10+ thói quen xấu trong giao tiếp gây “mất duyên” và cách khắc phục hiệu quả

CẬP NHẬT 02/08/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Siêu bão SALE tháng 11

Thói quen xấu trong giao tiếp vô tình khiến bạn bị mất điểm trong lòng đối phương, từ đó gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ. Tuy nhiên, có một sự thật là chúng ta khó có thể nhận thức được những tật xấu của bản thân. Hãy cùng Vua Nệm chỉ ra các thói quen phổ biến và cách khắc phục ngay nhé!

1. Điểm danh 10 thói quen xấu trong giao tiếp

1.1. Thường xuyên ngắt lời người khác

Thói quen xấu trong giao tiếp phổ biến nhất hiện nay là ngắt ngang lời nói của đối phương. Trong một cuộc hội thoại, ai cũng có quyền trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân, sẽ thật tệ nếu bạn thường xuyên cắt lời người đối diện khiến họ nảy sinh cảm giác rụt rè, ngại lên tương, thậm chí cảm thấy bản thân không được tôn trọng, lắng nghe.

1.2. Luôn tỏ ra bản thân tài giỏi

Đây là sai lầm của rất nhiều người trong giao tiếp với biểu hiện luôn phải ứng thật nhanh để tỏ ra mình là người hiểu biết, thông minh. Trong khi đó, có nhiều tình huống cần phải chậm lại để lắng nghe và phân tích vấn đề.

Lời khuyên là thay vì vội vàng đưa ra ý kiến, bạn hãy đặt thêm một vài câu hỏi để đối phương trình bày và dùng trực giác để phân tích, sau đó mới đưa ra câu trả lời.

những thói quen xấu trong giao tiếp

Đôi khi chỉ một phút suy ngẫm thôi cũng đủ để giúp bạn xây dựng lòng tin đối với người đối diện.

1.3. Luôn nghĩ mọi người đều hiểu mình

Thêm một thói quen xấu trong giao tiếp mà bạn cần trách là đừng nghĩ tất cả mọi người đều đang có suy nghĩ giống như mình, hiểu những gì mình đang diễn đạt. 

Bởi mỗi người đều có chính kiến, quan điểm sống riêng, không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Thay vào đó, bạn hãy cân bằng giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể, nói chuyện mạch lạc, hạn chế phỏng đoán ý kiến của đối phương.

1.4. Đùa cợt thái quá, vô duyên

Việc sử dụng một vài câu nói hài hước sẽ khiến cho không khí buổi nói chuyện thêm phần thú vị, đặc biệt là loại bỏ không khí ngột ngạt, ngại ngùng giữa những mối quan hệ mới gặp lần đầu.

Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng để không vượt qua ranh giới giữa sự hài hước và vô duyên. Tùy từng tình huống, đối tượng mà sẽ có nguyên tắc khác nhau, trong đó phổ biên hơn cả là tránh đùa về chủng tộc, chính trị, giới tính, tôn giáo.

1.5. Nói chuyện quá nhanh 

Khi bạn nói quá nhanh và không có khoảng ngắt nghỉ đúng lúc thì rất có thể đối phương sẽ không hiểu hoặc bỏ sót thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Vì vậy, bạn cần nói một cách rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt từ tốn và xác nhận lại xem đối phương đã hiểu ý mình hay chưa. 

Khi bàn về một vấn đề với khối lượng thông tin lớn, tốt nhất là bạn nên chia thành các luận điểm nhỏ và trình bày lần lượt.

1.6. Mất kiểm soát cảm xúc

Cảm xúc là một phần quan trọng thể hiện tính cách, con người của bạn. Tất nhiên là bạn vẫn có thể bộc lộ các cung bậc cảm xúc khi giao tiếp, thế nhưng vẫn cần phải biết cách kiểm soát tốt cảm xúc để tránh những tình huống bốc đồng gây hiểu lầm, mất lòng.

Nếu bạn là một người nóng tính thì mỗi khi nóng giận, tốt nhất là bạn hãy im lặng hoặc xin phép đối phương và đi tìm một nơi riêng tư để tiết chế lại cảm xúc.

các thói quen xấu trong giao tiếp
Cơn nóng giận có thể là mồi lửa hủy hoại mối quan hệ của bạn

1.7. Nói chuyện thảo mai, giả tạo

Chúng ta thường có xu hướng tạo ấn tượng tốt với người lần đầu tiên gặp mặt bằng cách cố gắng lấy lòng họ. Đôi lúc, bạn cố gắng bắt chuyện, cười nói, tương tác đến mức chính bạn cũng không nhận ra con người thật của mình. 

Điều này không hẳn là xấu, thế nhưng bạn vẫn nên sống thật với cá tính, hạn chế thảo mai, giả tạo để phòng trường hợp bị đối phương hiểu lầm, né tránh.

1.8. Không chịu lắng nghe

Lắng nghe cũng là trong những trạng thái giao tiếp cần thiết giúp củng cố cuộc trò chuyện theo hướng tích cực. Thế nhưng rất nhiều người đang phạm phải lỗi thiếu tính tế, thậm chí không chịu lắng nghe chia sẻ của đối phương. 

Ai cũng muốn giãi bày tâm tư, cảm xúc và đương nhiên người diện bạn cũng vậy. Sẽ thật tệ nếu bạn chỉ biết thao thao bất tuyệt câu chuyện của mình mà ngó lơ cảm xúc của họ.

tổng hợp những thói quen xấu khi giao tiếp

Việc lắng nghe với thái độ thờ ơ, hời hợt cũng sẽ khiến bạn mất điểm giao tiếp

1.9. Tiêu cực thái quá

Trong mỗi người, luôn tồn tại những cảm xúc tiêu cực và có mong muốn được chia sẻ. Tuy nhiên chỉ nên giãi bày trong phạm vi vừa phải, việc lặp đi lặp lại tình trạng than phiền sẽ khiến đối phương bị khó chịu, mệt mỏi khi lắng nghe câu chuyện của bạn.

Thay vào đó, hãy học cách suy nghĩ lạc quan, cố gắng nhìn vào mặt tích cực để thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

1.10. Ngại trao đổi trực tiếp

Ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển, có rất nhiều kênh trao đổi thông tin như Email, Facebook, Zalo, Skype, Viber… khiến bạn bị làm dụng việc trò chuyện, trao đổi online hơn offline. 

Đã bao giờ bạn nghĩ việc ngồi soạn một đoạn chat dài để diễn đạt câu chuyện sẽ dễ gây hiểu nhầm và tốn thời gian hơn rất nhiều so với việc lên một lịch hẹn để trao đổi trực tiếp? Trước khi quyết định, bạn hãy cân nhắc xem liệu nên trao đổi qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp hay chat sẽ đêm lại hiệu quả hơn đã nhé!

ngại trao đổi trực tiếp là thói quen xấu khi giao tiếp

Hãy sử dụng từ ngữ phù hợp để tránh gây hiểu lầm cho đối phương

2. Phương pháp khắc phục thói quen xấu trong giao tiếp hay

Để luyện khả năng giao tiếp tốt, bạn cần luyện tập trong thời gian dài và tích lũy kinh nghiệm từng ngày. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy thử những mẹo được Vua Nệm tổng hợp lại bên dưới:

  • Chủ động lắng nghe: Hãy rèn luyện khả năng lắng nghe bằng cách theo dõi câu chuyện của người khác một cách tích cực, trú tâm vào những gì đối phương đang diễn đạt, không vội đưa ra kết luận và không cắt ngang.
  •  Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm khi giao tiếp: Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, hãy tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ im lặng để hạn chế khả năng bị làm phiền giúp bạn tập trung hơn vào câu chuyện.
  • Trình bày rõ ràng, súc tích: Tiêu chí của giao tiếp hiệu quả được nhiều chuyên gia chứng minh là hãy diễn đạt thật ngắn gọn, súc tích nhất có thể. Việc nói chuyện lan man, không đúng chủ đề chỉ khiến đối phương hoang mang, thậm chí khó chịu và không muốn tiếp tục trò chuyện với bạn nữa.
  • Cẩn trọng trong lời nói: Cần nhớ rằng những ngôn từ mà bạn sử dụng để giao tiếp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thông điệp mà bạn muốn gửi gắm. Vì vậy, hãy sử dụng những cụm từ dễ hiểu, mang ý nghĩa tích cực. 
  • Luôn đồng cảm: Khi lắng nghe đối phương chia sẻ, bạn hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu tâm trạng cũng như quan điểm. Nhờ đó mà kết quả cuộc giao tiếp được cải thiện đáng kể.
  • Không ngắt lời. Như đã phân tích ở trên, bạn cần nhớ nguyên trắc hãy để người kia trình bày xong vấn đề rồi đến lượt mình nêu quan điểm
  • Không ngại đặt câu hỏi: Nếu bạn chưa hiểu ý mà đối phương đang nói thì đừng ngại hỏi lại để tránh hiểu lầm và duy trì câu chuyện theo đúng hướng.
  • Tận dụng ngôn ngữ cơ thể: Các cử chỉ như nụ cười, nháy mắt, di chuyển của tay cũng góp phần diễn đạt ý nghĩ của bạn một cách trọn vẹn. Do đó đừng ngại việc tận dụng các phương tiện này trong giao tiếp.
cách khắc phục những thói quen xấu khi giao tiếp
Cách khắc phục những thói quen xấu khi giao tiếp

Như vậy, Vua Nệm đã giúp bạn chỉ ra các thói quen xấu trong giao tiếp phổ biến hiện nay và phương pháp cải thiện hiệu quả. Hãy tận dụng chìa khoá giao tiếp để chinh phục ngưỡng cửa của sự thành công bạn nhé!

>>>Mời bạn đọc thêm: 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.