Chuyện quanh ta

Hướng dẫn cách cúng đầy tháng, nghi thức cúng chuẩn nhất 

CẬP NHẬT 28/07/2022 | BỞI Tôn Vân

Lễ cúng đầy tháng hay lễ cúng tạ bà mụ là một nghi thức tâm linh vô cùng đặc trưng trong tín ngưỡng của người Việt Nam, đánh dấu thời điểm trẻ được tròn 1 tháng kể từ lúc sinh ra. Tùy theo giới tính, vùng miền mà nghi thức cúng có một vài nét khác biệt. Dưới đây, Vua nệm sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách cúng đầy tháng và nghi thức cúng  chuẩn nhất, tránh phạm phải điềm kiêng kỵ trong ngày quan trọng này của con. 

1. Nguồn gốc lễ cúng đầy tháng 

Người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cũng như thời điểm nghi thức này bắt đầu được thực hiện rộng rãi do tùy mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những câu chuyện dân gian truyền miệng khác nhau về nghi thức này. Nhìn chung, các câu chuyện đều nhắc tới 2 nhân vật là bà Mụ và Đức Ông – những người đã giúp tạo nắn ra hình hài đứa bé và gửi đến cho các gia đình mong con. 

Phổ biến nhất là phiên bản sự tích 12 Bà Mụ. Theo đó, mỗi đứa trẻ được sinh ra đời đều được nặn bởi bàn tay các vị Đại Tiên hay còn gọi là 12 Bà Mụ. Mỗi bà mụ sẽ nặn ra 1 bộ phận của đứa trẻ, do đó xấu hay đẹp đều bởi bàn tay của các bà. 

Lễ cúng đầy tháng sẽ được tổ chức sau khi bé tròn 1 tháng tuổi để tạ các bà Mụ, đức Ông đã theo dõi và phù hộ mẹ tròn con vuông. Bên cạnh đó, đây còn là bữa tiệc để ra mắt thành viên mới trong gia đình với tất mọi người, chòm xóm xung quanh. Buổi tiệc này như một cách chính thức để công nhận sự hiện diện diện của đứa trẻ cũng như đón nhận sự chúc phúc từ người lớn. 

cách cúng đầy tháng cho bé trai
Buổi tiệc này như một cách chính thức để công nhận sự hiện diện diện của đứa trẻ

2. Cúng đầy tháng đúng ngày được không?

Theo quan niệm của người xưa, ngày đầy tháng sẽ dựa trên lịch âm và có sự khác biệt trong cách tính giữa bé trai và bé gái. Phương pháp tính này sẽ dựa trên nguyên tắc “nam trồi 2 nữ sụt 1”, tức ngày cúng đầy tháng của bé trai sẽ được cộng thêm 2 ngày (âm lịch), trong khi ngày cúng đầy tháng của bé gái sẽ được trừ bớt 1 ngày. Chẳng hạn: 

  • Nếu bé trai sinh vào ngày 10/2 âm lịch thì ngày cúng mụ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 12/3 âm lịch.
  • Nếu bé gái sinh vào ngày 10/2 âm lịch thì ngày cúng mụ đầy tháng sẽ được tổ chức trước 1 ngày, tức 9/2 âm lịch.  

Ý nghĩa của phương tính này là dựa trên quan điểm đàn ông phải tiến về trước thì cuộc sống sau này mới thành đạt, sung túc trong khi phụ nữ cần phải biết mềm mỏng, nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. 

Cuộc sống dù có bận rộn cách mấy thì ba mẹ cũng nên làm lễ cúng mụ đầy tháng cho trẻ vào đúng ngày, tránh tổ chức cúng cho bé dựa trên thời gian rảnh, chẳng hạn ngày cuối tuần, để các thành viên trong dòng họ có thể tụ họp đầy đủ. Điều này thể hiện tâm thế thiếu thành kính với bà Mụ và đức Ông.

Tốt hơn hết, mẹ nên tiến hành tổ chức đúng ngày, sau đó tìm một ngày phù hợp khác để mời bạn bè, họ hàng đến chung vui sau. Một lưu ý nữa là nghi thức làm lễ cúng đầy tháng cho bé nên được tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. 

cách cúng đầy tháng bé trai
Cuộc sống dù có bận rộn cách mấy thì ba mẹ cũng nên làm lễ cúng mụ đầy tháng cho trẻ vào đúng ngày

3. Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Có sự khác biệt nhất định trong cách trình bày mân cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai. Dưới đây, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách để chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chính xác, tránh nhầm lẫn.

3.1 Mâm cúng đầy tháng bé gái

Bên cạnh khác biệt so với bé trái, thì mầm cúng đầy tháng của bé gái còn có sự khác biệt giữa các vùng miền, rõ rệt nhất là giữa miền Bắc và miền Trung. Dù vậy, ba mẹ vẫn có thể chuẩn bị 1 mâm cúng đầy tháng cho con một cách chung, không phân biệt vùng miền. Những món đồ cúng cần có là:

  • Hương nhang
  • Nến
  • Hoa quả (nên chọn ít nhất 5 loại hoa quả có kích thước vừa và nhỏ chẳng hạn như quýt, đủ, xoài, mãng cầu, chuối, táo,…)
  • Hoa tươi (có thể chọn tùy thích các loại hoa, phổ biến nhất là hoa hồng, hoa ly, hoa cát tường,….)
  • Gạo tẻ 
  • Muối hạt sạch 
  • 12 chén nước lọc 
  • 12 chén rượu nếp 
  • Trầu cau (tem trầu cánh phượng)
  • 1 con gà luộc 
  • Thịt lợn quay hoặc 1 con lợn quay 
  • 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn xôi đậu xanh (hoặc xôi gấc)
  • 12 đĩa kẹo bánh
  • 12 chén chè trôi nước 
  • Giấy cúng đầy tháng (gồm có mâm hài và đồ cho bà mụ và bà chúa), tiền vàng mã
  • Ngoài ra cần chuẩn bị thêm chén, dĩa, muỗng và đũa
cách cúng đầy tháng cho bé gái
Mâm cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản

Về cách bày mâm cúng, các lễ vật cúng cho bé gái sẽ được sắp xếp đối xứng ở 2 bên bàn, một bàn nhỏ và một bàn to. Đồ cúng cho 12 bà Mụ sẽ được đặt ở bàn to, trong khi bàn nhỏ sẽ được sử dụng để bày đồ cúng Đức Ông. 2 bàn này sẽ được đặt cách nhau khoảng 10 phân. 

Tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ bày các loại chè khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chè trôi nước. Giấy độ thế nữ cũng được sử dụng để cầu bình an, chúc phúc cho bé. Trước khi bắt đầu cúng cho con, các thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ, nhất là chù nhà. Lễ cúng đầy tháng cho bé nên được làm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, không nên làm khi trời đã quá tối. 

3.2 Mâm cúng đầy tháng bé trai

Tương tự như bé gái, mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần chia thành 2 mâm để chuẩn bị, bao gồm 1 mâm cúng cho bà Mụ và 1 mâm cúng cho Đức Ông. 

Các món đồ cần có trong mâm cúng 12 bà Mụ là: 

  • 12 chén chè đậu trắng nhỏ.
  • 12 đĩa xôi nhỏ.
  • 12 đĩa thịt quay  (khoảng 2kg thịt quay chia nhỏ ra 12 đĩa).
  • 12 chén cháo nhỏ.
  • 12 ly nước.
  • 2 đĩa bánh hỏi.
  • 12 đĩa bánh kẹo cho trẻ con.
  • Hàng mã, giấy tiền.

Các món đồ cần có trong mâm cúng Đức Ông là: 

  • 1 con gà luộc tréo cánh
  • 1 tô cháo lớn
  • 1 tô chè lớn
  • 3 đĩa xôi lớn
  • Thịt heo quay
  • 1 đĩa hoa quả (bao gồm 5 loại quả bất kỳ, nên chọn các trái có kích nhỏ đến vừa).
  • Trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

Bên cạnh các món đồ cúng dành mụ Bà và Đức Ông thì lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai còn cần các món đồ sau:

  • 12 chén chè nhỏ, 3 tô chè lớn
  • 13 đĩa xôi nhỏ và 3 đĩa xôi lớn (xôi gấc hoặc xôi vò hoặc xôi đậu xanh tùy vùng miền)
  • 1 con gà luộc
  • Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc)
  • Hoa tươi, nhang, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo
  • 1 bộ đồ hình thế (ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé)
  • 13 miếng trầu cánh phượng
  • 13 đôi hài
  • 13 bộ váy áo đẹp
  • 13 nén vàng
cách cúng đầy tháng bé trai đơn giản
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai

Lưu ý là các đĩa xôi, miềng trầu têm, đôi hài, váy áo và nén vàng phải làm giống nhau 

Cũng tương tự như cách sắp xếp đồ cúng cho bé gái, gia chủ sẽ chia thành 2 mâm, một mâm lớn và một mâm nhỏ. Mâm lớn đặt đồ cúng bà Mụ, mâm nhỏ dành cho đức Ông, 2 mâm không cách nhau quá 10 phân. Lễ vật cúng 12 bà Mụ sẽ đặt ở mâm cao hơn. 

>> XEM THÊM: Tất tần tật về lễ cúng thôi nôi và cách chuẩn bị 

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan tới cách cúng đầy tháng dành cho bé gái, gái trai. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày cúng đầy tháng của bé yêu nhà mình nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân