ra các phản ứng hoá học để dập tắt các tác nhân gây cháy, từ đó ngăn chặn đám cháy bùng phát.
Như vậy, nệm chống cháy được hiểu là những sản phẩm có thành phần chống cháy hoặc hạn chế khả năng lan rộng của đám cháy.
2. Có nên sử dụng nệm chống cháy hay không?
Nệm kháng cháy có nhiều ưu điểm, nhưng cũng còn tồn đọng nhiều nhược điểm nếu sử dụng chất chống cháy không an toàn, cụ thể:
- Nệm kháng cháy hạn chế khả năng bắt lửa và tránh tình trạng đám cháy bùng phát mạnh mẽ hơn. Sản phẩm đặc biệt hữu ích khi chẳng may xảy ra hoả hoạn, đồng thời hạn chế nguy cơ xảy ra hoả hoạn khi chẳng may có lửa (tàn thuốc, đèn dầu,…) bén vào nệm.
- Dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng nhìn chung, nệm kháng cháy vẫn tồn đọng nhiều nhược điểm. Nhiều chất chống cháy đe dọa đến sức khỏe, ảnh hưởng đến các cơ quan thông qua tiếp xúc với da, hít phải hoặc nuốt. Một số chất chống cháy còn ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh của bé.
Để hạn chế những nhược điểm này của chất chống cháy, các nhà sản xuất nệm đã bổ sung vật liệu tự dập lửa và không gây ung thư khi tiếp xúc với ngọn lửa. Có thể kể đến như nhựa Kevlar là loại nhựa rất bền do công ty DuPont tổng hợp. Do cấu trúc hóa học, Kevlar chịu được nhiệt độ cao một cách tự nhiên để giúp nệm chống cháy. Nhìn chung, Kevlar vẫn có thể cháy nhưng quá trình này sẽ dừng lại ngay lập tức khi nguồn nhiệt bị loại bỏ.
Một số vật liệu khác như là bông, len, cao su tự nhiên và tơ nhân tạo cũng có khả năng chống cháy. Vậy nên nhiều nhà sản xuất đã sử dụng những nguyên liệu này để thay thế cho chất chống cháy không an toàn trong nệm. Nếu sản phẩm sử dụng chất kháng cháy đảm bảo an toàn, được cơ quan chuyên môn công nhận có thể sử dụng thì người dùng yên tâm lựa chọn.
3. Gợi ý một số dòng nệm kháng cháy an toàn, tốt nhất hiện nay
3.2. Nệm kháng cháy Foam PU
Nệm Foam kháng cháy còn được gọi là Foam PU. Chất liệu này có hai nguyên tố hóa học chính là diisocyanate và polyol, được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng và sản xuất đồ gia dụng.
Foam PU nổi bật với khả năng chống cháy hiệu quả. Trong thành phần của chất liệu này, có những chất khi gặp nhiệt cao từ 800 đến 1200 độ lại tự sản sinh ra CO2, có khả năng dập lửa trong vòng 0,7 giây, nhanh hơn cả mức độ lan của lửa.
Các chuyên gia đánh giá foam PU là chất liệu có cấp chống cháy cao nhất vì đảm bảo hai yếu tố, một là không dẫn cháy, hai là không bắt lửa. Nhờ đó mà chất liệu này được ứng dụng trong nhiều ngành sản phẩm, trong đó có sản xuất nệm.
Không chỉ có khả năng chống cháy, Foam PU còn có khả năng chống thấm, chống nóng. Hơn nữa, khả năng đàn hồi của chất liệu này cũng rất tốt, ôm lấy cơ thể, giúp nâng niu mọi bộ phận và mang lại giấc ngủ êm ái cho người nằm.
Foam PU cũng được đánh giá là chất liệu siêu nhẹ, dễ dàng để kết hợp với những chất liệu khác để tạo ra một chiếc nệm mà không làm cho trọng lượng của sản phẩm tăng lên. Vì vậy, khi sử dụng foam chống cháy trong sản xuất nệm, nhà sản xuất không cần quá lo lắng.
Nệm Foam chống cháy được đánh giá là an toàn, tiện lợi cho sức khỏe người dùng, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu có được một giấc ngủ ngon giấc.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nệm kháng cháy và một số dòng nệm chống cháy hiệu quả, an toàn bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đừng quên đọc thêm các bài viết khác của Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
>>>Đọc thêm:
- TOP 7 chiếc nệm kháng khuẩn tốt nhất 2023
- Có thể bạn chưa biết: Ứng dụng của vải kháng khuẩn trong sản xuất nệm